IPU 132: "Thế giới ảo" tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm

VOV.VN - Các tổ chức khủng bố, tình báo “ẩn mình” trong thế giới ảo và họ có thể có trong tay mọi thông tin của cá nhân, tổ chức mà họ nhắm vào.

Tại phiên thảo luận chủ đề “Dân chủ trong kỷ nguyên công nghệ số và sự đe dọa quyền riêng tư và các quyền tự do cá nhân cơ bản”, diễn ra sáng 1/4 trong khuôn khổ Đại hội đồng Liên minh Nghị viện Thế giới lần thứ 132 (IPU 132), các đại biểu đều nhấn mạnh: Công nghệ số hiện đang có sự phát triển mạnh mẽ, làm cho xã hội được minh bạch hơn; song điều này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, mối nguy hiểm cho bất cứ cá nhân và tổ chức nào.

Công nghệ số giúp xã hội minh bạch

Các đại biểu đều khẳng định, công nghệ số góp phần to lớn vào việc thúc đẩy sự phát triển của xã hội, khiến cho những quyết sách đưa ra được minh bạch, nhận được sự phản biện tích cực của xã hội. Những chính sách được đưa lên mạng có sức lan tỏa vô cùng nhanh chóng, tác động sâu sắc tới xã hội.


Đại biểu tham dự IPU-132 
Nghị sĩ tới từ Các Tiểu Vương quốc Ả-Rập Thống nhất cho biết, dân chủ có sự liên quan chặt chẽ tới sự phát triển của các quốc gia, trong đó công nghệ số đóng vai trò hết sức quan trọng, mang lại nhiều tiện ích. Đại diện Hàn Quốc cho rằng, Quốc hội Hàn Quốc có trang web riêng để cung cấp thông tin cho người dân một cách kịp thời, chính xác và khuyến khích sự tham gia của người dân và cộng đồng mạng. Quốc hội Hàn Quốc coi kênh này như là một phương tiện đắc lực tuyên truyền cho người dân những thông tin minh bạch, bác bỏ những thông tin xấu gây nhiễu.

Đại diện Việt Nam – ông Lê Minh Thông, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, cũng khẳng định: Việt Nam đề cao dân chủ, nhân quyền, tôn trọng và bảo đảm quyền con người theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Hiện Việt Nam có khoảng 33 triệu người sử sụng Internet, hàng chục báo điện tử và hàng trăm trang mạng cùng với hàng triệu người sử dụng các mạng xã hội. Khẳng định phát triển công nghệ số là khách quan, Quốc hội Việt Nam đã tích cực xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về công nghệ số, cũng như bảo vệ quyền dân chủ, riêng tư cá nhân.

Tiềm ẩn nhiều mối nguy hại

Các đại biểu nhấn mạnh, bên cạnh những mặt tích cực, những thông tin tự do, trôi nổi trên mạng không có sự kiểm soát cũng theo đó được truyền bá rất nhanh, tác động trực tiếp tới xã hội, gây nhiễu loạn thông tin và tác động xấu đến vấn đề ra quyết sách của Chính phủ. Thế giới đã từng có nhiều vụ bê bối từ việc lợi dụng thông tin cá nhân, đây là bài học cho bất cứ Chính phủ và cá nhân nào.

Đại diện Ấn Độ thừa nhận, thông tin không được kiểm soát ảnh hưởng đến quyền riêng tư cá nhân, tác động đến vấn đề nhân quyền. Người dân sẽ không thoải mái khi tham gia mạng xã hội khi thông tin cá nhân bị xâm phạm và bất kỳ ai cũng có thể biết thông tin riêng tư của họ. Điều này rất nguy hiểm, nhất là với phụ nữ và trẻ em. “Liệu có cho trẻ em tiếp cận mạng xã hội hay không?” – đại biểu này đặt vấn đề.

Đại diện tới từ Bỉ cho biết, các tổ chức khủng bố, tình báo “ẩn mình” trong thế giới ảo và họ có thể có trong tay mọi thông tin của cá nhân, tổ chức mà họ nhắm vào. Điều này không những vi phạm quyền tự do cá nhân, dân chủ, nhân quyền mà còn gây nguy hiểm cho xã hội.

Làm sao để bảo bảo đảm an ninh mạng?

Các đại biểu đều thống nhất cho rằng, cần xây dựng cơ chế luật pháp để xử lý việc lợi dụng công nghệ thông tin để xâm phạm dân chủ, nhân quyền. Trong đó vai trò của Nghị viện là rất quan trọng. Các Nghị viện cần tăng cường hơn nữa trong vấn đề này, một mặt bảo đảm an ninh quốc gia, mặt khác bảo đảm thông tin được đưa lên mạng không bị sử dụng sai trái.

Chuyên gia của Ủy ban về Dân chủ và Nhân quyền của IPU đánh giá cao mô hình của Bỉ, đó là Quốc hội có một Ủy ban giám sát các hoạt động của các cơ quan tình báo của quốc gia. Theo đó, Ủy ban này cần giám sát tất cả các hoạt động thu thập tin tức tình báo đang diễn ra theo thẩm quyền.

