Phòng, chống HIV/AIDS nhìn từ vai trò của các tổ chức cộng đồng

Trao quyền cho lực lượng “tuyến đầu” trong phòng, chống HIV/AIDS

VOV.VN -Các tổ chức xã hội dân sự là kênh hiệu quả và ít tốn kém nhất, giúp Chính phủ đạt được những mục tiêu đặt ra trong lĩnh vực này.

Bài 1: Nơi gắn kết những người nhiễm HIV

Bài 2: Những người “vô danh” trong cuộc chiến chống đại dịch HIV/AIDS

 Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long khẳng định, sự tham gia vào cuộc mạnh mẽ của các các tổ chức xã hội, trong bối cảnh nguồn tài trợ của nước ngoài trong lĩnh vực này đang bị thu hẹp là hết sức quan trọng. Các tổ chức xã hội dân sự chính là lực lượng quan trọng, mấu chốt trong các chương trình quốc gia về phòng, chống HIV/AIDS. Đây là kênh hiệu quả và ít tốn kém nhất, giúp Chính phủ đạt được những mục tiêu đặt ra trong lĩnh vực này.

Trong khuôn khổ Dự án Quỹ toàn cầu/Dự án thành phần VUSTA; Dự án HPI Việt Nam, Dự án Pathways for Participation, CARE, PACT, FHI 360… đã bắt đầu hình thành liên kết chặt chẽ giữa các nhóm phi chính phủ (NGO) và các nhóm, tổ chức dựa vào cộng đồng (CBO) trong nước. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để nâng cao năng lực của các tổ chức xã hội, giúp họ đứng vững và hoạt động hiệu quả?

Các thành viên mạng lưới tự lực Nắng Mai (TP HCM) giúp đỡ làm nhà cho người nhiễm HIV (Ảnh: Trung tâm Hỗ trợ sáng kiến phát triển cộng đồng)

Không thể hoạt động “suông”

Hiện nay, hoạt động của các tổ chức xã hội trong phòng, chống HIV/AIDS còn gặp nhiều khó khăn như nhận thức về vị trí, vai trò của các tổ chức xã hội còn hạn chế, việc đăng ký pháp nhân đôi khi còn chậm; nguồn lực dành cho các tổ chức xã hội tham gia vào phòng, chống HIV/AIDS chủ yếu từ các tổ chức quốc tế… Câu chuyện của chị Nguyễn Thị H., Trưởng nhóm “Nắng Cuối Trời” (Vĩnh Phúc) là một ví dụ. Chị H. kể: Nhóm được thành lập với sự hỗ trợ của Trung tâm phòng, chống AIDS Vĩnh Phúc, nhưng các thành viên phải sinh hoạt ở nhà chị. Nhóm không thuê được nhà bởi việc đăng ký pháp nhân không dễ dàng; cộng đồng có khi hiểu nhóm là “băng đảng” sử dụng ma túy nên “chẳng ai muốn dây vào”. Khi đi làm việc, các thành viên không có thẻ trong người nên dân bảo “chúng mày chỉ đi truyền thuốc cho nhau thôi!. Các CBO chưa có tiếng nói, ngay cả Trưởng nhóm cũng không có vị thế khi làm việc với các cơ quan để nhận sự hỗ trợ. Nhóm mong muốn chính quyền địa phương, công an… tạo điều kiện thuận lợi thì các tiếp cận viên mới sẵn sàng tham gia nhóm và đóng góp cho các hoạt động cộng đồng.

Chia sẻ về vấn đề này, TS. Nguyễn Văn Tiên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội khẳng định, Quốc hội và Chính phủ ghi nhận và đã thể hiện những cam kết chính trị mạnh mẽ, khẳng định vai trò của các tổ chức xã hội nói chung và tổ chức cộng đồng nói riêng trong phòng, chống HIV và các hoạt động liên quan đến nhóm dễ bị tổn thương. Trên thực tế, người nhiễm HIV bước đầu đã hình thành mạng lưới quốc gia và khu vực của những người sống chung với HIV, với nhiều mô hình hoạt động phong phú và hiệu quả. Những thành công ban đầu của các CBO cho thấy hiệu quả không chỉ trong phòng, chống HIV mà trong cả giải quyết sinh kế của người nhiễm HIV. Mô hình sinh kế kết hợp với hoạt động dự phòng và chăm sóc được thí điểm thành công, trên cơ sở đó có thể phát triển thành các doanh nghiệp xã hội.

