4 điểm "nghẽn" phát triển đặc khu kinh tế ở Việt Nam?

VOV.VN -Theo PGS, TS Trần Đình Thiên, đa số các đặc khu kinh tế đều chưa thành công theo kỳ vọng tạo "bàn đạp phát triển".

Tham luận của PGS, TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, tại Hội thảo khoa học quốc tế về phát triển Đặc khu kinh tế - kinh nghiệm và cơ hội mới diễn ra tại Quảng Ninh, có đánh giá: Nhìn chung đa số các đặc khu kinh tế đều chưa thành công - theo nghĩa kỳ vọng vào việc tạo ra những “bàn đạp phát triển”.

Bài học kinh nghiệm nhiều, nhưng phải biết áp dụng

Ông Thiên cũng khẳng định: “Nhận xét khắt khe này không có ý nghĩa phê phán một cách thử nghiệm hay sự yếu kém chung. Thử nghiệm nhìn chung chứa đựng khả năng thất bại rất cao. Và chân lý này cũng đúng với việc thử nhiệm mô hình đặc khu kinh tế ở nhiều nước. Vì vậy, nhận xét khắt khe nêu trên hàm ý phải rút kinh nghiệm nghiêm túc các thử nghiệm để tiếp tục tiến lên – nếu kinh nghiệm cho thấy đây vẫn là một xu hướng đúng và có triển vọng”.

PGS, TS Trần Đình Thiên (Ảnh: VEF)

Dẫn kinh nghiệm thực tiễn trên thế giới, ông Thiên cho hay: Những kinh nghiệm thành công, dù ít hơn so với thất bại, vẫn đủ mạnh để chứng tỏ tính đúng đắn của cách làm này. Đó là sự đúng đắn của việc “thuận theo xu thế thời đại” – toàn cầu, tự do hóa và hiện đại, cả về cấu trúc vật chất lẫn thể chế và phương thức hoạt động của hình thức đặc khu kinh tế. Có những ví dụ thành công điển hình như Thâm Quyến (Trung quốc), Incheon (Hàn Quốc) và Dubai (Các Tiểu Vương quốc Ả Rập – UAE).

Tuy nhiên, “trong dải thành công kiểu này, tức là thành công bằng cách áp dụngcác thể chế vượt trội để tạo ra đột phá phát triển nhằm tiến vượt bậc”- ông Thiên nhấn mạnh.

Lấy ví dụ thực tế của Singapore, ông Thiên so sánh: Singapore có diện tích gần như tương đương huyện đảo Phú Quốc của Việt Nam, họ đã bứt phá mạnh nhờ vào việc áp dụng thể chế phát triển vượt trội (quốc gia – đô thị - cảng biển hiện đại). Nhờ đó, sau hơn 40 năm, từ một nước nghèo như Việt Nam tại điểm xuất phát lúc đó, tức là thuộc loại nghèo nhất thế giới, hầu như không có tài nguyên gì đặc biệt, Singapore vươn lên thành nước giàu nhất thế giới tính theo GDP/đầu người (hơn 50.000 USD). Trong khi đó, Việt Nam giờ đây mới vươn lên thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình thấp (chưa được 2.000 USD/người, tức là thua kém Singapore hơn 25 lần).

Theo ông Thiên, những bài học về phát triển đặc khu kinh tế từ những nước đi trước là rất quý báu, là tài sản vô giá cho cả thế giới, đặc biệt là cho các nước đi sau. “Việt Nam sẽ được hưởng lợi với tư cách này, dĩ nhiên, với một điều kiện: biết học và biết áp dụng cho hợp hoàn cảnh”.

4 lý do khiến “đặc khu kinh tế” Việt Nam đạt kỳ vọng

Nhìn vào thực tế phát triển tại Việt Nam, ông Thiên lý giải sự chưa thành công của nhiều dạng loại “đặc khu” kinh tế thời gian qua gồm 4 điểm chính: Thứ nhất, vấn đề mấu chốt là việc xác lập một lập trường, quan điểm rõ ràng về giá trị đột phá phát triển của loại hình kinh tế này – phù hợp với nhu cầu phát triển của thời đại, là cách thức để tạo sức mạnh đột phá quốc gia và lan tỏa Vùng để đưa cả nền kinh tế tiến vượt lên trên cả trục công nghệ lẫn trục thể chế.

“Chính sự không thống nhất tư duy phát triển (vẫn e dè, lo ngại tính cấp tiến, vượt trội thể chế, sợ “chệch hướng”, tính “kèn cựa” cục bộ địa phương, v.v.) đã cản trở ý tưởng mạnh bạo thử nghiệm”- ông Thiên nhấn mạnh.

Thứ hai, cách tiếp cận đổi mới chủ yếu “từ dưới lên” đã làm cho công cuộc đột phá bị cản trở nhiều bởi các quy trình phê duyệt, chấp thuận các đề xuất đổi mới do các cấp địa phương đề xuất, vốn là quy trình mang nặng tính bàn giấy, không gắn bó và cũng không phải chịu trách nhiệm lợi ích; trong khi các nhóm chuyên gia phê duyệt thì thường thiếu năng lực chuyên môn cần thiết cũng như thiếu tầm nhìn chiến lược.

