"Tiền lương luôn chạy theo nhu cầu sống tối thiểu"

(VOV) -Ông Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội Quốc hội cho biết điều này khi đề cập chính sách tiền lương tối thiểu.

Những năm qua, chính sách tiền lương tối thiểu ở nước ta từng bước được đổi mới để phù hợp với kinh tế thị trường. Từ năm 2008 đến nay, Chính phủ đã 5 lần điều chỉnh mức lương tối thiểu chung đối với cán bộ, công chức và 6 lần điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng đối với các doanh nghiệp. Tuy nhiên hiện tại, mức lương tối thiểu vẫn chưa đáp ứng được mức sống tối thiểu của người lao động. Đâu là căn nguyên của vấn đề này?

Phóng viên VOV đã phỏng vấn ông Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội về vấn đề này.

PV: Thưa ông, xin ông cho biết hiện nay mức lương tối thiểu đang được tính dựa trên những yếu tố nào?

Ông Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội

Ông Bùi Sỹ Lợi: Tiền lương cơ bản, hay tiền lương tối thiểu của chúng ta hiện nay đang tính trên cơ sở xác định nhóm rổ hàng hóa để xác định nhu cầu của người lao động và có một phần để người lao động dùng cho nuôi đối tượng ăn theo. Thứ 2 là căn cứ vào đánh giá nhu cầu trên thị trường lao động. Thứ 3 là căn cứ vào tốc độ GDP và thứ 4 là căn cứ vào trượt giá.

Đó là phương pháp để tính toán. Còn tiền lương hiện nay chúng ta phải tách 2 làm khu vực. Khu vực sản xuất kinh doanh thì theo Bộ Luật lao động quy định từ 1/5/2013 này tiền lương là căn cứ vào nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ. Thứ 2 là tiền lương phải căn cứ vào điều kiện kinh tế xã hội. Khi mà kinh tế xã hội phát triển có nghĩa là năng suất lao động xã hội tăng lên, GDP tăng lên thì tiền lương cũng được điều chỉnh. Thứ 3 nữa là khi mà giá sinh hoạt thay đổi tiền lương cũng được điều chỉnh.

Trong khu vực sản xuất kinh doanh, hiện nay chúng ta xác định tiền lương tối thiểu căn cứ vào 3 yếu tố đó và phải chia theo các vùng. Khi 3 yếu tố tiền lương đó thay đổi, ảnh hưởng đến đời sống của người lao động thì Chính phủ phải điều chỉnh mức tiền lương tối thiểu để đảm bảo nhu cầu sống tối thiểu cho người lao động, căn cứ vào đề xuất của Hội đồng quốc gia về tiền lương.

Còn lương của khu vực hành chính xác định căn cứ vào trình độ phát triển kinh tế xã hội, tức là tốc độ tăng trưởng kinh tế; thứ 2 cũng phải căn cứ vào nhu cầu sống tổi thiểu của người lao động. Nhưng vấn đề quan trọng nhất của chúng ta hiện nay là lương của khu vực hành chính sự nghiệp là hoàn toàn căn cứ vào ngân sách Nhà nước, bởi vì tiền lương là thu nhập quốc dân trả cho người lao động thông qua số lượng và chất lượng lao động. Cho nên bây giờ chúng ta phải làm sao để xác định đúng vị trí việc làm của công chức. Anh ở vị trí nào thì lương đáp ứng nhu cầu đó.

PV: Chúng ta đang hướng tới mục tiêu là mức lương tối thiểu phải đảm bảo mức sống tối thiểu cho người lao động, song thực tế những năm qua cho thấy khoảng cách này còn quá xa. Vậy vấn đề này là gì, thưa ông?.

Ông Bùi Sỹ Lợi: Hiện nay không điều chỉnh được tiền lương là do năng suất lao động của chúng ta quá thấp. Năng suất lao động từ năm 2000 đến nay có xu thế giảm đi. Năm 2010, năng suất lao động cả xã hội của chúng ta là 4,4; đến 2011 còn có 3,8. Năng suất lao động giảm thì làm sao tiền lương tăng lên được và nhu cầu đời sống tăng lên được. Đây là cái bất hợp lý, cho nên tiền lương của chúng ta luôn luôn chạy theo nhu cầu sống tối thiểu.

Khu vực sản xuất kinh doanh dù chúng ta điều chỉnh thêm 17% từ 1/1/2013, nhưng cũng mới chỉ đáp ứng được 62 đến 69% và khu vực hành chính sự nghiệp còn thấp hơn, bằng khoảng 70% lương tối thiểu của khu vực sản xuất kinh doanh.

