Thưa thầy Hoàng Như Mai…

VOV.VN -“Con xin có mấy dòng này, như nén tâm nhang kính viếng hương hồn thầy cùng chia buồn sâu sắc với cô và gia quyến”.

Học năm thứ 3, Đại học Tổng hợp Văn khóa 1966 – 1970, tôi được thầy Hoàng Như Mai hướng dẫn viết khóa luận. Đề tài tôi chọn là tìm hiểu kịch Nguyễn Vũ. Tuy không lớn, không đồ sộ, nhưng theo thầy là nóng hổi, vì tác giả phản ánh công cuộc chống Mỹ cứu nước của dân tộc.

Một nguyên nhân học thuật là kịch ngắn Nguyễn Vũ cô đọng, ít tuyến nhân vật, thậm chí có vở có 2 nhân vật mà vẫn hấp dẫn, vẫn mang hiện thực cuộc sống và đầy đủ thang nấc phát triển tính cách nhân vật. Cái hay của kịch Nguyễn Vũ là ở chỗ đó, cái cần khảo sát, tim hiểu là chỗ đó.

Lúc đầu chần chừ, nhưng nghe thầy nói quá hay, tôi nhận đề tài và viết đề cương khóa luận.

Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân Hoàng Như Mai phát biểu tại một cuộc hội thảo (Ảnh: Tuoitre)

Thế hệ sinh viên Văn khoa chúng tôi thật may mắn được học với những người thầy nổi tiếng trong giới khoa học xã hội nhân văn, nói như cố thủ tướng Phạm Văn Đồng là “thầy ra thầy”: Hoàng Xuân Nhị, Hoàng Như Mai, Đinh Gia Khánh, Tôn Gia Ngân, Hà Minh Đức, Lê Đình Kỵ, Hoàng Hữu Yên, Nguyễn Văn Khỏa, Nguyễn Tài Cẩn, Phan Cự Đệ, Đặng Thị Hạnh, Hồng Sâm…Trong đó có hai thầy khi giảng bài, sinh viên chúng tôi không ghi được chữ nào, chỉ lắng nghe, hay nói cách khác là bị hút hồn vào bài giảng của thầy. Đó là thầy Đinh Gia Khánh và Hoàng Như Mai.

Thầy Hoàng Như Mai giảng về Văn học Việt Nam hiện đại. Chúng tôi mê nhất là nghe thầy nói về thơ. Chỉ có bài thơ “Thăm lúa” của nhà thơ Trần Hữu Thung mà thầy giảng cả một buổi sáng. Thầy phân tích về hình tượng nhân vật thơ trong thơ hiện đại thông qua anh bộ đội và cô vợ trẻ giữa cánh đồng “lúa chín không đều”.

Chỉ có câu thơ bình dị “Lúa níu anh trật dép/Anh cúi sửa vội vàng” mà thầy chẻ nhỏ, cắt lát một hành động để thấy hết cái dung dị, cái tình quyến luyến của kẻ ở người đi. Thấy chúng tôi im phăng phắc, thầy khẻ nhắc: “Các em phải ghi chép đi chứ”. Thưa thầy, chúng em không ghi mà nhớ hết, nhớ kỹ. Em vẫn nhớ cho đến tận bây giờ, thầy ơi.

Mùa hè năm 1969, tôi ở nơi sơ tán Tràng Dương, Đại Từ, Thái Nguyên về Hà Nội nộp khóa luận cho thầy. Hà Nội thời ấy vắng lắm. Nhà thầy ở cuối phố Quang Trung gặp Nguyễn Du, chỉ vài trăm bước chân là được hóng mát bên hồ Thiền Quang. Tôi ngồi đợi, vợ của thầy mảnh dẻ, phúc hậu mời tôi chén nước mát lành. Hai cô con gái của thầy cô thấy chàng sinh viên mới lạ, liền ngồi vào góc bàn thì thào to nhỏ với nhau.

Quê tôi ở miền đất lửa Vĩnh Linh. Tôi cùng bạn bè đội bom, đi bộ một mạch ra Tràng Dương vào giảng đường Đại học nên chưa một lần được thư giãn giữa phố lớn, nhất là Hà Nội. Tôi đang nghĩ mông lung thì thầy về. Thầy Hoàng Như Mai khẽ bảo tôi: “Con ngồi lại đây”. Ở trường, sinh viên chúng tôi gọi thầy, xưng em, nên khi nghe thầy kêu “con” tôi không khỏi ngỡ ngàng. Thầy biết quê tôi xa xôi, lại đang có chiến tranh ác liệt nên gọi thế cho ấm lòng trò chăng? Tôi chỉ biết, thầy chỉ kém ba tôi một tuổi. Ba tôi mất từ năm 1949 nên khi nghe thầy gọi “con” thấy ấm áp lạ thường.

Thầy đọc kỹ khóa luận của tôi, chữa từng chữ, từng dòng. Thầy bảo cái cốt lõi của kịch là xung đột, là tình huống, từ đó bật ra tính cách nhân vật. Với kịch ngắn, xây dựng tính cách nhân vật rất khó, thể hiện xung đột càng khó hơn. Viết không khéo sẽ là xung đột giả tạo, cho nên tình huống kịch lại đóng vai trò không kém phần quan trọng.

Vui chuyện, thầy kể cho tôi nghe hồi kháng chiến chống Pháp thầy hoạt động văn hóa, văn nghệ ở Việt Bắc. Trong hoàn cảnh thời chiến thầy vừa sáng tác kịch bản, thường là những vở kịch cương, vừa là đạo diễn, vừa là diễn viên. Có lần thầy Hoàng Như Mai đóng vai anh cán bộ trên đường công tác. Bước ra giữa sân khấu dã chiến, chẳng may tấm ván kê làm sàn sân khấu bị mục, gãy đôi, thầy tụt xuống dưới. Cả đội kịch hốt hoảng, khán giả chưa biết điều gì xẩy ra thì thầy liền gọi một diễn viên khác kéo lên.

