Cần quy định rõ ràng để chống bức cung, nhục hình

VOV.VN- Luật Tạm giữ, tạm giam cần quy định rõ để đảm bảo quyền con người, quyền công dân theo tinh thần Hiến pháp 2013.

Đảm bảo quyền con người, quyền công dân

Trả lời câu hỏi tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội chiều 27/2 về việc Luật Tạm giữ, tạm giam ra đời góp phần chống bức cung, nhục hình như thế nào, Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quý Vương cho biết tình trạng này phần lớn xảy ra ở góc độ hoạt động điều tra chứ không phải quản lý giam giữ.

Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quý Vương

Thứ trưởng Lê Quý Vương cũng cho biết, trong dự thảo luật quy định tương đối cụ thể quyền của người bị tạm giam, bị tạm giữ. Đặc biệt quy định những hành vi bị nghiêm cấp để tránh vi phạm trong quá trình điều tra.

“Luật quy định khá nhiều và đầy đủ nhưng tình trạng bức cung, nhục hình vẫn còn xảy ra. Điều quan trọng là ở khâu thực hiện và chấp hành luật. Do đó cần tăng cường giáo dục, ngăn chặn”, Thượng tướng Lê Quý Vương nhấn mạnh. Đồng thời cho biết chế độ đối với người bị tạm giam, tạm giữ cũng được quy định khá cụ thể.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý đề nghị quan tâm mục đích xây dựng luật không chỉ nhằm bảo đảm đấu tranh phòng chống tội phạm mà việc hạn chế quyền con người, quyền cơ bản của công dân cũng phải phù hợp Hiến pháp.

Qua các báo cáo giám sát, của các cơ quan tại Quốc hội cho thấy nhục hình, bức cung xảy ra ở giai đoạn tạm giữ và tạm giam. “Anh Lê Quý Vương nói phần lớn nằm ở khâu điều tra nhưng lại ở giai đoạn hoạt động tạm giữ, tạm giam. Ta phải có quy định chứ chỉ có câu khẩu hiệu chung chung cấm bức cung, nhục hình thì khó bảo đảm”, ông Phan Trung Lý nêu ý kiến.

Từ quan điểm trên, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật lưu ý nhiều quy định trong dự thảo luật này lần đầu tiên được tổng kết, nâng lên thành luật và cần nghiên cứu quy định ở mức độ nào. Nêu cụ thể tại khoản 2 điều 18 và điều 34 thể hiện 6 quyền tự do của con người bị hạn chế, ông Lý đặt vấn đề: “Quy định này đúng với tinh thần điều 31 Hiến pháp là người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi có bản án có hiệu lực hay chưa? Người bị tạm giữ, tạm giam chưa có tội mà tước quyền tự do của họ thì có đúng không hay cần quy định ở mức độ nào? Quy định hạn chế 6 quyền này thì những quyền tự do khác họ có được thực hiện không?”.

Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương Nguyễn Doãn Khánh cũng nhấn mạnh: “Liên quan quyền con người cần bổ sung và làm rõ hơn. Họ chủ yếu bị hạn chế về quyền tự do đi lại, còn quyền khác về cơ bản được bảo lưu. Ở đây chỉ có một số quyền nhân thân (thăm thân, tiếp xúc luật sư), trong khi có nhiều quyền dân sự khác họ vẫn có quyền”.

Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương Nguyễn Doãn Khánh phát biểu tại phiên họp thứ 35 Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Theo ông Nguyễn Doãn Khánh, tình trạng bức cung, nhục hình có nguyên nhân từ mối quan hệ giữa cơ quan điều tra với cơ quan thực hiện quản lý tạm giữ tạm giam. Do đó, để đảm bảo tính độc lập tương đối, hạn chế các vi phạm trong tình hình hiện nay nên giao đầu mối trực thuộc các cơ sở tạm giam, tạm giữ cho cơ quan quản lý chức năng ở trên Bộ.

Cần phân biệt rõ tạm giam và tạm giữ

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước cho rằng cần phân loại giữa tạm giữ và tạm giam: “Tạm giữ là hoàn toàn chưa có gì quy kết về tội và loại này rất đa dạng. Tạm giữ và tạm giam phải phân biệt rõ để đảm bảo quyền công dân”.

Từ sự phân biệt trên, ông Ksor Phước đề nghị phải hết sức cân nhắc các hình thức lỷ luật người bị tạm giam nếu họ vi phạm. Mức kỷ luật có thể có nhưng không được ảnh hưởng đến thân thể, tinh thần vì theo Hiến pháp những người này chưa có tội.

“Loại đối tượng đã có án vẫn phải đảm bảo quyền con người. Do đó cần rà lại theo tinh thần Hiến pháp 2013. Chúng ta phải nhập tâm chỗ này, không phải chúng ta buông lỏng, nhu nhược trước hành vi phạm tội mà đây là đại nghĩa của xã hội và cần minh bạch”, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc nêu ý kiến.

