Trung tướng Tiêu Văn Mẫn: Khí chất người lính cụ Hồ trong thời bình

VOV.VN - Tháng 10/2018, Trung tướng Tiêu Văn Mẫn được phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND vì đã thành tích đặc biệt xuất sắc trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.

Một sáng tháng 4 lịch sử, khi đứng trước căn nhà riêng của Trung tướng Tiêu Văn Mẫn, chúng tôi khá bất ngờ khi chưa tới giờ hẹn, ông đã khoác sẵn lên mình bộ quân phục, cài trang trọng tấm huân chương Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân trên ngực.

Dù đã 91 tuổi, nhưng Trung tướng Tiêu Văn Mẫn vẫn còn rất tinh anh, nụ cười hiền hậu, khí chất rạng ngời với chất giọng người con quê hương Quảng Ngãi. Trung tướng, Anh hùng LLVTND Tiêu Văn Mẫn sinh năm 1933 tại xã Hành Minh, huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi. Khi thực dân Pháp quay trở lại đánh chiếm thị xã Quảng Ngãi, ông vừa đi làm công, phụ giúp gia đình khỏi đứt bữa vừa tham gia dân công hỏa tuyến. Tình yêu quê hương thiết tha và sâu sắc đã được ông nuôi dưỡng từ những kỷ niệm đưa cha mình về thăm quê nội. 

Trước những thành công liên tiếp trong cuộc kháng chiến chống Pháp đã thôi thúc ông đến quân ngũ năm 1953. Hành trang chữ nghĩa lúc bấy giờ của ông mới chỉ là biết đọc, biết viết, làm toán đơn giản qua các lớp bình dân học vụ ban đêm.

Trong cuộc đời binh nghiệp của mình, Trung tướng Tiêu Văn Mẫn đã tham gia 71 trận đánh lớn nhỏ khác nhau. Công việc đầu tiên ông được phân công là làm anh nuôi tại Tiểu đoàn 375 trực thuộc quân khu V. Sau gần 1 năm, ông xin đơn vị trực tiếp tham gia chiến đấu và được chi bộ kết nạp Đảng khi mới được một năm tuổi quân. 

Cho đến năm 1955, kháng chiến chống Pháp kết thúc, Trung tướng Tiêu Văn Mẫn được lệnh tập kết ra Bắc rồi được cử đi học lớp đào tạo sĩ quan chính trị đầu tiên của quân đội, tại trường sĩ quan Lục quân 1 (thị xã Sơn Tây).

Đầu năm 1965, đại đội ông đóng vai trò chủ công trong đội hình Trung đoàn 42 sau đổi phiên hiệu là 24A hành tiến về Nam. Vào Tây Nguyên, trận đánh đầu tiên ở đường 14, đơn vị ông giành thắng lợi giòn giã. Trung tướng Tiêu Văn Mẫn được đề bạt làm Chính trị viên phó Tiểu đoàn. 

Với khả năng của mình, chỉ hơn một năm, từ tháng 7/1967 đến tháng 10/1968, ông đã lên 4 chức, từ Chính trị viên đại đội đến Phó chính ủy Trung đoàn 24A.

Trung tướng Tiêu Văn Mẫn gần như đã giành cả đời gắn liền với chiến trường Tây Nguyên. Tại nơi đó, ông có hai trận đánh để đời là trận phòng ngự tại Ngọc Bờ Biêng kìm chân Lữ đoàn dù 173 Mỹ giữ vững trận địa và trận đánh tiêu diệt gọn đại đội Lôi Hổ của ngụy vào tháng 10/1968.

Năm 1967, Chính trị viên Tiểu đoàn 6, Trung đoàn 24A Tiêu Văn Mẫn đi kiểm tra trận địa thì được tin Mỹ đổ bộ một tiểu đoàn, cách trận địa phòng ngự của ta chỉ 200m. Ông cảm thấy đã tới thời cơ tiêu diệt địch liền điện thoại cho Tiểu đoàn trưởng đề nghị tổ chức mũi thọc sâu, còn ông chỉ huy giữ vững trận địa. 

Ông kể rằng: “Rừng núi Tây Nguyên cao, địa hình rất đẹp, đứng ở đó nhìn tất cả dưới đồng bằng là nhìn rõ như ban ngày. Thế nên địch cũng tấn công để cố lên làm chủ. Ngọc Bờ Biêng là 1 điểm cao nhất của Tây Nguyên. Cái đỉnh đó, ai mà chiếm được là thắng lợi cả chiến trường Tây Nguyên cho nên anh em quyết tâm giữ bằng được, làm chủ được trận địa ở Ngọc Bờ Biêng.” 