Tiền lương tối thiểu mới chỉ đáp ứng được 69% là cao nhất thì làm sao đáp ứng được nhu cầu, vẫn thiếu 30% nhu cầu sống tối thiểu.

PV: Theo ông, để quyết bài toán lương tối thiểu đáp ứng được mức sống tối thiểu của người lao động, phải bắt đầu như thế nào ?.

Ông Bùi Sỹ Lợi: Để đảm bảo tiền lương tối thiểu phải gắn chặt với nhu cầu tối thiểu, tôi nghĩ mức sống tối thiểu phải là mức sống chung của cả xã hội. Mức sống đó phải được căn cứ, tính toán trên nhu cầu đáp ứng lượng calo hàng tháng của người lao động.

Thứ 2 là phần phi lương thực để người ta đảm bảo các tiêu dùng về sinh hoạt như nhà ở, học hành, chữa bệnh… và thứ 3 phải có điều kiện để nuôi con cái, nuôi bố mẹ.

Phải có cơ quan thống kê điều tra. Mà không có cơ quan nào khác ngoài cơ quan có tư cách pháp nhân của Nhà nước- đó là Tổng cục thống kê, tiến hành một cuộc khảo sát lựa chọn theo phương pháp chọn mẫu, lựa chọn khu vực đồng đều. Chất lượng điều tra đúng, chúng ta sẽ có kết quả đúng. Việc đó bây giờ đang giao cho Tổng cục thống kê tính toán để đề xuất với Chính phủ.

PV: Vâng, xin cảm ơn ông./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chính thức nâng lương tối thiểu từ 1/7/2013
Chính thức nâng lương tối thiểu từ 1/7/2013

(VOV) -Nghị quyết về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2013 vừa được Quốc hội thông qua với 90,96% tán thành.

Chính thức nâng lương tối thiểu từ 1/7/2013

Chính thức nâng lương tối thiểu từ 1/7/2013

(VOV) -Nghị quyết về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2013 vừa được Quốc hội thông qua với 90,96% tán thành.

Hướng dẫn triển khai Nghị định về mức lương tối thiểu vùng
Hướng dẫn triển khai Nghị định về mức lương tối thiểu vùng

(VOV) -Khi áp dụng các quy định về mức lương tối thiểu vùng, doanh nghiệp không được xóa bỏ, hoặc cắt giảm các chế độ khi làm thêm giờ.

Hướng dẫn triển khai Nghị định về mức lương tối thiểu vùng

Hướng dẫn triển khai Nghị định về mức lương tối thiểu vùng

(VOV) -Khi áp dụng các quy định về mức lương tối thiểu vùng, doanh nghiệp không được xóa bỏ, hoặc cắt giảm các chế độ khi làm thêm giờ.

Sinh viên nghèo được trợ cấp 50% mức lương tối thiểu
Sinh viên nghèo được trợ cấp 50% mức lương tối thiểu

(VOV) - Học sinh, sinh viên khó khăn bằng 50% mức lương tối thiểu hiện hành và cấp đủ 12 tháng trong năm. 

Sinh viên nghèo được trợ cấp 50% mức lương tối thiểu

Sinh viên nghèo được trợ cấp 50% mức lương tối thiểu

(VOV) - Học sinh, sinh viên khó khăn bằng 50% mức lương tối thiểu hiện hành và cấp đủ 12 tháng trong năm. 

Chính thức tăng lương tối thiểu vùng
Chính thức tăng lương tối thiểu vùng

(VOV) - Mức lương tối thiểu vùng mới cao hơn mức lương hiện nay khoảng từ 250.000 - 350.000 đồng/tháng.

Chính thức tăng lương tối thiểu vùng

Chính thức tăng lương tối thiểu vùng

(VOV) - Mức lương tối thiểu vùng mới cao hơn mức lương hiện nay khoảng từ 250.000 - 350.000 đồng/tháng.

Lương tối thiểu có thể lên 1,15 triệu đồng/tháng
Lương tối thiểu có thể lên 1,15 triệu đồng/tháng

(VOV) -Mức lương mới theo đề xuất của Bộ Nội vụ tăng lên 1,15 triệu đồng/tháng, áp dụng từ 1/7/2013.

Lương tối thiểu có thể lên 1,15 triệu đồng/tháng

Lương tối thiểu có thể lên 1,15 triệu đồng/tháng

(VOV) -Mức lương mới theo đề xuất của Bộ Nội vụ tăng lên 1,15 triệu đồng/tháng, áp dụng từ 1/7/2013.