Tuy nhiên, TS. Nguyễn Văn Tiên cũng thừa nhận: Hiện nay chưa có định nghĩa thống nhất và chính thống vế các tổ chức xã hội, trong đó có các tổ chức xã hội của người nhiễm HIV. Địa vị pháp lý của các tổ chức xã hội này, nhất là các CBO, chưa được quy định rõ ràng và đầy đủ. Các quy định về tư cách pháp nhân để được nhận tài trợ của các tổ chức quốc tế ngăn cản các tổ chức cộng đồng tiếp cận nguồn lực. Vì với khung pháp lý hiện hành của Việt Nam, các CBO rất khó có được tư cách doanh nghiệp.

Nhiều thành viên các nhóm tự lực âm thầm giúp đỡ cộng đồng (Ảnh: Trung tâm Hỗ trợ sáng kiến phát triển cộng đồng)

Trao quyền cho các tổ chức cộng đồng như thế nào?

Theo Chương trình phối hợp của Liên Hợp Quốc về HIV/AIDS (UNAIDS), để tăng tính hiệu quả và khả năng bền vững của công cuộc phòng, chống HIV/AIDS, điều quan trọng là tham vấn, lấy ý kiến của các tổ chức cộng đồng, bởi họ đang trên “tuyến đầu” của cuộc chiến với đại dịch. Bằng chứng từ khắp nơi trên thế giới cho thấy, điều thực sự cần thiết cho ứng phó quốc gia phòng chống HIV/AIDS là mối quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa các cơ quan Nhà nước có liên quan với các tổ chức xã hội dân sự, cùng thực hiện mục đích chung là tiến về phía trước trong các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.

TS. Kristan Scholtz, Giám đốc UNAIDS cho rằng: Các tổ chức cộng đồng cũng cần thử thách năng lực của chính mình để trở thành những đối tác có hiệu quả hơn trong các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS. “Chúng ta đang đối mặt với thời kỳ ngân sách dành cho phòng, chống HIV/AIDS bị cắt giảm nghiêm trọng. Do vậy, các đối tác xã hội dân sự cần tìm kiếm các phương án, tăng cường nỗ lực, sáng tạo để duy trì các dịch vụ đồng đẳng chất lượng cao – vốn đã và đang được cung cấp trên toàn lãnh thổ Việt Nam”, bà Kristan Scholtz nói.

Theo PGS.TS Chung Á, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia phòng chống AIDS, thực tế các CBO hoạt động có phần hiệu quả hơn so với tổ chức của nhà nước nhưng chưa nhận được sự đầu tư, quan tâm đúng mức. Xã hội hóa công tác phòng, chống HIV/AIDS là cần thiết, song các mạng lưới tự lực vẫn chưa có tư cách pháp nhân. PGS.TS Chung Á đề xuất cần thống nhất hoạt động của Hội phòng, chống AIDS thành một hệ thống, mạng lưới tự lực và các tổ chức xã hội dân sự cần gắn kết chặt chẽ với hoạt động của Hội. Bên cạnh đó, nghiên cứu, hoàn thiện, sửa đổi, bổ sung những vấn đề luật pháp để các tổ chức dựa vào cộng đồng trong phòng, chống HIV/AIDS có tư cách pháp nhân và thuận lợi trong hoạt động.

Tài liệu tuyên truyền của một nhóm tự lực

Để xóa bỏ những rào cản đối với các tổ chức cộng đồng, Giám đốc Dự án thành phần VUSTA Đỗ Thị Vân cũng cho rằng, cần tập hợp tiếng nói từ cộng đồng đưa lên cấp Trung ương. Bên cạnh việc tiếp tục phát triển các mạng lưới thì vận động chính sách và tạo môi trường thuận lợi là 2 hoạt động quan trọng trong thời gian tới. Ngoài ra, cũng cần huy động nhiều hơn nữa sự tham gia của các tổ chức xã hội thông qua các hình thức như tăng cường cung cấp, chia sẻ thông tin; hỗ trợ tìm kiếm nguồn lực cho các CBO và NGO; chuyển giao cho các tổ chức này các hoạt động mà họ có thế mạnh. Đồng thời, tăng cường phối hợp giữa hệ thống y tế và hệ thống cộng đồng; hỗ trợ tài chính cho các tổ chức cộng đồng từ ngân sách địa phương, chương trình mục tiêu quốc gia, dự án viện trợ…/. 

