Giải quyết sau giám sát về thanh niên và trẻ em

VOV.VN -Các Bộ, ngành, địa phương đã tích cực triển khai thực hiện các kiến nghị sau giám sát và đạt được một số kết quả nhất định.

Sáng nay (26/7), tại Hà Nội, Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội và Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc phối hợp tổ chức hội thảo đánh giá việc giải quyết các kiến nghị của Ủy ban sau giám sát chuyên đề về thanh niên và trẻ em từ năm 2008 đến 2010.

Trong những năm qua, Ủy ban văn hóa, giáo dục, thanh, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội đã tiến hành các chuyên đề giám sát về việc thực hiện chính sách, pháp luật đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em; về đầu tư xây dựng, quản lý và sử dụng các cơ sở văn hóa, vui chơi giải trí cho trẻ em; về dạy nghề và giải quyết việc làm cho thanh niên. Đây là những nội dung quan trọng, liên quan trực tiếp đến cuộc sống và sự phát triển toàn diện của thế hệ trẻ.

Tại hội thảo, các đại biểu cho rằng: thời quan qua, các Bộ, ngành, địa phương đã tích cực triển khai thực hiện các kiến nghị sau giám sát và đạt được một số kết quả nhất định.

Về dạy nghề và giải quyết việc làm cho thanh niên, từ năm 2010, Bộ LĐ-TB&XH đã hướng dẫn các Bộ, ngành, địa phương sắp xếp lại, loại bỏ hoặc sáp nhập những cơ sở dạy nghề không hiệu quả, ưu tiên đầu tư cơ sở dạy nghề theo các nghề trọng điểm. Chỉ riêng tổ chức đoàn, đến nay đã có 34 Trung tâm dạy nghề và giới thiệu việc làm góp phần hướng nghiệp, tư vấn nghề và tư vấn việc làm cho thanh niên. Các đoàn thể chính trị xã hội cũng đã nhận được sự hỗ trợ từ nguồn ngân sách Nhà nước cho dạy nghề và giải quyết việc làm cho thanh niên thông qua nhiều chương trình, dự án.

Tuy nhiên, qua thảo luận, nhiều ý kiến nhận định: Nguồn lực tài chính cho công tác này còn hạn hẹp. Chất lượng dạy nghề chưa cao, chưa gắn kết chặt chẽ giữa cơ sở đào tạo với nhu cầu của thị trường dẫn đến tình trạng lãng phí lớn.

Ông Trương Anh Tuấn, Ủy viên Thường trực HĐND tỉnh Nam Định nêu ý kiến: Trước kia 1 giáo trình dạy nghề tiêu chuẩn đối với nghề cơ khí phải được đào tạo 2 năm; dạy nghề công nghệ ít nhất cũng phải đào tạo 1 năm. Nhưng bây giờ chương trình dạy nghề chỉ khoảng 3 tháng, thậm chí rút ngắn còn 2 tháng. Do đó, người được nhận chứng chỉ nghề chưa đủ điều kiện để ra làm nghề. Điều đó làm cho khoảng cách giữa đào tạo nghề và việc sử dụng nghề được đào tạo là khá xa. Do đó, trong triển khai dạy nghề đại trà, phải cần thiết chú ý đến chất lượng dạy nghề thực tế cho người lao động.

Liên quan đến việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ và chăm sóc trẻ em, các đại biểu cho rằng: Đến nay, các ngành chức năng vẫn chưa xây dựng được hệ thống giám sát, theo dõi, đánh giá về thực trạng trẻ em như kiến nghị của Ủy ban; đồng thời còn chậm trễ trong ban hành văn bản chỉ đạo khắc phục những bất cập trong đầu tư, quản lý các cơ sở văn hóa, vui chơi cho trẻ em./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn

(VOV) - Các địa phương cần khuyến khích mọi cơ sở đào tạo có đủ tiêu chuẩn tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn.

Đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn

(VOV) - Các địa phương cần khuyến khích mọi cơ sở đào tạo có đủ tiêu chuẩn tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn.

Bộ trưởng LĐ-TB-XH trả lời về đào tạo nghề, việc làm
Bộ trưởng LĐ-TB-XH trả lời về đào tạo nghề, việc làm

(VOV) -Nhiều học viên tốt nghiệp nhưng trình độ, tay nghề chưa đáp ứng được nhu cầu.

Bộ trưởng LĐ-TB-XH trả lời về đào tạo nghề, việc làm

Bộ trưởng LĐ-TB-XH trả lời về đào tạo nghề, việc làm

(VOV) -Nhiều học viên tốt nghiệp nhưng trình độ, tay nghề chưa đáp ứng được nhu cầu.

3 năm, hơn 1 triệu lao động nông thôn được đào tạo nghề
3 năm, hơn 1 triệu lao động nông thôn được đào tạo nghề

(VOV) - Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân khẳng định, đào tạo nghề cho lao động nông thôn là giải pháp quan trọng để phát triển kinh tế.

3 năm, hơn 1 triệu lao động nông thôn được đào tạo nghề

3 năm, hơn 1 triệu lao động nông thôn được đào tạo nghề

(VOV) - Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân khẳng định, đào tạo nghề cho lao động nông thôn là giải pháp quan trọng để phát triển kinh tế.