Xử phạt xe không chính chủ: Làm sao để bớt khó cho dân?

(VOV) -Quy định liệu có khuyến khích mỗi người có một xe và vô hình chung làm tăng phương tiện cá nhân?

Từ 10/11, Nghị định số 71/2012/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 34 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ chính thức có hiệu lực.

Theo đó, nội dung sửa đổi, bổ sung Điều 33 quy định, các phương tiện không sang tên đổi chủ trong quá trình chuyển nhượng sẽ bị phạt tiền, mức phạt cao nhất đối với ô tô là 10 triệu đồng/xe; còn đối với mô tô, xe máy là 1,2 triệu đồng/xe.

Việc kiểm tra, xử phạt đã được lực lượng chức năng triển khai từ ngày 10/11. Thượng tá Đào Vịnh Thắng, Trưởng phòng cảnh sát giao thông Công an thành phố Hà Nội cho biết, với những xe phát hiện không làm thủ tục sang tên đổi chủ, những ngày đầu lực lượng chỉ ra quyết định xử phạt người điều khiển nhưng không tạm giữ phương tiện.

Việc kiểm tra, xử phạt theo Nghị định số 71 được lực lượng chức năng triển khai từ ngày 10/11 (Ảnh minh họa: Tuổi trẻ)

Sau khi đăng tải những thông tin liên quan đến Nghị định 71 cũng như sau một ngày triển khai thực hiện Nghị định, rất nhiều độc giả của VOV online đã phản hồi về vấn đề này.

Bạn Lê Thu Hằng cho rằng việc thực hiện Nghị định sẽ giúp tình hình giao thông thêm ổn định, nhưng phải có lộ trình thực hiện phù hợp để người dân đỡ gặp khó khăn.

Một độc giả phản hồi với tên Nguyen Thi Thu thì cho rằng nhiều người nghèo tích góp mãi mới mua được 1 cái xe cũ nhưng giờ họ phải chịu phạt tiền triệu để sang tên thì cũng là điều cần được quan tâm xem xét. Có gia đình điều kiện chỉ có thể mua 1 xe để sử dụng chung cho công việc, đi lại hàng ngày. Theo quy định mới, khi ra đường phải chứng minh là có quan hệ cũng gây thêm phiền toái.

Có độc giả đặt câu hỏi: Quy định liệu đã tính tới đối tượng được coi là nghèo? Tiền đâu để họ mỗi người mua một xe và có mua được thì nhà nhỏ lấy chỗ đâu để xe, hay phải mang xe đi gửi và tốn thêm tiền?

Còn theo độc giả Hòa Trần, quy định sẽ dẫn đến khuyến khích mỗi người đều phải có xe riêng và vô hình chung làm tăng số phương tiện cá nhân.

Ở một góc độ khác, có độc giả hỏi: Nếu tôi thuê xe để đi thì có bị phạt vì không chính chủ không, và phải giải trình thế nào khi bị kiểm tra?

Cục cảnh sát giao thông đường bộ đường sắt hướng dẫn: Trường hợp phương tiện đã mua bán qua nhiều đời thì chủ phương tiện cuối cùng đang sử dụng xe phải có trách nhiệm đến các cơ quan đăng ký làm thủ tục đăng ký lại, chuyển quyền sở hữu và phải chịu mức xử phạt theo quy định. Đối với trường hợp đi xe mang tên những người thân trong gia đình, người sử dụng phương tiện phải chứng minh được giữa mình và chủ phương tiện có mối quan hệ.

Tuy nhiên, nhiều người cho rằng việc mang theo quá nhiều giấy tờ quan trọng ra ngoài đường cũng không tiện. Hơn nữa, khi có giấy tờ thì việc giải trình vẫn mất nhiều thời gian./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ngày đầu xử phạt vi phạm giao thông theo Nghị định 71
Ngày đầu xử phạt vi phạm giao thông theo Nghị định 71

(VOV) -Theo Nghị định 71 sửa đổi, các hành vi vi phạm về trật tự an toàn giao thông sẽ tăng mức phạt cao gấp 2,5 lần so với hiện tại.

Ngày đầu xử phạt vi phạm giao thông theo Nghị định 71

Ngày đầu xử phạt vi phạm giao thông theo Nghị định 71

(VOV) -Theo Nghị định 71 sửa đổi, các hành vi vi phạm về trật tự an toàn giao thông sẽ tăng mức phạt cao gấp 2,5 lần so với hiện tại.

Đi xe không sang tên đổi chủ, bị phạt tới 10 triệu đồng
Đi xe không sang tên đổi chủ, bị phạt tới 10 triệu đồng

(VOV)- Phương tiện không sang tên đổi chủ trong quá trình chuyển nhượng sẽ bị phạt tiền, mức phạt cao nhất đối với ô tô là 10 triệu đồng/xe...

Đi xe không sang tên đổi chủ, bị phạt tới 10 triệu đồng

Đi xe không sang tên đổi chủ, bị phạt tới 10 triệu đồng

(VOV)- Phương tiện không sang tên đổi chủ trong quá trình chuyển nhượng sẽ bị phạt tiền, mức phạt cao nhất đối với ô tô là 10 triệu đồng/xe...