Thầy vịn vai người đóng thế thật chắc, vì một chân đang bị đau, nhưng cười vui vẻ: “đi đường là phải cẩn thận đồng chí ạ. Lơ mơ là rơi xuống hố như tôi đấy”. Tưởng thật, khán giả vỗ tay rôm rả. Anh chị em trong đội kịch cương được phen hú vía. Thầy dặn: tình huống trong kịch có khi là tất yếu, nhiều lúc là ngẫu nhiên. Cái tài của tác giả kịch bản là biến cái ngẫu nhiên như là tất yếu. Nguyễn Vũ giỏi là ở chỗ ấy đấy. Về Hà Nội, thầy bận rộn hơn nơi sơ tán nhiều, mà thầy dành cho tôi cả một giờ.

Thầy ơi, một giờ hôm ấy mà con nhớ mãi, nhớ cả một đời…

Sáng nay, Hà Nội se lạnh trong cơn gió đông bắc đầu mùa. Ngã ba Quang Trung – Nguyễn Du vẫn ồn ả dòng người qua lại. Qua trang báo Thanh Niên con đọc dòng tin “Một người thầy lớn đã ra đi” - Giáo sư Hoàng Như Mai đã vĩnh biệt cõi đời, vĩnh biệt chúng ta hồi 15 giờ 30 phút ngày 27 tháng 9 năm 2013 tại thành phố Hồ Chi Minh, hưởng thọ 94 tuổi.

Trong cơn đau buồn, thương nhớ, con xin có mấy dòng này, qua Báo điện tử Đài Tiếng nói Việt Nam, như nén tâm nhang kính viếng hương hồn thầy cùng chia buồn sâu sắc với cô và gia quyến./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

“Văn học cổ cận đại Việt Nam” hướng đến giới trẻ
“Văn học cổ cận đại Việt Nam” hướng đến giới trẻ

VOV.VN -“Văn học cổ cận đại Việt Nam - Từ góc nhìn văn hóa đến các mã nghệ thuật” là một công trình nghiên cứu tầm cỡ có giá trị và ý nghĩa.

“Văn học cổ cận đại Việt Nam” hướng đến giới trẻ

“Văn học cổ cận đại Việt Nam” hướng đến giới trẻ

VOV.VN -“Văn học cổ cận đại Việt Nam - Từ góc nhìn văn hóa đến các mã nghệ thuật” là một công trình nghiên cứu tầm cỡ có giá trị và ý nghĩa.

Tác giả “Rừng Na Uy” được kỳ vọng giành Nobel Văn học 2013
Tác giả “Rừng Na Uy” được kỳ vọng giành Nobel Văn học 2013

VOV.VN - Dù đã nhiều lần lỡ hẹn với giải thưởng nhưng Haruki Murakami vẫn là cái tên được mong chờ nhất giải Nobel Văn học năm 2013.

Tác giả “Rừng Na Uy” được kỳ vọng giành Nobel Văn học 2013

Tác giả “Rừng Na Uy” được kỳ vọng giành Nobel Văn học 2013

VOV.VN - Dù đã nhiều lần lỡ hẹn với giải thưởng nhưng Haruki Murakami vẫn là cái tên được mong chờ nhất giải Nobel Văn học năm 2013.

Nhà văn Võ Thị Hảo tham gia "bàn tròn" về văn học giả tưởng
Nhà văn Võ Thị Hảo tham gia "bàn tròn" về văn học giả tưởng

(VOV) - Cùng với nhà văn Hà Thủy Nguyên và các nhà văn Châu Âu, nhà văn Võ Thị Hảo đã có buổi tranh luận và chia sẻ về thể loại văn học này.

Nhà văn Võ Thị Hảo tham gia "bàn tròn" về văn học giả tưởng

Nhà văn Võ Thị Hảo tham gia "bàn tròn" về văn học giả tưởng

(VOV) - Cùng với nhà văn Hà Thủy Nguyên và các nhà văn Châu Âu, nhà văn Võ Thị Hảo đã có buổi tranh luận và chia sẻ về thể loại văn học này.

Văn học nghệ thuật và cốt cách người Việt Nam
Văn học nghệ thuật và cốt cách người Việt Nam

VOV.VN- Cốt cách người Việt Nam khởi nguồn từ lời hát ru, từ ca dao tục ngữ. Văn học nghệ thuật kế thừa, phát triển những giá trị cao đẹp đó.

Văn học nghệ thuật và cốt cách người Việt Nam

Văn học nghệ thuật và cốt cách người Việt Nam

VOV.VN- Cốt cách người Việt Nam khởi nguồn từ lời hát ru, từ ca dao tục ngữ. Văn học nghệ thuật kế thừa, phát triển những giá trị cao đẹp đó.

 Tác phẩm văn học nhiều nhưng đọng lại chẳng bao nhiêu!
Tác phẩm văn học nhiều nhưng đọng lại chẳng bao nhiêu!

VOV.VN - “Nền văn học nghệ thuật của chúng ta còn mỏng, chưa có nền đủ lớn để thế hệ bây giờ đứng lên tiếp tục tung bút, tung tài năng".

 Tác phẩm văn học nhiều nhưng đọng lại chẳng bao nhiêu!

Tác phẩm văn học nhiều nhưng đọng lại chẳng bao nhiêu!

VOV.VN - “Nền văn học nghệ thuật của chúng ta còn mỏng, chưa có nền đủ lớn để thế hệ bây giờ đứng lên tiếp tục tung bút, tung tài năng".