Hưởng ứng mục tiêu 90-90-90 của Liên Hợp Quốc, Việt Nam cam kết chặn đại dịch AIDS vào năm 2030. Mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 có 90% số người biết được tình trạng nhiễm HIV của mình, 90% số người đã chẩn đoán nhiễm HIV được điều trị thuốc ARV liên tục và 90% số người được điều trị ARV kiểm soát được tải lượng virus ở mức thấp và ổn định. Kinh phí dành cho phòng chống HIV/AIDS cần nhanh chóng được chuyển đổi từ việc dựa chủ yếu vào viện trợ sang huy động đa dạng các nguồn lực từ Trung ương, địa phương đến cộng đồng, xã hội. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nêu rõ, mục tiêu 90-90-90 đầy thách thức nhưng Việt Nam quyết tâm thực hiện bằng được vì không chỉ phục vụ sức khỏe, tính mạng của con người mà còn vì sự ổn định và phát triển của đất nước.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS
Hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS

VOV.VN -Việt Nam là quốc gia đứng thứ 5 trong khu vực Châu á-Thái Bình Dương có số người nhiễm HIV cao.

Hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS

Hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS

VOV.VN -Việt Nam là quốc gia đứng thứ 5 trong khu vực Châu á-Thái Bình Dương có số người nhiễm HIV cao.

Trung Quốc giữ "kỷ lục" về số người nhiễm HIV/AIDS
Trung Quốc giữ "kỷ lục" về số người nhiễm HIV/AIDS

VOV.VN - Lây nhiễm HIV/AIDS qua đường tình dục là nguyên nhân chính làm gia tăng số người nhiễm HIV/AIDS tại nước này thời gian qua.

Trung Quốc giữ "kỷ lục" về số người nhiễm HIV/AIDS

Trung Quốc giữ "kỷ lục" về số người nhiễm HIV/AIDS

VOV.VN - Lây nhiễm HIV/AIDS qua đường tình dục là nguyên nhân chính làm gia tăng số người nhiễm HIV/AIDS tại nước này thời gian qua.

Những người “vô danh” trong cuộc chiến chống đại dịch HIV/AIDS
Những người “vô danh” trong cuộc chiến chống đại dịch HIV/AIDS

VOV.VN -Các nhóm, tổ chức dựa vào cộng đồng, hoạt động hoàn toàn tự nguyện, chính là tâm, gốc của những nỗ lực ứng phó với HIV/AIDS.

Những người “vô danh” trong cuộc chiến chống đại dịch HIV/AIDS

Những người “vô danh” trong cuộc chiến chống đại dịch HIV/AIDS

VOV.VN -Các nhóm, tổ chức dựa vào cộng đồng, hoạt động hoàn toàn tự nguyện, chính là tâm, gốc của những nỗ lực ứng phó với HIV/AIDS.

Đối xử nhân văn với 260.000 người nhiễm HIV/AIDS
Đối xử nhân văn với 260.000 người nhiễm HIV/AIDS

VOV.VN -Sự kỳ thị và phân biệt đối xử với những người nhiễm HIV khiến cho việc phát hiện và phòng chống HIV/AIDS còn gặp nhiều khó khăn.

Đối xử nhân văn với 260.000 người nhiễm HIV/AIDS

Đối xử nhân văn với 260.000 người nhiễm HIV/AIDS

VOV.VN -Sự kỳ thị và phân biệt đối xử với những người nhiễm HIV khiến cho việc phát hiện và phòng chống HIV/AIDS còn gặp nhiều khó khăn.

“Ngôi nhà” gắn kết những người nhiễm HIV
“Ngôi nhà” gắn kết những người nhiễm HIV

VOV.VN -Đến với nhóm tự lực, người nhiễm HIV/AIDS nhận được nhiều sự giúp đỡ và thấy mình như “từ cõi chết trở về”, sống có ích cho xã hội.

“Ngôi nhà” gắn kết những người nhiễm HIV

“Ngôi nhà” gắn kết những người nhiễm HIV

VOV.VN -Đến với nhóm tự lực, người nhiễm HIV/AIDS nhận được nhiều sự giúp đỡ và thấy mình như “từ cõi chết trở về”, sống có ích cho xã hội.