Nối liền đường bộ từ cực Bắc đến cực Nam Tổ quốc

VOV.VN - Cầu Năm Căn đưa vào khai thác là một điểm nhấn đưa đường Hồ Chí Minh tuyến đường bộ đầu tiên về đến trung tâm huyện Ngọc Hiển

Trong chuyến thăm, làm việc tại tỉnh Cà Mau, sáng nay (7/2), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đến dự Lễ khánh thành cầu Năm Căn, cầu Kênh Cái Tắt, cầu Sáu Nạn, cầu Trại Lưới và thông xe kỹ thuật đoạn đường từ thị trấn Năm Căn đến cầu Năm Căn thuộc dự án đường Hồ Chí Minh.

Trong cụm công trình này, cầu Năm Căn đưa vào khai thác, không chỉ chính thức xóa tan sự cách trở đi lại giữa đôi bờ của 2 huyện Năm Căn - Ngọc Hiển mà còn là một điểm nhấn đưa đường Hồ Chí Minh, tuyến đường bộ đầu tiên về đến trung tâm huyện Ngọc Hiển và đến cuối năm 2015 sẽ thông xe ra đến Đất Mũi, mảnh đất cuối cùng của Tổ quốc.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng xem bản đồ đoạn Năm Căn - Đất Mũi 2

Cầu Năm Căn, cầu Kênh Cái Tắt, cầu Sáu Nạn, cầu Trại Lưới được thiết kế vĩnh cửu bằng bê tông cốt thép và bê tông cốt thép dự ứng lực, trong đó cầu Năm Căn có tổng mức đầu tư 649 tỷ đồng, thi công trong 18 tháng với chiều dài trên 800m và bề rộng 12m.

Đoạn tuyến từ thị trấn Năm Căn đến cầu Năm Căn với chiều dài hơn 8 Km thiết kế với tốc độ 80Km/h hiện đang trong giai đoạn gia tải chờ lún theo quy trình thiết kế. Dự án thành phần đoạn Năm Căn - Đất Mũi và dự án cầu Năm Căn không những là công trình trọng điểm thuộc giai đoạn 2 của đường Hồ Chí Minh, mà còn giữ một vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của 2 huyện Năm Căn, Ngọc Hiển và cả tỉnh Cà Mau.

Cầu Năm Căn, không chỉ vượt sông Cửa Lớn, nối đôi bờ của 2 huyện Năm Căn - Ngọc Hiển mà còn là một điểm nhấn đưa đường Hồ Chí Minh, tuyến đường bộ đầu tiên về đến trung tâm huyện Ngọc Hiển và theo tiến độ đến cuối năm 2015 sẽ thông xe ra đến Đất Mũi, mảnh đất cuối cùng của Tổ quốc.

Cắt băng khánh thành

Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: Cầu Năm Căn, cầu Kênh Cái Tắt, cầu Sáu Nạn, cầu Trại Lưới hoàn thành đưa vào sử dụng đã hiện thực hóa được ước mơ lâu đời “qua sông không phải lụy đò” của đồng bào huyện Ngọc Hiển và Năm Căn. Đây là điều kiện đặc biệt quan trọng để hai huyện này phát triển kinh tế xã hội nhanh hơn, bền vững hơn, đảm bảo an ninh quốc phòng vững chắc hơn và cải thiện đời sống người dân trong vùng và khu vực ngày càng tốt hơn.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng khi đưa cầu Năm Căn vào sử dụng: “Chúng ta đã nối liền đường bộ, trước hết là quốc lộ 1 từ Lạng Sơn và đường Hồ Chí Minh từ Cao Bằng. Với việc hoàn thành cầu Năm Căn  và các cầu trong cụm công trình đã nối liền đường bộ với huyện Ngọc Hiển, huyện cuối cùng cực Nam của Tổ quốc, huyện ôm trọn vùng đất mũi Cà Mau. Như vậy có thể nói chúng ta đi đường bộ một mạch từ mảnh đất cuối cùng này cho đến mảnh đất cuối cùng phía Bắc là Lạng Sơn, Cao Bằng trên quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh mà không phải qua sông bằng phà nữa. Chúng ta nối liền được đường bộ xuyên dọc cả nước từ phía Bắc xuống tới cực Nam, mảnh đất cuối cùng của Tổ quốc.”