Trung tướng Tiêu Văn Mẫn đã chỉ huy chờ địch lên cách quân ta khoảng 30m mới bắt đầu nổ súng. Cùng đó, 1 bộ phận tiểu đoàn tiến lên bọc vây hai bên sườn, tấn công làm rệu rã đội hình của địch. Tiếp đó, quân địch nhiều lần tấn công lên nhưng trận địa của đơn vị vẫn giữ vững và từ đó giành được thắng lợi. Sau trận này, Trung tướng Tiêu Văn Mẫn được tặng thưởng danh hiệu Dũng sĩ diệt Mỹ - một danh hiệu khá hiếm đối với cán bộ cấp tiểu đoàn lúc bấy giờ. Ngày đó, cán bộ từ đại đội đến trung đoàn đều không bao giờ mang súng ngắn mà luôn mang khẩu AK để chiến đấu cho nên nhờ đó chiến đấu diệt được nhiều địch hơn. 

“Hôm tiểu đoàn tôi phòng ngự ở Ngọc Bờ Biêng thì Mỹ 7 lần tấn công lên nhưng đều thất bại bị chúng ta đánh bạt hết không lên được. Phải nói đó là 1 chiến trường ác liệt!”, Trung tướng Tiêu Văn Mẫn kể lại 

Vào tháng 10/1968, ông chỉ huy diệt gọn Đại đội Lôi Hổ của ngụy và bắn rơi 1 máy bay trực thăng. Lôi Hổ là tên của lực lượng biệt kích đặc biệt tinh nhuệ thường nhảy dù nhằm trinh sát, tập kích các đơn vị chủ lực của ta. Lúc đó, ông đang làm Chính trị viên Tiểu đoàn nhưng trận đánh đó Tiểu đoàn trưởng bị ốm nên ông trực tiếp thay và cùng Tiểu đoàn phó chỉ huy đơn vị. Trung tướng Tiêu Văn Mẫn đã chỉ đạo đơn vị để cho địch hạ cánh ở gần mặt đất thì bắt đầu nổ súng. Sau đó, quân ta đã bắn rơi tại chỗ 1 máy bay trực thăng địch, đánh diệt gọn được cả đại đội. 

Trong số các chiến trường, Tây Nguyên được coi là chiến trường gian khổ nhất đối với người lính, bởi những hạn chế trong quá trình cứu trợ, vận chuyển lương thực. Đặc biệt, bộ đội ở chiến trường Tây Nguyên B3 càng gặp nhiều khó khăn, vất vả hơn, bởi địa bàn nằm ở đoạn khó tiếp cận.

Tuyến đường vận tải Trường Sơn không đi qua chiến trường B3 mà chỉ có một nhánh rẽ từ Tây Trường Sơn đi xuyên qua vùng biên giới Việt Lào ở Kon Tum đi sang. Đường tiếp vận từ ngoài Bắc vào hoặc mua lương thực từ vùng B2 Tây Ninh chuyển ra đều khó. Nên bộ đội bấy giờ thường xuyên chịu cảnh thiếu muối, thiếu gạo, sốt rét, chỉ có 1 lạng gạo để ăn mỗi ngày, còn lại là rau rừng, sắn,...

“Chiến trường phải nói là rất ác liệt, muối không có mà ăn phải xin bên tỉnh đội muối về để ăn. Xin được mấy lon muối nhưng phải về chia cho cả Tiểu đoàn nên mỗi người chỉ được vài ba hạt để sống tạm trong những ngày thiếu thốn ở đấy. Phải nói là chiến trường lúc ấy ác liệt và gian khổ quá, vất vả quá. B1 ở Quân khu 5 thì người ta có phiếu tiêu dùng, B2 có phụ trợ cấp, nhưng B3 Tây Nguyên thì không có gì hết, tất cả dựa vào dân để mà chiến đấu chứ không có cung cấp.” Trung tướng Tiêu Văn Mẫn nhớ lại

Đồng bào dân tộc Tây Nguyên chủ yếu là dân tộc thiểu số, khó khăn và thiếu thốn trăm bề nhưng thương bộ đội, đồng bào theo cách mạng một lòng nên từ củ sắn hay bắp ngô đều đem tới tiếp thêm sức mạnh cho bộ đội. 

“Nhờ nhân dân các dân tộc Tây Nguyên chia sẻ, động viên và giúp đỡ cả về vật chất và tinh thần, bộ đội chúng tôi yên tâm chiến đấu và công tác. Nhân dân Tây Nguyên thương bộ đội, luôn tạo điều kiện để hoạt động có hiệu lực, hiệu quả. Tôi có nhiều kỉ niệm với người dân nơi đây. Từ những hạt muối, trái bắp, quả chuối, họ đều mang đến ủng hộ bộ đội để chiến đấu. Dân cũng góp 1 phần lớn vào trong chiến thắng này.”

