Bộ trưởng LĐ-TB-XH trả lời về đào tạo nghề, việc làm

(VOV) -Nhiều học viên tốt nghiệp nhưng trình độ, tay nghề chưa đáp ứng được nhu cầu.

Chiều 13/6, Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh &Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền đăng đàn trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội. Phần lớn nội dung chất vấn liên quan đến đào tạo nghề và việc làm cho người dân.

Đại biểu Trần Quốc Tuấn (đoàn Trà Vinh) chất vấn Bộ trưởng về giải quyết thực trạng hiện nay, nhiều nguồn lực đầu tư cho dạy nghề nhưng cơ sở không phát huy hiệu quả như có trường có thầy nhưng không đủ trò hoặc ngược lại. Nhiều học viên tốt nghiệp nhưng không đáp ứng được nhu cầu xã hội, của doanh nghiệp.

Trả lời câu hỏi trên, Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền cho biết, mục tiêu phấn đấu của Việt Nam đến năm 2020 cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Để đạt được mục tiêu này, Việt Nam cần phải có đủ nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu xã hội và hội nhập với các nước trên thế giới.

Trong những năm gần đây, đầu tư cho dạy nghề được tăng cường, với trên 1.000 cơ sở dạy nghề. Tuy nhiên, việc phát huy nguồn lực này chưa đạt được như mong muốn, nhiều học viên tốt nghiệp nhưng trình độ, tay nghề chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội và doanh nghiệp.

Để khắc phục tình trạng trên, Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền cho biết, Bộ sẽ chỉ đạo các trường nghề không phải dạy nghề theo những gì mình có mà phải gắn với thị trường lao động, nhu cầu của doanh nghiệp. Trường dạy nghề cần phải tìm hiểu nhu cầu thị trường để thay đổi cách thức giảng dạy, đào tạo nguồn nhân lực. Đây việc làm cần thiết nhằm nâng cao chất lượng dạy nghề, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao để có thể đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và thị trường lao động.

Giờ thực hành của lớp điện tử trường Cao đẳng nghề Hà Nội (Ảnh: KTĐT)

Đại biểu Nguyễn Văn Tuyết (đoàn Bà Rịa-Vũng Tàu) đề cập vấn đề mất việc hoặc đang không có việc làm. Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền cho biết, người dân bị mất việc làm hoặc đang không có việc làm thì cần phải được đào tạo lại để họ chuyển đổi nghề sao cho phù hợp với khả năng hơn. Trên cơ sở này, Bộ sẽ chỉ đạo các địa phương tìm hiểu số lượng lao động ở nhóm đối tượng trên cũng như nắm bắt khả năng, trình độ lao động để có phương án đào tạo lại nghề cho họ một cách hiệu quả nhất.

Đối với nhóm những người nghèo, Chính phủ đã có chủ trương hỗ trợ, đào tạo nghề miễn phí và tìm việc phù hợp cho nhóm đối tượng này.

Về đề nghị làm rõ chức năng đào tạo nghề giữa Bộ LĐ-TB& XH và Bộ GD-ĐT của đại biểu Nguyễn Thành Tâm (đoàn Tây Ninh), Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền cho biết, đào tạo nghề cho những ngành nghề phục vụ cho mục tiêu sản xuất thì do Bộ LĐ-TB&XH trực tiếp quản lý; còn đào tạo nghề từ Trung cấp chuyên nghiệp trở lên thì Bộ GD-ĐT quản lý. Sự phân công như Chính phủ quy định như hiện nay là hợp lý. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến thắc mắc về sự chồng chéo phân công giữa đào tạo Trung cấp chuyên nghiệp với Trung cấp nghề; Cao đẳng chuyên nghiệp và Cao đẳng nghề.

Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền nhấn mạnh: Hiện nay, Bộ GD-ĐT đang được Chính phủ giao cho đề án Đổi mới cơ bản về GD-ĐT. Do vậy, những vấn đề mà các đại biểu nêu về sự chồng chéo trong đào tạo nghề sẽ được xem xét một cách kỹ lưỡng./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đào tạo nghề: Không đột phá sẽ thua!
Đào tạo nghề: Không đột phá sẽ thua!

Năm 2010 là năm tiền đề tạo điều kiện thực hiện đột phá về chất lượng dạy nghề trong giai đoạn 2011-2020. Khó khăn vẫn hiện hữu, song nếu không tạo ra đột phá sẽ đồng nghĩa với thất bại.  

Đào tạo nghề: Không đột phá sẽ thua!

Đào tạo nghề: Không đột phá sẽ thua!

Năm 2010 là năm tiền đề tạo điều kiện thực hiện đột phá về chất lượng dạy nghề trong giai đoạn 2011-2020. Khó khăn vẫn hiện hữu, song nếu không tạo ra đột phá sẽ đồng nghĩa với thất bại.  

Trực tiếp chương trình “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn”
Trực tiếp chương trình “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn”

(VOV) -Người dân có thể kể những câu chuyện thành công hay băn khoăn của họ và đặt câu hỏi với các Bộ ngành…

Trực tiếp chương trình “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn”

Trực tiếp chương trình “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn”

(VOV) -Người dân có thể kể những câu chuyện thành công hay băn khoăn của họ và đặt câu hỏi với các Bộ ngành…

Hơn 1 triệu lao động nông thôn được hỗ trợ đào tạo nghề
Hơn 1 triệu lao động nông thôn được hỗ trợ đào tạo nghề

(VOV) -Trong 3 năm ( 2010-2012) triển khai Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” hơn 1 triệu người đã được đào tạo.

Hơn 1 triệu lao động nông thôn được hỗ trợ đào tạo nghề

Hơn 1 triệu lao động nông thôn được hỗ trợ đào tạo nghề

(VOV) -Trong 3 năm ( 2010-2012) triển khai Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” hơn 1 triệu người đã được đào tạo.

Năm 2020, sẽ có trên 27,5 triệu lao động được đào tạo nghề
Năm 2020, sẽ có trên 27,5 triệu lao động được đào tạo nghề

Trong đó có 1 triệu lao động nông thôn và 90% lao động được đào tạo có việc làm phù hợp.

Năm 2020, sẽ có trên 27,5 triệu lao động được đào tạo nghề

Năm 2020, sẽ có trên 27,5 triệu lao động được đào tạo nghề

Trong đó có 1 triệu lao động nông thôn và 90% lao động được đào tạo có việc làm phù hợp.

Gần 80% lao động ở nông thôn chưa được đào tạo nghề
Gần 80% lao động ở nông thôn chưa được đào tạo nghề

Và mỗi năm cả nước có thêm hơn 1 triệu lao động đến tuổi có nhu cầu học nghề

Gần 80% lao động ở nông thôn chưa được đào tạo nghề

Gần 80% lao động ở nông thôn chưa được đào tạo nghề

Và mỗi năm cả nước có thêm hơn 1 triệu lao động đến tuổi có nhu cầu học nghề

Đào tạo nghề phù hợp cho lao động nông thôn
Đào tạo nghề phù hợp cho lao động nông thôn

TP HCM xác định sẽ tập trung phát triển một số ngành nghề, trên cơ sở lợi thế về vùng nguyên liệu, thị trường tiêu thụ, công nghệ sản xuất…  

Đào tạo nghề phù hợp cho lao động nông thôn

Đào tạo nghề phù hợp cho lao động nông thôn

TP HCM xác định sẽ tập trung phát triển một số ngành nghề, trên cơ sở lợi thế về vùng nguyên liệu, thị trường tiêu thụ, công nghệ sản xuất…  

Đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn

(VOV) - Các địa phương cần khuyến khích mọi cơ sở đào tạo có đủ tiêu chuẩn tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn.

Đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn

(VOV) - Các địa phương cần khuyến khích mọi cơ sở đào tạo có đủ tiêu chuẩn tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn.

Cần thêm 10.000 tỷ đồng đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Cần thêm 10.000 tỷ đồng đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Đây là kiến nghị của Bộ NN&PTNT nhằm thực hiện chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong giai đoạn 2011 – 2020.

Cần thêm 10.000 tỷ đồng đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Cần thêm 10.000 tỷ đồng đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Đây là kiến nghị của Bộ NN&PTNT nhằm thực hiện chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong giai đoạn 2011 – 2020.