Cây cầu Năm Căn nối liền đường Hồ Chí Minh

Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, biểu dương, đánh giá cao Bộ Giao thông vận tải, Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh, các đơn vị tư vấn, thiết kế, thi công, cán bộ, kỹ sư, người lao động và chính quyền địa phương đã phối hợp chặt chẽ, vượt qua nhiều khó khăn để hoàn thành và đưa các công trình vào sử dụng.

Trên cơ sở nguồn vốn đã được phê duyệt và điều kiện thi công thuận lợi, Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông vận tải, Ban quản lý dự án đường Hồ Chí Minh và các đơn vị liên quan khẩn trương hoàn thành đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng, hiệu  quả đoạn đường từ thị trấn Năm Căn đến huyện Ngọc Hiển và từ huyện Ngọc Hiển đến Đất Mũi Cà Mau vào cuối năm 2015. Bộ Giao thông vận tải tập trung triển khai các dự án khác đã được phê duyệt để đưa giai đoạn 2 dự án đường Hồ Chí Minh vào sử dụng cũng như đảm bảo đúng tiến độ dự án mở rộng quốc lộ 1 từ Lạng Sơn đến Cà Mau và tuyến đường vành đai ven biển phía Tây qua Kiên Giang-Campuchia - Thái Lan.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng lưu ý tỉnh Cà Mau tiếp tục quan tâm huy động các nguồn lực để đầu tư, phát triển kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông, góp phần tạo động lực thúc đẩy kinh tế-xã hội địa phương phát triển nhanh, bền vững./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thủ tướng chỉ đạo triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới 2015
Thủ tướng chỉ đạo triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới 2015

VOV.VN -Liên quan đến rà soát, bổ sung và hoàn thiện tiêu chí xây dựng nông thôn mới, Thủ tướng nêu rõ quan điểm không chạy theo hình thức mà hạ thấp tiêu chí.

Thủ tướng chỉ đạo triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới 2015

Thủ tướng chỉ đạo triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới 2015

VOV.VN -Liên quan đến rà soát, bổ sung và hoàn thiện tiêu chí xây dựng nông thôn mới, Thủ tướng nêu rõ quan điểm không chạy theo hình thức mà hạ thấp tiêu chí.

Thủ tướng chỉ đạo kiên định giữ mục tiêu tăng trưởng 6,2%
Thủ tướng chỉ đạo kiên định giữ mục tiêu tăng trưởng 6,2%

VOV.VN - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, mặc dù giá dầu giảm nhưng kiên quyết giữ mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6,2%, không để đảo lộn ngân sách.      

Thủ tướng chỉ đạo kiên định giữ mục tiêu tăng trưởng 6,2%

Thủ tướng chỉ đạo kiên định giữ mục tiêu tăng trưởng 6,2%

VOV.VN - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, mặc dù giá dầu giảm nhưng kiên quyết giữ mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6,2%, không để đảo lộn ngân sách.      

Thủ tướng: Lấy hiệu quả giảm nghèo đánh giá trách nhiệm
Thủ tướng: Lấy hiệu quả giảm nghèo đánh giá trách nhiệm

VOV.VN - Chính phủ đã xác định, các cấp, các ngành, đặc biệt là các địa phương, phải coi việc thực hiện tốt nhiệm vụ giảm nghèo là nhiệm vụ chính trị trọng tâm.

Thủ tướng: Lấy hiệu quả giảm nghèo đánh giá trách nhiệm

Thủ tướng: Lấy hiệu quả giảm nghèo đánh giá trách nhiệm

VOV.VN - Chính phủ đã xác định, các cấp, các ngành, đặc biệt là các địa phương, phải coi việc thực hiện tốt nhiệm vụ giảm nghèo là nhiệm vụ chính trị trọng tâm.