Theo đại diện Ấn Độ, nước này có Luật công nghệ thông tin được thông qua năm 2000, trong đó có điều khoản ghi quy định việc sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng để trao đổi thông tin. “Công nghệ số giúp tăng cường sự minh bạch trong Chính phủ, song cần giải quyết mối đe dọa đối với quyền tự do cá nhân của con người, nhất là phụ nữ và trẻ em” – nghị sĩ Ấn độ chia sẻ.

Nữ nghị sĩ tới từ Hàn Quốc đề xuất: “Cần có biện pháp để quản lý thông tin được đưa lên mạng, cần có khung pháp lý rõ ràng để bảo đảm thông tin được chính xác, tránh gây xáo trộn xã hội”.

Trong khi đó, đại diện Các Tiểu Vương quốc Ả-rập Thống nhất nhấn mạnh vai trò của thanh thiếu niên rất quan trọng, vì đây là lực lượng đông đảo tham gia cộng động mạng, theo đó cần lưu ý giáo dục nhóm đối tượng này./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

IPU 132 thảo luận thách thức chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em
IPU 132 thảo luận thách thức chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em

VOV.VN - Các đại biểu nhấn mạnh đẩy mạnh thông tin tuyên truyền, huy động nguồn lực tài chính và đưa ra các quy định về chăm sóc bà mẹ, trẻ em.

IPU 132 thảo luận thách thức chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em

IPU 132 thảo luận thách thức chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em

VOV.VN - Các đại biểu nhấn mạnh đẩy mạnh thông tin tuyên truyền, huy động nguồn lực tài chính và đưa ra các quy định về chăm sóc bà mẹ, trẻ em.

IPU 132: Tìm mô hình Tổng thư ký cho Quốc hội Việt Nam
IPU 132: Tìm mô hình Tổng thư ký cho Quốc hội Việt Nam

VOV.VN - Quốc hội Việt Nam mong muốn thông qua các phiên họp để có thể tìm kiếm được mô hình giúp việc cho Quốc hội hiệu quả hơn.

IPU 132: Tìm mô hình Tổng thư ký cho Quốc hội Việt Nam

IPU 132: Tìm mô hình Tổng thư ký cho Quốc hội Việt Nam

VOV.VN - Quốc hội Việt Nam mong muốn thông qua các phiên họp để có thể tìm kiếm được mô hình giúp việc cho Quốc hội hiệu quả hơn.

Việt Nam có tiếng nói quan trọng về bình đẳng giới tại IPU-132
Việt Nam có tiếng nói quan trọng về bình đẳng giới tại IPU-132

VOV.VN - Việt Nam tham gia tích cực và có hiệu quả vào các diễn đàn, trong đó đặc biệt nhấn mạnh tới bình đẳng giới.

Việt Nam có tiếng nói quan trọng về bình đẳng giới tại IPU-132

Việt Nam có tiếng nói quan trọng về bình đẳng giới tại IPU-132

VOV.VN - Việt Nam tham gia tích cực và có hiệu quả vào các diễn đàn, trong đó đặc biệt nhấn mạnh tới bình đẳng giới.

Nghị sĩ quốc tế dự IPU-132 thích thú với món Phở Việt Nam
Nghị sĩ quốc tế dự IPU-132 thích thú với món Phở Việt Nam

VOV.VN - Nghị sĩ Jessi Lintl chia sẻ: “Phở Hà Nội rất ngon và chúng tôi vô cùng thích thú khi thưởng thức món ăn này”.

Nghị sĩ quốc tế dự IPU-132 thích thú với món Phở Việt Nam

Nghị sĩ quốc tế dự IPU-132 thích thú với món Phở Việt Nam

VOV.VN - Nghị sĩ Jessi Lintl chia sẻ: “Phở Hà Nội rất ngon và chúng tôi vô cùng thích thú khi thưởng thức món ăn này”.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dự Tiệc chiêu đãi cấp Nhà nước IPU 132
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dự Tiệc chiêu đãi cấp Nhà nước IPU 132

VOV.VN - Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhiệt liệt chào mừng đại biểu của 166 Nghị viện và các vị khách quý tham dự IPU 132 tại Thủ đô Hà Nội.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dự Tiệc chiêu đãi cấp Nhà nước IPU 132

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dự Tiệc chiêu đãi cấp Nhà nước IPU 132

VOV.VN - Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhiệt liệt chào mừng đại biểu của 166 Nghị viện và các vị khách quý tham dự IPU 132 tại Thủ đô Hà Nội.

IPU 132: Trao đổi kinh nghiệm hoạt động của các Tổng Thư ký
IPU 132: Trao đổi kinh nghiệm hoạt động của các Tổng Thư ký

VOV.VN - Sáng 1/4, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia Mỹ Đình Hà Nội tiếp tục diễn ra phiên họp của Hiệp hội các Tổng thư ký Nghị viện ASGP.

IPU 132: Trao đổi kinh nghiệm hoạt động của các Tổng Thư ký

IPU 132: Trao đổi kinh nghiệm hoạt động của các Tổng Thư ký

VOV.VN - Sáng 1/4, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia Mỹ Đình Hà Nội tiếp tục diễn ra phiên họp của Hiệp hội các Tổng thư ký Nghị viện ASGP.