Tảo hôn – buồn chuyện đã rồi

VOV.VN - Từ nhiều năm nay, vấn nạn tảo hôn ở vùng dân tộc thiểu số của Tây Nguyên vẫn tiếp tục là câu chuyện thời sự với bao hệ lụy. Đáng nói là các hội đoàn thể, chính quyền các cấp chỉ có thể biết được tảo hôn khi sự đã rồi.

 

 

Trong căn phòng nhỏ chưa đầy 8m2 ở buôn Ea Sin, xã Ea Sin, huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk H’Qui Niê đang gắng gượng dỗ con nhỏ 3 tuổi, trên trán còn dán miếng băng hạ sốt. Mong manh, xanh xao trong chiếc áo cộc, H’Qui quá già so với tuổi 18. Cô em gái H’Ngân Niê, 15 tuổi, cũng nheo nhóc chẳng khác chị khi vừa sinh con đầu lòng được hơn 1 tháng. Hai chị em đều bắt chồng từ thuở 15, nay hối hận thì sự đã rồi: “Nếu cho lựa chọn lại thì em sẽ phụ giúp gia đình trước sau rồi lấy chồng, lấy chồng sớm thì khổ con cái vì không có đủ điều kiện nuôi con, giờ lỡ rồi phải chịu", H'Ngân Niê nói.

Hối hận là suy nghĩ chung của những lứa đôi ở Đắk Lắk kết hôn khi chưa đủ lớn. Cuộc sống tự do cùng bao nhiêu cơ hội về cuộc sống, việc làm hầu như đóng lại. Những em bé liên tiếp ra đời dường như đã nối tắt cuộc sống của các em, từ tuổi thiếu nên đến thẳng trung niên.

Em H’Thơ Mlô (SN 2004) ở buôn Ea Pông, xã Ea Sin, huyện Krông Búk - bà mẹ của đứa trẻ chưa đầy 3 tuổi chia sẻ: “Nếu gia đình được hoàn hảo như người ta thì em vẫn muốn đi học như các bạn. Có ngày gặp các bạn đi học em cũng rớt nước mắt, thấy bạn bè đi học em cũng rất thèm".

Bà Phạm Ngọc Diệp, cán bộ truyền thông dân số kế hoạch hóa gia đình xã Ea Sin, cho biết bà rất chua xót về nạn tảo hôn ở địa phương, nhưng không biết làm cách nào để can thiệp. Bởi thực tế, khi phát hiện ra các trường hợp thì gạo đã nấu thành cơm. Thậm chí, mãi đến khi những vợ chồng trẻ đi làm giấy khai sinh cho con thì chính quyền mới biết: “Có một số gia đình khi phát hiện thì đến vận động thì có một số cháu có thai rồi. Một số khác thì địa phương cũng xuống, nhưng đến khi xử lý thì họ lại lẩn tránh đi cho nên rất khó khăn vấn đề đó".

Khi cán bộ dân số phát hiện ra trường hợp tảo hôn thì các em đã trở thành những bà mẹ 

Theo thạc sỹ Lý Thị Say, Vụ địa phương 2 (Ủy ban dân tộc), vấn nạn tảo hôn luôn là bài toán khó trong vùng dân tộc thiểu số. Hàng năm, Chính phủ đã dành không ít kinh phí cho việc tuyên truyền nhằm giảm thiểu tình trạng tạo hôn, song đến khi thực hiện hiệu quả không như mong muốn. Theo thạc sĩ, ngăn chặn tảo hôn nên được quan tâm thỏa đáng từ nhà trường, trang bị các kiến thức thiết yếu về giới, về pháp luật, và những trách nhiệm phát sinh sau hôn nhân, để các em hiểu và có lựa chọn đúng đắn cho cuộc đời mình.

Cũng đề cao vai trò của giáo dục về giới, hôn nhân gia đình trong nhà trường, bà Hoàng Thị Thu Hoài, Trung tâm Y tế huyện Krông Búk cho rằng, ngành giáo dục cần mạnh dạn hơn, việc ngăn chặn tảo hôn mới có thể đạt những bước tiến thực chất: “Chúng ta thấy rằng là vấn đề giáo dục giới tính cho trẻ em ở nhà trường tuy đã có triển khai nhưng việc giáo dục đó chưa được thường xuyên và hầu như trong quá trình giáo dục chúng ta chưa nói thẳng, nói trực tiếp. Đối với lứa tuổi này nhiều người phản ứng là việc cung cấp kiến thức về tình dục như các vấn đề chăm sóc sức khỏe sinh sản là vẽ đường cho hươu chạy. Nhưng nếu chúng ta vẽ đúng hướng thì các em sẽ có những nhận thức đúng hơn. Vì vậy mà tăng cường giáo dục giới tính ở trong trường Trung học cơ sở cũng rất là cần thiết".

Lấy nhau ở cái tuổi ăn chưa no, lo chưa tới nên hầu hết các cặp vợ chồng tảo hôn sống trong cảnh nghèo túng, thất học, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Nếu không có biện pháp hiệu quả để giảm thiểu tình trạng tảo hôn, vòng luẩn quẩn đói nghèo - thất học - tảo hôn sẽ còn lặp lại dai dẳng ở các vùng dân tộc thiểu số của Đắk Lắk./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cần ngăn chặn tình trạng tảo hôn ngay từ thôn, bản
Cần ngăn chặn tình trạng tảo hôn ngay từ thôn, bản

VOV.VN - Việc thiếu kiểm tra, đánh giá để sớm phát hiện, ngăn chặn vấn đề chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống tại một số địa phương vẫn còn, đồng thời chưa kiên quyết xử phạt các trường hợp vi phạm, dẫn đến tình trạng tảo hôn còn xảy ra.

Cần ngăn chặn tình trạng tảo hôn ngay từ thôn, bản

Cần ngăn chặn tình trạng tảo hôn ngay từ thôn, bản

VOV.VN - Việc thiếu kiểm tra, đánh giá để sớm phát hiện, ngăn chặn vấn đề chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống tại một số địa phương vẫn còn, đồng thời chưa kiên quyết xử phạt các trường hợp vi phạm, dẫn đến tình trạng tảo hôn còn xảy ra.

Tảo hôn trong đồng bào dân tộc ở Thanh Hoá bao giờ có hồi kết?
Tảo hôn trong đồng bào dân tộc ở Thanh Hoá bao giờ có hồi kết?

VOV.VN - Câu chuyện về những bà mẹ ở tuổi 15, 16 không phải là mới nhưng ở khu vực biên giới tỉnh Thanh Hóa vẫn chưa có hồi kết. Dù biết rằng, “lời ru buồn” của những bà mẹ trẻ đã và đang kéo theo rất nhiều hệ luỵ, đặc biệt là đói nghèo.

Tảo hôn trong đồng bào dân tộc ở Thanh Hoá bao giờ có hồi kết?

Tảo hôn trong đồng bào dân tộc ở Thanh Hoá bao giờ có hồi kết?

VOV.VN - Câu chuyện về những bà mẹ ở tuổi 15, 16 không phải là mới nhưng ở khu vực biên giới tỉnh Thanh Hóa vẫn chưa có hồi kết. Dù biết rằng, “lời ru buồn” của những bà mẹ trẻ đã và đang kéo theo rất nhiều hệ luỵ, đặc biệt là đói nghèo.