Theo ông Nguyễn Hải Phong- Phó Viện trưởng Viện KSND Tối cao, luật này tác động rất lớn và rất quan trọng đến quyền con người, quyền công dân. Do đó những nội dung quan trọng liên quan đến quyền con người, quyền công dân phải luật hóa tinh thần Hiến pháp, trong đó có vị trí, vai trò của Viện Kiểm sát.

“Có thể khẳng định hầu như tất cả các vụ bức cung, nhục hình đều xảy ra trong thời điểm tạm giữ, tạm giam. Viện Kiểm sát có quyền kháng nghị, kiến nghị nhưng chưa thể hiện được tinh thần trong luật này vì chỉ ghi Viện Kiểm sát “yêu cầu”. Đề nghị ban soạn thảo nghiên cứu chỗ này, chúng ta đều vì dân, vi quyền con người”, Phó Viện trưởng Viện KSND Tối cao đề nghị.

Ông Nguyễn Hải Phong cũng lưu ý thận trọng quy định về hình phạt kỷ luật để đảm bảo quyền con người, đồng thời đề nghị có điều về công tác phối hợp ngay trong luật này.

Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương Nguyễn Doãn Khánh thì cho rằng quản lý người bị tạm giữ, tạm giam bao gồm cả bên ngoài cơ sở tạm giữ, tạm giam (ví dụ ở tòa), nhưng luật không đề cập nên không rõ ai là người quản lý.

Nhấn mạnh quản lý tạm giữ và tạm giam là khác nhau, ông Nguyễn Doãn Khánh nêu rõ quyền con người cần được đảm bảo và cách ứng xử với đối tượng tạm giữ cũng khác với tạm giam. Tuy vậy, dự thảo Luật chưa làm rõ được điều này./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cấm dùng tiền lôi kéo cử tri khi vận động bầu cử
Cấm dùng tiền lôi kéo cử tri khi vận động bầu cử

VOV.VN - Dự thảo Luật Bầu cử Đại biểu Quốc hội và Đại biểu Hội đồng Nhân dân quy định rõ những hành vi bị cấm khi vận động bầu cử.

Cấm dùng tiền lôi kéo cử tri khi vận động bầu cử

Cấm dùng tiền lôi kéo cử tri khi vận động bầu cử

VOV.VN - Dự thảo Luật Bầu cử Đại biểu Quốc hội và Đại biểu Hội đồng Nhân dân quy định rõ những hành vi bị cấm khi vận động bầu cử.

Có nên giao nhiệm vụ điều tra cho công an xã, phường?
Có nên giao nhiệm vụ điều tra cho công an xã, phường?

VOV.VN- Không bổ sung quy định giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra cho cơ quan trên trong Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự.

Có nên giao nhiệm vụ điều tra cho công an xã, phường?

Có nên giao nhiệm vụ điều tra cho công an xã, phường?

VOV.VN- Không bổ sung quy định giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra cho cơ quan trên trong Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự.

Tổ chức cơ quan điều tra hình sự: Tránh phình to bộ máy
Tổ chức cơ quan điều tra hình sự: Tránh phình to bộ máy

VOV.VN- Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng: “Cần quán triệt quan điểm của Đảng không mở rộng tổ chức, sắp xếp gọn hơn, tinh nhuệ hơn, tránh lộng quyền”.

Tổ chức cơ quan điều tra hình sự: Tránh phình to bộ máy

Tổ chức cơ quan điều tra hình sự: Tránh phình to bộ máy

VOV.VN- Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng: “Cần quán triệt quan điểm của Đảng không mở rộng tổ chức, sắp xếp gọn hơn, tinh nhuệ hơn, tránh lộng quyền”.

“Đừng đơn giản nghĩ không phình biên chế, bài học nhiều rồi”
“Đừng đơn giản nghĩ không phình biên chế, bài học nhiều rồi”

VOV.VN -Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước nêu quan điểm khi thảo luận về quy định liên quan Hội đồng bầu cử Quốc gia.

“Đừng đơn giản nghĩ không phình biên chế, bài học nhiều rồi”

“Đừng đơn giản nghĩ không phình biên chế, bài học nhiều rồi”

VOV.VN -Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước nêu quan điểm khi thảo luận về quy định liên quan Hội đồng bầu cử Quốc gia.

“Trưng cầu ý dân thì kết quả phải thực sự là ý dân”
“Trưng cầu ý dân thì kết quả phải thực sự là ý dân”

VOV.VN -Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh điều này khi thảo luận về dự án Luật Trưng cầu ý dân.

“Trưng cầu ý dân thì kết quả phải thực sự là ý dân”

“Trưng cầu ý dân thì kết quả phải thực sự là ý dân”

VOV.VN -Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh điều này khi thảo luận về dự án Luật Trưng cầu ý dân.

Cần thiết ban hành Luật trưng cầu ý dân
Cần thiết ban hành Luật trưng cầu ý dân

VOV.VN - Tiếp tục chương trình làm việc, chiều 25/2, Ủy ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Trung cầu ý dân.

Cần thiết ban hành Luật trưng cầu ý dân

Cần thiết ban hành Luật trưng cầu ý dân

VOV.VN - Tiếp tục chương trình làm việc, chiều 25/2, Ủy ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Trung cầu ý dân.