Khi ông được giao cương vị Phó tư lệnh về Chính trị Quân đoàn 3 cũng là thời kỳ quân đoàn có cuộc chuyển quân lịch sử trở lại Tây Nguyên. Đa số anh em cán bộ đều có gia đình ở ngoài miền Bắc, khi nghe tin phải chuyển quân về lại Tây Nguyên, không ít người cảm thấy phân vân. Nhưng nhờ làm tốt công tác tư tưởng, công tác chính trị, xác định rõ nhiệm vụ của Bộ đội Cụ Hồ mà toàn quân sẵn sàng lên đường hành quân vào Tây Nguyên. 

“Nghề Chính trị là cái nghề phải có tâm, có trách nhiệm, có lòng tin ở quần chúng, ở anh em, đặc biệt là những anh em yếu kém thì mình phải coi họ là em của mình, thậm chí là con. Anh em mà yếu kém là do trách nhiệm của mình có 1 phần trong đó cho nên mình phải cố gắng giải thích, động viên cho anh em yên tâm cùng đơn vị hành quân về Tây Nguyên.” Trung tướng Tiêu Văn Mẫn chia sẻ

Đầu năm 1990, Trung tướng Tiêu Văn Mẫn rời Quân đoàn 3, về làm Chủ nhiệm Chính trị rồi Phó tư lệnh về chính trị Quân khu 5. Đất nước hết chiến tranh, đời sống khá lên, nhưng phần lớn cán bộ quân khu đều chưa có nhà ở. 

Ông kể lại “Các anh em khổ quá, tất cả đều không có chỗ ở mà không an cư thì không lạc nghiệp được. Cho nên tôi đề xuất và bàn với tập thể thường vụ quân khu cắt 1 khu đất cấp cho anh em, từ lái xe trở lên có gia đình mà chưa có nhà ở hoặc đang đi ở tạm. Sau này, gần 3000 suất đất được cấp đã thành các khu nhà của anh em cán bộ Quân khu 5. Sau đó, anh em rất phấn khởi tập trung vào công việc, không bị phân tán, cũng là động viên cán bộ để an tâm chiến đấu và công tác”. Nhưng riêng mình, ông vẫn ở nhà công vụ, đến khi về hưu trả lại nhà cho Quân khu. 

Như Bác Hồ từng nói: “Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”. Quân đoàn đã lần lượt phát triển được 385 tổ đội công tác đến 110 xã vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, góp phần phát hiện, làm vô hiệu hóa nhiều tổ chức phản động.  

“Công tác dân vận là công tác rất quan trọng của Đảng, của Quân đội ta. Không có công tác dân vận thì không hoạt động được, bởi vì dân vận là nhờ dân, dựa vào dân để mà chiến đấu, công tác, nắm tình hình. Cho nên dân là tai mắt của bộ đội, rất quan trọng trong chiến đấu cũng như công tác thường xuyên.” Trung tướng Tiêu Văn Mẫn nhận định 

Tháng 10/2018, Trung tướng Tiêu Văn Mẫn được phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND vì đã thành tích đặc biệt xuất sắc trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Khi nhận danh hiệu này, ông đã rất bất ngờ và sung sướng, không nghĩ rằng mình có ngày được phong làm Anh hùng.

“Khi có công văn phong danh hiệu Anh hùng phải nói là rất bất ngờ. Không nghĩ tới được cái chuyện anh hùng được. Nhờ anh em quần chúng phát hiện và nộp đơn xét duyệt nên tôi mới vinh dự nhận được danh hiệu này.” - Trung tướng Tiêu Văn Mẫn cười nói

Sau nhiều năm xa vợ, xa con theo đuổi con đường binh nghiệp, khi nghỉ hưu trở về với cuộc sống đời thường, ông cảm thấy may mắn khi có một người vợ tần tảo, thủy chung, hy sinh hết mình vì gia đình, bà cũng là động lực động viên ông trong công tác chiến đấu. Những thành thích của ông ngày hôm nay đều có bóng hình của bà, người vợ ấy đã sinh hạ cho ông 4 người con hiếu thảo, ngoan ngoãn, tất cả đều là bộ đội. Gia đình ông luôn giáo dục con cái sống xứng danh Bộ đội Cụ Hồ, có trách nhiệm với Tổ quốc.

Khi gia nhập “làng lính” Nam Đồng ở quận Đống Đa, Hà Nội, ông được bầu vào Thường vụ Đảng ủy phường và giữ nhiều cương vị quan trọng. 

Trở về với cuộc sống đời thường bình yên là thế, nhưng trong lòng ông luôn trăn trở về những vấn đề tiêu cực của xã hội, mà nổi bật lên là nhiều cán bộ làm không tốt gây ảnh hưởng tới danh tiếng của Bộ đội Cụ Hồ.

