Thảm họa từ việc sử dụng thuốc diệt cỏ bừa bãi

VOV.VN - Thực trạng người dân Tây Bắc sử dụng thuốc BVTV một cách bừa bãi đang diễn ra nhức nhối nhưng các cơ quan vẫn lúng túng chưa có biện pháp quản lý.

Theo thống kê, trên địa bàn 5 tỉnh Tây Bắc gồm: Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai và Yên Bái, hiện có trên 1.000 cửa hàng, đại lý bán thuốc bảo vệ thực vật, đó là chưa kể các cửa hàng nhỏ lẻ ở địa bàn vùng sâu, vùng xa. Việc mua bán, sử dụng bừa bãi thuốc diệt cỏ đã và đang trở thành thảm họa không chỉ đối với người dân trực tiếp sử dụng mà còn đối với cả môi trường sống của đồng bào vùng cao Tây Bắc.Vậy ý kiến của các ngành chức năng và người dân về thảm họa này như thế nào?

Thuốc BVTV được bày bán như rau ngoài chợ vùng cao Tây Bắc, nhưng không ai để ý tới sự nguy hại của thuốc bảo vệ thực vật.

Bác sĩ Lương Hậu Tân, Giám đốc Trung tâm y tế huyện Mường Chà, nguyên là Trưởng khoa cấp cứu Bệnh viện Đa khoa tỉnh Điện Biên cho biết: Đối với bệnh nhân uống thuốc diệt cỏ có hợp chất Paraquat thì hậu quả tử vong gần như là chắc chắn, vì khó khăn chính không phải ở việc vận chuyển, cấp cứu ban đầu, mà chính là tổn thương này không ngăn chặn được. Bởi tổn thương do thuốc diệt cỏ có Paraquat rất nặng, gây tổn thương tế bào phổi, suy hô hấp không hồi phục được và dần dẫn đến suy đa tạng và tử vong. Có rất nhiều trường hợp xử lý cấp cứu, chuyển tuyến ngay lập tức, nhưng cũng không qua khỏi. Mức độ và khả năng ngăn chặn của y học hiện nay rất khó khăn.

Thạc sỹ Nguyễn Thế Dũng, Trưởng khoa Hồi sức – Chống độc, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Điện Biên cho biết: 90% ca ngộ độc Paraquat đều tử vong khi đến viện, số còn lại khó có khả năng phục hồi được đưa về địa phương cũng tử vong thời gian ngắn sau đó. Điều đáng lo ngại là trong 5 năm trở lại đây, xu hướng ngộ độc thuốc trừ cỏ đang có chiều hướng gia tăng, trung bình mỗi năm có từ 20 - 40 ca, riêng 8 tháng đầu năm 2017 đã tiếp nhận gần 30 ca.

“Việc quản lý của cơ quan chức năng với loại hóa chất này phải làm hết sức chặt chẽ và phải phối hợp với các chính quyền địa phương thì mới có thể loại được Paraquat ra khỏi môi trường. Bởi nó không những ảnh hưởng trực tiếp ngay đối với sức khỏe của những người sử dụng mà còn ảnh hưởng đến thế hệ sau. Mong rằng các cơ quan chức năng sẽ vào cuộc cộng với các phương tiện thông tin đại chúng phối hợp với ngành y tế thì mới có thể đưa ra giải pháp chung được”, bác sỹ Dũng cho hay.

Mua bán thuốc bảo vệ thực vật tại chợ phiên Sín Chéng.

Theo ông Đinh Đức Trung, Phó Đội trưởng Đội Quản lý thị trường số 10, huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai, hiện có hai hình thức chế tài đối với các trường hợp kinh doanh sai phạm này. Một là phạt tiền, hai là tịch thu hàng hóa. Nhưng cả hai đều không khả thi. Vì mức phạt đối với vi phạm trong kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật đều rất cao, trong khi giá trị của cả 1 sạp hàng của người dân thì không đáng kể nên có lập biên bản cũng không thể thu được tiền của họ. Còn áp dụng hình thức cứng rắn hơn là tịch thu hàng hóa thì cơ quan chức năng luôn gặp phải phản ứng, chống đối gay gắt từ phía người bán hàng. Và thậm chí nếu có xử lý được thì cũng chỉ như bắt cóc bỏ đĩa.

“Đúng quy định thì không được tham gia kinh doanh, nhưng cấm ngay lập tức thì chắc chắn người ta sẽ phản ứng. Đến bây giờ chúng tôi đi kiểm tra, họ nhìn từ xa thấy mình mặc đồng phục là đã giấu hàng đi rồi. Tuy nhiên, vì là người đồng bào ở vùng sâu vùng xa khó khăn như thế này nên chúng tôi cũng muốn tạo điều để hướng tới kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật, đồng thời tuyên truyền dần dần để họ tự giác thực hiện”, ông Đinh Đức Trung nói.

Ông Cà Văn Thỏa, phó Chủ tịch UBND xã Chiềng Lương, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La nhấn mạnh với chúng tôi rằng, ông vô cùng khẩn thiết đề nghị Nhà nước có quy định chặt chẽ trong việc quản lý loại thuốc này. Vì xã ông có trên 2.200 héc ta ngô và mía, thì toàn bộ diện tích này người dân đều dùng thuốc diệt cỏ khi đến mùa. Do vậy nó ảnh hưởng vô cùng lớn đến môi trường, nguồn nước và sức khỏe của người dân khi bà con phun thuốc bừa bãi.

“Bây giờ đã hiện rõ trước mắt là môi trường bị tàn phá, thậm chí là ảnh hưởng đến sức khỏe con người rồi. Tôi cũng mong muốn Nhà nước chúng ta cần quản lý chặt chẽ hơn, và nên quy định vùng nào, khu nào được phép phun. Đầu nguồn, đầu suối thì có thể phải có những cơ chế quản lý một cách nghiêm ngặt để nguồn nước bà con sử dụng được đảm bảo”, phó Chủ tịch UBND xã Chiềng Lương Cà Văn Thỏa cho biết.

Người đàn ông này cho biết: "Mình chỉ biết họ bán thì mình mua về dùng thôi, không biết nó độc hại thế nào, cả bản mình dùng mà".

Theo đánh giá của cơ quan chức năng Lào Cai, so với giai đoạn trước, số lượng thuốc bảo vệ thực vật ngoài danh mục tại Lào Cai đã giảm đáng kể, đặc biệt là thuốc có nguồn gốc từ Trung Quốc. Mặc dù vậy, do một bộ phận người dân vùng cao, nhất là người dân vùng giáp biên thường qua Trung Quốc làm ăn, vẫn đang có thói quen sử dụng thuốc bảo vệ thực vật của nước bạn. Mặt khác, đối với các loại cây trồng mới phát triển như chuối, dứa, thì thị trường trong nước cũng chưa có sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật đặc thù nào hiệu quả mà vẫn phải sử dụng sản phẩm từ bên kia biên giới. Chính thói quen tiêu dùng này đang  gây khó khăn trong quản lý thị trường thuốc bảo vệ thực vật tại vùng cao Lào Cai. 

Để tăng cường hiệu lực quản lý, theo một chuyên gia nông nghiệp tại Lào Cai, song song với việc các cơ quan chức năng tiếp tục siết chặt kiểm soát, ngăn chặn các mặt hàng thuốc bảo vệ thực vật ngoài danh mục, thì việc giải quyết hài hòa cung cầu, đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân, đặc biệt là người dân tại các địa phương vùng cao, trước hết phải trông cậy vào Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp vừa mới được kiện toàn.

Trước thực trạng việc mua bán và sử dụng tràn lan thuốc diệt cỏ có chứa chất Paraquat và 2.4D trên địa bàn các tỉnh Tây Bắc đã và đang dẫn đến hệ lụy hủy hoại sức khỏe con người, hủy hoại môi trường và hủy hoại thế hệ tương lai. Cách đây 7 tháng, vào ngày 8/2/2017, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Quyết định số 278 về việc loại bỏ thuốc bảo vệ thực vật chứa hoạt chất 2.4D và Paraquat ra khỏi danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam. Theo quyết định này gần 50 đầu mục thuốc có chứa hợp chất Paraquat lên đến 95% sẽ chỉ được sản xuất, nhập khẩu tối đa 1 năm, buôn bán, sử dụng tối đa 2 năm kể từ ngày quyết định có hiệu lực.

Qua các cuộc làm việc của phóng viên VOV Tây Bắc với ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn 5 tỉnh Tây Bắc thì đều cho thấy: Các tỉnh đã triển khai thực hiện Quyết định 278 của Bộ Nông nghiệp, bước đầu là tổ chức tuyên truyền và tập huấn cho các đại lý và người dân.

Tuy nhiên, cho đến khi triển khai Quyết định 278, tại tất cả các tỉnh Tây Bắc đều chưa có một văn bản chính thức nào của cơ quan quản lý chuyên ngành nghiên cứu, đánh giá ảnh hưởng tác động của nhóm thuốc diệt cỏ, trừ sâu được sử dụng trên địa bàn tỉnh đối với môi trường, nguồn nước, đất đai, cây cối và sức khỏe con người… Và vì thế, cũng chưa có địa phương nào có báo cáo đánh giá thực trạng mua bán và sử dụng thuốc diệt cỏ và biện pháp quản lý, khắc phục hậu quả, chấn chỉnh tình trạng mua bán và sử dụng bừa bãi thuốc diệt cỏ.

Ông Hoàng Trung, Cục trưởng cục bảo vệ thực vật - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cho biết: Bộ đã có quyết định 278 và để thực hiện cấm hẳn thuốc diệt cỏ có chứa các hợp chất này thì cần phải có lộ trình và thời gian, trên thế giới hiện vẫn còn 30 nước sử dụng thuốc diệt cỏ có chứa 2 hợp chất trên.

Nếu không có biện pháp quản lý thuốc BVTV một cách hợp lý, khoa học, việc dùng thuốc BVTV của người dân vùng núi Tây Bắc sẽ gây ra thảm họa lâu dài.

“Thông lệ quốc tế là khi loại bỏ bất kỳ một hoạt chất gì mà chúng ta đang sử dụng ra khỏi danh mục thì đều cần phải có lộ trình về thời gian. Những doanh nghiệp đang sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam thì cũng phải có thời gian nhất định để các doanh nghiệp đó xử lý nốt sản phẩm của họ. Vì mục đích bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng và người sản xuất, chúng ta đã đi trước 1 bước như vậy, nhưng theo quy định thì vẫn cần phải có lộ trình để các doanh nghiệp thích ứng với chính sách mới của chúng ta”, ông Hoàng Trung trần tình.

Một thực tế không thể làm ngơ, là từ ngày Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành Quyết định số 278 về việc loại bỏ thuốc bảo vệ thực vật chứa hoạt chất 2.4D và Paraquat ra khỏi danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam, nhằm hạn chế hậu quả đối với môi trường sống và sức khỏe con người, thì trên địa bàn 5 tỉnh Tây Bắc vẫn tiếp tục có thêm hàng trăm người chết và cấp cứu vì thuốc diệt cỏ.

Với việc quản lý lỏng lẻo của các ngành chức năng và các địa phương, người dân sử dụng bừa bãi, thì thời gian và quy trình như ông Cục trưởng Cục bảo vệ thực vật - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn vừa nói, liệu có thực sự phù hợp với điều kiện thực tế và nhận thức của bà con ở các tỉnh Tây Bắc? Bởi theo cách ông giải thích, mới chỉ thỏa đáng với lợi ích của doanh nghiệp! Đến ngày 8/2/2019, tức là sau khoảng thời gian hơn 1 năm 6 tháng nữa, thuốc diệt cỏ chứa hoạt chất Paraquat và 2.4D mới chính thức được cấm lưu hành. Có nghĩa là trong khoảng thời gian đó, “Sát thủ Thuốc diệt cỏ” vẫn công khai hiện hữu, tung hoành trên vùng cao Tây Bắc, đe dọa môi trường sống và mạng sống của biết bao nhiêu người.