Thứ ba, phát triển đột phá nói chung, đột phá “vùng” nói riêng bị xem nhẹ. Do đó, không cho phép các địa phương mạnh dạn áp dụng hệ thống thể chế vượt trội (xin nhấn mạnh: hệ thống thể chế - chứ không phải từng thể chế, chính sách cụ thể, riêng biệt) để tạo đột phá. Cơ bản, hệ thống khuyến khích vĩ mô đối với các dạng loại “đặc khu kinh tế” chỉ dừng lại ở mức “ưu đãi” cao nhất của Việt Nam, tức là cao nhất của một hệ thống thể chế còn kém phát triển, chủ yếu là các ưu đãi kinh tế chứ không nhắm tới việc xây dựng một môi trường kinh doanh hiện đại, là thứ mới đích thực là “tổ của những con chim phượng hoàng đến đẻ trứng”, có sức hấp dẫn mạnh mẽ các nhà đầu tư lớn.

Do đó, Việt Nam không có những tọa độ hấp dẫn được các nhà đầu tưchiến lượcquốc tế, khôngthu hút đượcđầu tư đẳng cấp thế giới.

Thứ tư, không chú trọng tạo điều kiện bảo đảm dài hạn cho sự phát triển vượt trội của Đặc khu, trong đó, các nhóm điều kiệnquan trọng nhất là hệ thốngdoanh nghiệp bản địa đối ứng, nguồn nhân lựcchất lượng và hệ thống kết nối hạ tầng hiện đại. Nguồn lực bị phân tán mà không tập trung phát triển hạ tầng cho các tọa độ trọng điểm, việc chậm trễ phát triểndoanh nghiệp hiện đại, nguồn nhân lực định hướng lao động giản đơn và chậm phát triển tính chuyên nghiệp (do mô hình tăng trưởng–phát triển các ngành khai thác tài nguyên, gia công lắp ráp hay đi làm thuê nước ngoài)./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Phát triển Phú Quốc trở thành đặc khu kinh tế
Phát triển Phú Quốc trở thành đặc khu kinh tế

(VOV) -Thủ tướng yêu cầu Phú Quốc tìm mọi cách phát triển mạnh hoạt động du lịch.

Phát triển Phú Quốc trở thành đặc khu kinh tế

Phát triển Phú Quốc trở thành đặc khu kinh tế

(VOV) -Thủ tướng yêu cầu Phú Quốc tìm mọi cách phát triển mạnh hoạt động du lịch.

Xem xét đề xuất xây dựng đặc khu hành chính kinh tế Vân Đồn
Xem xét đề xuất xây dựng đặc khu hành chính kinh tế Vân Đồn

VOV.VN - Sáng 24/8, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân khảo sát khu kinh tế Vân Đồn (huyện đảo Vân Đồn, Quảng Ninh). 

Xem xét đề xuất xây dựng đặc khu hành chính kinh tế Vân Đồn

Xem xét đề xuất xây dựng đặc khu hành chính kinh tế Vân Đồn

VOV.VN - Sáng 24/8, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân khảo sát khu kinh tế Vân Đồn (huyện đảo Vân Đồn, Quảng Ninh). 

Tìm cơ chế để Phú Quốc thành đặc khu với những đột phá mới
Tìm cơ chế để Phú Quốc thành đặc khu với những đột phá mới

VOV.VN-Đây là chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh tại Hội thảo "Góp ý đề án xây dựng khu hành chính- kinh tế đặc biệt Phú Quốc".

Tìm cơ chế để Phú Quốc thành đặc khu với những đột phá mới

Tìm cơ chế để Phú Quốc thành đặc khu với những đột phá mới

VOV.VN-Đây là chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh tại Hội thảo "Góp ý đề án xây dựng khu hành chính- kinh tế đặc biệt Phú Quốc".

Côn Đảo đủ điều kiện thành lập đặc khu hành chính - kinh tế
Côn Đảo đủ điều kiện thành lập đặc khu hành chính - kinh tế

VOV.VN -Nhiều chuyên gia cho rằng nên xây dựng mô hình Bí thư kiêm Chủ tịch tại Côn Đảo.

Côn Đảo đủ điều kiện thành lập đặc khu hành chính - kinh tế

Côn Đảo đủ điều kiện thành lập đặc khu hành chính - kinh tế

VOV.VN -Nhiều chuyên gia cho rằng nên xây dựng mô hình Bí thư kiêm Chủ tịch tại Côn Đảo.

Việt Nam trước cơ hội phát triển đặc khu kinh tế
Việt Nam trước cơ hội phát triển đặc khu kinh tế

VOV.VN - Hội thảo khoa học quốc tế thuộc Diễn đàn phát triển đặc khu kinh tế thế giới sẽ được tổ chức tại Quảng Ninh từ ngày 20-21/3.

Việt Nam trước cơ hội phát triển đặc khu kinh tế

Việt Nam trước cơ hội phát triển đặc khu kinh tế

VOV.VN - Hội thảo khoa học quốc tế thuộc Diễn đàn phát triển đặc khu kinh tế thế giới sẽ được tổ chức tại Quảng Ninh từ ngày 20-21/3.