Hoàn thiện hệ thống thể chế phát triển bền vững

(VOV) - Nhiều ý kiến cho rằng, cấp thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và phát triển bền vững của nước ta trong giai đoạn tới.

Sáng nay (22/2), tại Văn phòng Chính phủ, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân chủ trì Phiên họp Hội đồng Quốc gia về Phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh.

Theo Báo cáo Xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu 2005-2012 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới, trong hai năm gần đây, nước ta liên tiếp tụt hạng và mất 16 bậc. Năm 2012-2013, Việt Nam xếp ở vị trí 75 trên tổng số 144 quốc gia và vùng lãnh thổ về chỉ số xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu, thấp hơn 10 bậc so với xếp hạng năm trước. Vị thế năng lực cạnh tranh xuống hạng của nước ta là do cả 3 nhóm chỉ số đều xuống hạng, trong đó, nhóm chỉ số về yêu cầu cơ bản và nhóm chỉ số về đổi mới giảm 15 bậc. Chỉ duy nhất chỉ số quy mô thị trường trên thứ hạng 50 còn tất cả chỉ số thành phần khác đều dưới thứ hạng 50.

Các ý kiến đưa ra tại hội nghị cho rằng, báo cáo xếp hạng của tổ chức quốc tế đối với Việt Nam cho thấy sự cấp thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và phát triển bền vững của nước ta trong giai đoạn tới. Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển bền vững đã đưa ra được 11 nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện ngay trong giai đoạn 2013 - 2015, như: hoàn thiện hệ thống thể chế phát triển bền vững, nâng cao chất lượng quản trị quốc gia với phát triển bền vững; Từng bước thực hiện Chiến lược tăng trưởng xanh; Tăng cường nguồn lực tài chính để thực hiện phát triển bền vững…Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế cho rằng, cần lựa chọn ra bộ tiêu chí phát triển bền vững và năng lực cạnh tranh phù hợp với Việt Nam; nhanh chóng cụ thể hóa từng chương trình; đồng thời phải giám sát chặt chẽ quá trình thực hiện.

Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh trong thời gian tới, Hội đồng Quốc gia về Phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh cần hoàn thiện thể chế hoạt động; Tập trung rà soát xây dựng bộ tiêu chí, phương pháp đánh giá năng lực cạnh tranh của Việt Nam, hoàn thành vào tháng 4 năm 2013.

Thời gian tới, Hội đồng Quốc gia về Phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh thảo luận, đề xuất các giải pháp, cơ chế, chính sách để triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ của Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh, đồng thời triển khai thực hiện sáng kiến của Việt Nam đề xuất với Liên Hợp Quốc tại Hội nghị Rio+20 về việc thành lập Trung tâm Tăng trưởng xanh ASEAN đặt tại Việt Nam./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Phê duyệt thành viên Hội đồng về phát triển bền vững, năng lực cạnh tranh
Phê duyệt thành viên Hội đồng về phát triển bền vững, năng lực cạnh tranh

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt danh sách 41 thành viên của Hội đồng Quốc gia về Phát triển bền vững và Nâng cao năng lực cạnh tranh. Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân làm Chủ tịch Hội đồng.

Phê duyệt thành viên Hội đồng về phát triển bền vững, năng lực cạnh tranh

Phê duyệt thành viên Hội đồng về phát triển bền vững, năng lực cạnh tranh

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt danh sách 41 thành viên của Hội đồng Quốc gia về Phát triển bền vững và Nâng cao năng lực cạnh tranh. Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân làm Chủ tịch Hội đồng.

ADB cam kết giúp Việt Nam phát triển bền vững
ADB cam kết giúp Việt Nam phát triển bền vững

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và Việt Nam đã thống nhất một chiến lược đối tác quốc gia (CPS) trong bốn năm tới tập trung vào thúc đẩy tăng trưởng hài hòa, nâng cao hiệu quả kinh tế và môi trường bền vững. 

ADB cam kết giúp Việt Nam phát triển bền vững

ADB cam kết giúp Việt Nam phát triển bền vững

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và Việt Nam đã thống nhất một chiến lược đối tác quốc gia (CPS) trong bốn năm tới tập trung vào thúc đẩy tăng trưởng hài hòa, nâng cao hiệu quả kinh tế và môi trường bền vững. 

Rio+20 cam kết dành 513 tỷ USD cho phát triển bền vững
Rio+20 cam kết dành 513 tỷ USD cho phát triển bền vững

Đây được xem là một thoả thuận quan trọng nhất tại Hội nghị Cấp cao Liên Hợp Quốc lần này

Rio+20 cam kết dành 513 tỷ USD cho phát triển bền vững

Rio+20 cam kết dành 513 tỷ USD cho phát triển bền vững

Đây được xem là một thoả thuận quan trọng nhất tại Hội nghị Cấp cao Liên Hợp Quốc lần này

Tiền đề vững chắc cho sự phát triển bền vững
Tiền đề vững chắc cho sự phát triển bền vững

(VOV) -Việt Nam không chỉ hội nhập kinh tế mà là hội nhập toàn diện, kể cả về chính trị cũng như đối ngoại và các lĩnh vực khác.

Tiền đề vững chắc cho sự phát triển bền vững

Tiền đề vững chắc cho sự phát triển bền vững

(VOV) -Việt Nam không chỉ hội nhập kinh tế mà là hội nhập toàn diện, kể cả về chính trị cũng như đối ngoại và các lĩnh vực khác.