Thực tế này đang là lời cảnh báo đối với môi trường sống vùng cao Tây Bắc./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bị anh rể xâm hại, em vợ uống thuốc diệt cỏ
Bị anh rể xâm hại, em vợ uống thuốc diệt cỏ

Đến nhà mẹ vợ tìm vợ nhưng chỉ thấy em H. ở nhà, Nguyễn Hữu Hoài đã ôm lấy em định giở trò nhưng bé H. quyết liệt chống cự, rồi uống thuốc diệt cỏ vì uất ức.

Bị anh rể xâm hại, em vợ uống thuốc diệt cỏ

Bị anh rể xâm hại, em vợ uống thuốc diệt cỏ

Đến nhà mẹ vợ tìm vợ nhưng chỉ thấy em H. ở nhà, Nguyễn Hữu Hoài đã ôm lấy em định giở trò nhưng bé H. quyết liệt chống cự, rồi uống thuốc diệt cỏ vì uất ức.

Dân bức xúc khi công nhân dùng thuốc diệt cỏ dọn hành lang Quốc lộ 1A
Dân bức xúc khi công nhân dùng thuốc diệt cỏ dọn hành lang Quốc lộ 1A

VOV.VN - Phía đơn vị quản lý cho rằng, những công nhân làm việc này phải chịu trách nhiệm và tự bỏ tiền nộp phạt.

Dân bức xúc khi công nhân dùng thuốc diệt cỏ dọn hành lang Quốc lộ 1A

Dân bức xúc khi công nhân dùng thuốc diệt cỏ dọn hành lang Quốc lộ 1A

VOV.VN - Phía đơn vị quản lý cho rằng, những công nhân làm việc này phải chịu trách nhiệm và tự bỏ tiền nộp phạt.

Mâu thuẫn với vợ, chồng ép 2 con nhỏ cùng uống thuốc diệt cỏ quyên sinh
Mâu thuẫn với vợ, chồng ép 2 con nhỏ cùng uống thuốc diệt cỏ quyên sinh

Do mâu thuẫn với vợ, người chồng mua thuốc diệt cỏ bắt 2 con nhỏ cùng uống làm cả 3 tử vong.

Mâu thuẫn với vợ, chồng ép 2 con nhỏ cùng uống thuốc diệt cỏ quyên sinh

Mâu thuẫn với vợ, chồng ép 2 con nhỏ cùng uống thuốc diệt cỏ quyên sinh

Do mâu thuẫn với vợ, người chồng mua thuốc diệt cỏ bắt 2 con nhỏ cùng uống làm cả 3 tử vong.

Mâu thuẫn gia đình, một học sinh lớp 10 uống thuốc diệt cỏ tự tử
Mâu thuẫn gia đình, một học sinh lớp 10 uống thuốc diệt cỏ tự tử

VOV.VN - Mâu thuẫn với các thành viên trong gia đình, Ngọc đã uống chai thuốc diệt cỏ của gia đình mua sẵn từ trước để phun cỏ ruộng.

Mâu thuẫn gia đình, một học sinh lớp 10 uống thuốc diệt cỏ tự tử

Mâu thuẫn gia đình, một học sinh lớp 10 uống thuốc diệt cỏ tự tử

VOV.VN - Mâu thuẫn với các thành viên trong gia đình, Ngọc đã uống chai thuốc diệt cỏ của gia đình mua sẵn từ trước để phun cỏ ruộng.

Thuốc diệt cỏ - “sát thủ” vùng Tây Bắc
Thuốc diệt cỏ - “sát thủ” vùng Tây Bắc

VOV.VN - Thực tế ở vùng cao Tây Bắc hiện nay, việc mua bán, sử dụng thuốc diệt cỏ đang diễn ra tràn lan, tùy tiện, với những hậu quả hết sức đau lòng.