“Không giữ được danh hiệu của Bộ đội Cụ Hồ, điều đó thể hiện chủ nghĩa cá nhân tham vọng cho nên dẫn đến tiêu cực, gây ra tiếng xấu. Cái đó là một điều đáng buồn.” - Ông nói.

Trung tướng Tiêu Văn Mẫn cho rằng, công tác xây dựng Đảng bao giờ cũng phải đưa lên hàng đầu, Đảng viên phải luôn luôn tôn trọng truyền thống của quân đội, cố gắng giữ gìn phẩm chất, đạo đức của người chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam. 

Ông cũng buồn khi có một số người làm ngược lại, vì lòng tham nên không giữ được phẩm chất vốn có, vi phạm khuyết điểm đến mức phải khai trừ ra khỏi Đảng.

“Tôi luôn động viên và mong muốn các thế hệ sau luôn phải giữ vững phẩm chất của người chiến sĩ, người cán bộ, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ không làm điều gì trái với pháp luật, trái với kỉ luật của Đảng. Đây cũng là điều tôi rất trăn trở hiện nay.” - Trung tướng Tiêu Văn Mẫn chia sẻ.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Trung tướng Khuất Duy Tiến: “Tôi buồn vì vẫn còn nhiều cán bộ sai phạm, tham ô”
Trung tướng Khuất Duy Tiến: “Tôi buồn vì vẫn còn nhiều cán bộ sai phạm, tham ô”

VOV.VN - Đi qua nhiều trận mạc, từ kháng chiến chống Pháp đến cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, khi trở về với cuộc sống đời thường, Trung tướng Khuất Duy Tiến luôn trăn trở về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Ông buồn vì dân mình chịu khó, vất vả thế thế mà vẫn có những người tham ô, “làm bậy” ảnh hưởng đến thanh danh của Đảng.

Trung tướng Khuất Duy Tiến: “Tôi buồn vì vẫn còn nhiều cán bộ sai phạm, tham ô”

Trung tướng Khuất Duy Tiến: “Tôi buồn vì vẫn còn nhiều cán bộ sai phạm, tham ô”

VOV.VN - Đi qua nhiều trận mạc, từ kháng chiến chống Pháp đến cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, khi trở về với cuộc sống đời thường, Trung tướng Khuất Duy Tiến luôn trăn trở về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Ông buồn vì dân mình chịu khó, vất vả thế thế mà vẫn có những người tham ô, “làm bậy” ảnh hưởng đến thanh danh của Đảng.

Ký ức của người lính Điện Biên: Gian khổ nhưng rất đỗi hào hùng
Ký ức của người lính Điện Biên: Gian khổ nhưng rất đỗi hào hùng

VOV.VN - Trong số các cựu chiến binh từng tham gia chiến đấu tại chiến trường Điện Biên Phủ, nhiều người hiện đang sinh sống tại tỉnh Lào Cai. 70 năm trôi qua, những kí ức trong họ về một thời gian khổ nhưng hào hùng vẫn không hề phai nhạt.

Ký ức của người lính Điện Biên: Gian khổ nhưng rất đỗi hào hùng

Ký ức của người lính Điện Biên: Gian khổ nhưng rất đỗi hào hùng

VOV.VN - Trong số các cựu chiến binh từng tham gia chiến đấu tại chiến trường Điện Biên Phủ, nhiều người hiện đang sinh sống tại tỉnh Lào Cai. 70 năm trôi qua, những kí ức trong họ về một thời gian khổ nhưng hào hùng vẫn không hề phai nhạt.

Truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân cho đại tá Bùi Văn Tùng
Truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân cho đại tá Bùi Văn Tùng

Đại tá Bùi Văn Tùng - nguyên chính ủy Lữ đoàn xe tăng 203, thuộc Quân đoàn 2 - được truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.

Truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân cho đại tá Bùi Văn Tùng

Truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân cho đại tá Bùi Văn Tùng

Đại tá Bùi Văn Tùng - nguyên chính ủy Lữ đoàn xe tăng 203, thuộc Quân đoàn 2 - được truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.

Công an Nghệ An đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân
Công an Nghệ An đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân

VOV.VN - Sáng 11/3, tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, Công an tỉnh Nghệ An long trọng tổ chức lễ Kỷ niệm 76 năm Công an nhân dân học tập, thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy và đón nhận danh hiệu "Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân".

Công an Nghệ An đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân

Công an Nghệ An đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân

VOV.VN - Sáng 11/3, tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, Công an tỉnh Nghệ An long trọng tổ chức lễ Kỷ niệm 76 năm Công an nhân dân học tập, thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy và đón nhận danh hiệu "Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân".