Doanh nghiệp cổ phần hóa sẽ khó ôm “đất vàng”?

VOV.VN - Theo dự thảo nghị định của Bộ Tài chính, doanh nghiệp cổ phần hóa sẽ khó lợi dụng để nắm giữ "đất vàng”.

Bộ Tài chính đang xây dựng dự thảo nghị định về chuyển doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần. Một trong những điểm đáng chú ý là sẽ phương án ngăn tình trạng doanh nghiệp cố tình lợi dụng để nắm giữ “đất vàng”. Đồng thời sẽ có những quy định chặt chẽ về thoái vốn, ngăn chặn tình trạng thoái vốn nội bộ theo thỏa thuận.

Ông Đặng Quyết Tiến - Phó Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp chủ trì họp báo
Một trong những vấn đề nóng được đặt ra tại buổi họp báo chiều nay của Bộ Tài chính là việc xử lý đất đai và xác định giá trị quyền sử dụng đất trong giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá. Đây có thể coi là vấn đề được quan tâm nhất trong quá trình cổ phần hoá trong thời gian qua.

Điểm mới trong dự thảo là bổ sung quy định đối với các doanh nghiệp quản lý nhiều đất đai ở những vị trí có lợi thế thương mại cao theo hướng yêu cầu doanh nghiệp cổ phần hóa phải xây dựng phương án sử dụng đất trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định. Phương án sử dụng đất phải được gửi đến Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trên địa bàn trước khi thực hiện xác định giá trị doanh nghiệp.

Ông Đặng Quyết Tiến, Phó Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp – Bộ Tài chính cho biết, doanh nghiệp sau cổ phần hóa khi thuê đất trả tiền hàng năm, tránh lợi dụng giá thời điểm thấp thuê, còn giá thời điểm cao chuyển đổi mục đích.

Doanh nghiệp nào được giao đất, phải quy hoạch rõ danh mục sử dụng đất. Việc làm này nhằm ngăn ngừa tình trạng doanh nghiệp lợi dụng tiếp tục nắm giữ lại toàn bộ diện tích đất đang quản lý, mặc dù chưa phù hợp ngành nghề kinh doanh, mục đích sử dụng đất cũng như quy hoạch của địa phương- nơi doanh nghiệp có diện tích đất được giao và thuê, ông Tiến nêu rõ.

Một thay đổi đáng chú ý khác là chính sách bán cổ phần cho người lao động trong doanh nghiệp cổ phần hoá.

Ông Nguyễn Duy Long, Tổ trưởng Tổ biên soạn dự thảo cho biết, việc mua cổ phần ưu đãi sẽ theo số năm công tác tại doanh nghiệp nhà nước cho toàn bộ lao động và lãnh đạo doanh nghiệp. Dự thảo Nghị định điều chỉnh theo hướng người lao động được mua tối đa 100 cổ phần cho mỗi năm thực tế làm việc tại khu vực Nhà nước, với giá bán bằng 60% giá trị 1 cổ phần tính theo mệnh giá (10.000 đồng/cổ phần). Quy định này nhằm tạo thuận lợi hơn cho người lao động được nắm giữ cổ phần tại doanh nghiệp sau cổ phần.

Trả lời câu hỏi về lo ngại việc thoái vốn diễn ra theo thỏa thuận, nội bộ, dễ gây thất thoát tài sản nhà nước hoặc biến doanh nghiệp nhà nước thành doanh nghiệp của gia đình, ông Đặng Quyết Tiến, Phó Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp cho biết, việc thoái vốn phải thực hiện công khai, minh bạch. Trong luật quản lý vốn có hiệu lực 1.7.2015, việc bán vốn nhà nước phải theo 3 bước: đấu giá công khai sau đó chào bán cạnh tranh. Nếu không bán được mới phải dùng đến hình thức bán thỏa thuận.

Bộ Tài chính cho biết, một điều chỉnh khác trong dự thảo là tiêu chí lựa chọn và có chính sách bán cổ phần phù hợp cho cổ đông chiến lược đối với doanh nghiệp cổ phần hoá. Theo đó, việc bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược thực hiện sau cuộc bán đấu giá công khai (bỏ hình thức bán thỏa thuận trước).

Nhà đầu tư chiến lược phải có kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 2 năm gần nhất tính đến thời điểm đăng ký mua cổ phần phải có lãi và không có lỗ lũy kế. Đồng thời phải cam kết gắn bó lâu dài, hỗ trợ doanh nghiệp sau cổ phần hóa và phải có nghĩa vụ bồi thường nếu không thực hiện đúng cam kết./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hà Nội đấu giá nhiều khu 'đất vàng' của chủ Rạp Tháng 8
Hà Nội đấu giá nhiều khu 'đất vàng' của chủ Rạp Tháng 8

Các lô 'đất vàng' sắp được Hà Nội đấu giá bao gồm: số 23 phố Thái Thịnh, số 17-19 phố Đặng Dung, và 3 địa điểm tại huyện Đông Anh.

Hà Nội đấu giá nhiều khu 'đất vàng' của chủ Rạp Tháng 8

Hà Nội đấu giá nhiều khu 'đất vàng' của chủ Rạp Tháng 8

Các lô 'đất vàng' sắp được Hà Nội đấu giá bao gồm: số 23 phố Thái Thịnh, số 17-19 phố Đặng Dung, và 3 địa điểm tại huyện Đông Anh.

Ai sở hữu nhiều đất vàng nhất Sài Gòn?
Ai sở hữu nhiều đất vàng nhất Sài Gòn?

"Bộ sưu tập đất vàng" của mình được một số ít DN có tiềm lực tài chính thực hiện thông qua mua bán sáp nhập, cũng như tham gia chương trình đấu giá của TP HCM.

Ai sở hữu nhiều đất vàng nhất Sài Gòn?

Ai sở hữu nhiều đất vàng nhất Sài Gòn?

"Bộ sưu tập đất vàng" của mình được một số ít DN có tiềm lực tài chính thực hiện thông qua mua bán sáp nhập, cũng như tham gia chương trình đấu giá của TP HCM.

Thanh tra việc chuyển đổi sử dụng 'đất vàng' tại Hà Nội
Thanh tra việc chuyển đổi sử dụng 'đất vàng' tại Hà Nội

Thanh tra Chính phủ cho biết cơ quan này vừa công bố quyết định thanh tra một số dự án đầu tư và việc chuyển nhượng nhà đất tại Hà Nội.

Thanh tra việc chuyển đổi sử dụng 'đất vàng' tại Hà Nội

Thanh tra việc chuyển đổi sử dụng 'đất vàng' tại Hà Nội

Thanh tra Chính phủ cho biết cơ quan này vừa công bố quyết định thanh tra một số dự án đầu tư và việc chuyển nhượng nhà đất tại Hà Nội.

Làm rõ việc chuyển đổi “đất vàng” ở các thành phố lớn
Làm rõ việc chuyển đổi “đất vàng” ở các thành phố lớn

Thanh tra Chính phủ sẽ thanh tra việc chuyển đổi nhà đất công có vị trí đắc địa sang mục đích khác tại TP HCM, Hà Nội, Khánh Hoà, Đà Nẵng.

Làm rõ việc chuyển đổi “đất vàng” ở các thành phố lớn

Làm rõ việc chuyển đổi “đất vàng” ở các thành phố lớn

Thanh tra Chính phủ sẽ thanh tra việc chuyển đổi nhà đất công có vị trí đắc địa sang mục đích khác tại TP HCM, Hà Nội, Khánh Hoà, Đà Nẵng.

Lo mất “đất vàng” vì tăng vốn điều lệ: Chủ doanh nghiệp nói gì?
Lo mất “đất vàng” vì tăng vốn điều lệ: Chủ doanh nghiệp nói gì?

VOV.VN - Đại diện doanh nghiệp nói, việc cổ phần hóa và tăng vốn điều lệ không làm giảm tỷ lệ vốn sở hữu của nhà nước, không làm thất thoát đất đang đi thuê.

Lo mất “đất vàng” vì tăng vốn điều lệ: Chủ doanh nghiệp nói gì?

Lo mất “đất vàng” vì tăng vốn điều lệ: Chủ doanh nghiệp nói gì?

VOV.VN - Đại diện doanh nghiệp nói, việc cổ phần hóa và tăng vốn điều lệ không làm giảm tỷ lệ vốn sở hữu của nhà nước, không làm thất thoát đất đang đi thuê.