Thuốc diệt cỏ - “sát thủ” vùng Tây Bắc

Thuốc diệt cỏ - “sát thủ” vùng Tây Bắc

VOV.VN - Thực tế ở vùng cao Tây Bắc hiện nay, việc mua bán, sử dụng thuốc diệt cỏ đang diễn ra tràn lan, tùy tiện, với những hậu quả hết sức đau lòng.

Đắk Lắk: Nghi án hai vợ chồng bị đầu độc bằng thuốc diệt cỏ
Đắk Lắk: Nghi án hai vợ chồng bị đầu độc bằng thuốc diệt cỏ

Sau khi uống nước, vợ chồng anh Bảo thấy đau bụng, buồn ói nên kiểm tra và phát hiện nước trong can có màu xanh, nên nghi có người đã đầu độc mình.

Đắk Lắk: Nghi án hai vợ chồng bị đầu độc bằng thuốc diệt cỏ

Đắk Lắk: Nghi án hai vợ chồng bị đầu độc bằng thuốc diệt cỏ

Sau khi uống nước, vợ chồng anh Bảo thấy đau bụng, buồn ói nên kiểm tra và phát hiện nước trong can có màu xanh, nên nghi có người đã đầu độc mình.

Cãi nhau với vợ, chồng cho 2 con uống thuốc diệt cỏ cùng chết
Cãi nhau với vợ, chồng cho 2 con uống thuốc diệt cỏ cùng chết

VOV.VN - Mâu thuẫn vợ chồng lên đến đỉnh điểm, ông bố quẫn trí cho 2 đứa con uống thuốc diệt cỏ cùng chết.  

Cãi nhau với vợ, chồng cho 2 con uống thuốc diệt cỏ cùng chết

Cãi nhau với vợ, chồng cho 2 con uống thuốc diệt cỏ cùng chết

VOV.VN - Mâu thuẫn vợ chồng lên đến đỉnh điểm, ông bố quẫn trí cho 2 đứa con uống thuốc diệt cỏ cùng chết.  

Nghi án 1 thanh niên bị chủ nợ ép uống thuốc diệt cỏ
Nghi án 1 thanh niên bị chủ nợ ép uống thuốc diệt cỏ

Công an huyện An Lão (Hải Phòng) đang làm rõ vụ một thanh niên tử vong bất thường. Gia đình cho rằng thanh niên này bị chủ nợ ép uống thuốc diệt cỏ.

Nghi án 1 thanh niên bị chủ nợ ép uống thuốc diệt cỏ

Nghi án 1 thanh niên bị chủ nợ ép uống thuốc diệt cỏ

Công an huyện An Lão (Hải Phòng) đang làm rõ vụ một thanh niên tử vong bất thường. Gia đình cho rằng thanh niên này bị chủ nợ ép uống thuốc diệt cỏ.

Chủ tịch công ty uống thuốc diệt cỏ trước hàng trăm người
Chủ tịch công ty uống thuốc diệt cỏ trước hàng trăm người

Để chứng minh loại thuốc diệt cỏ làm từ thảo dược của mình an toàn cho người, chủ nhân đã uống thuốc diệt cỏ trước hàng trăm người

Chủ tịch công ty uống thuốc diệt cỏ trước hàng trăm người

Chủ tịch công ty uống thuốc diệt cỏ trước hàng trăm người

Để chứng minh loại thuốc diệt cỏ làm từ thảo dược của mình an toàn cho người, chủ nhân đã uống thuốc diệt cỏ trước hàng trăm người

Mất 7 nghìn đồng, mẹ bắt 2 con trai uống thuốc diệt cỏ
Mất 7 nghìn đồng, mẹ bắt 2 con trai uống thuốc diệt cỏ

Không tìm thấy tiền thừa sau khi đi mua sữa cho con, L. bắt hai con trai thắt cổ, uống thuốc diệt cỏ.

Mất 7 nghìn đồng, mẹ bắt 2 con trai uống thuốc diệt cỏ

Mất 7 nghìn đồng, mẹ bắt 2 con trai uống thuốc diệt cỏ

Không tìm thấy tiền thừa sau khi đi mua sữa cho con, L. bắt hai con trai thắt cổ, uống thuốc diệt cỏ.