Kết nối công nghiệp hỗ trợ vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

(VOV) - Đến nay đã có khoảng 500 doanh nghiệp cung ứng sản phẩm cho ngành sản xuất ô tô, xe máy, điện tử…

Ngày 21/11, Bộ Công Thương phối hợp với UBND tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức Hội thảo “Kết nối công nghiệp hỗ trợ vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ” nhằm tìm ra những giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ, thu hút đầu tư nước ngoài vào phát triển công nghiệp hỗ trợ tại vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ.

Các ý kiến tại hội thảo nhận định, ngành công nghiệp phụ trợ Việt Nam có tiểm năng lớn. Tuy nhiên, các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp phụ trợ còn gặp nhiều khó khăn.

Theo ông Bùi Ngọc Huyên, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần ô tô Xuân Kiên Vinaxuki, Việt Nam có thể đầu tư công nghệ cao để đáp ứng 80% phụ tùng sản xuất, lắp ráp ô tô, nhưng doanh nghiệp ngại đầu tư do khó khăn về vốn và lãi suất cao. Trong khi đó, kết nối giữa các doanh nghiệp phụ trợ còn hạn chế, chính sách cho công nghiệp hỗ trợ còn bất cập.

“Kết nối doanh nghiệp Việt Nam còn thấp. Chính sách khuyến khích đưa ra chung chung, ngân hàng thương mại chưa hỗ trợ được. Chính sách công nghiệp hỗ trợ cần cụ thể hơn, tỉ lệ nội địa hóa được bao nhiêu thì được giảm thuế bấy nhiêu phần trăm. Đồng thời cần phải xem xét chính sách thuế mâu thuẫn không thống nhất” – Ông Bùi Ngọc Huyên nêu ý kiến.

Đến nay, đã có khoảng 500 doanh nghiệp cung ứng sản phẩm cho ngành sản xuất ô tô, xe máy, điện tử. Thực tế, năng lực cung ứng yếu làm cho khả năng nội địa hóa của các ngành công nghiệp ô tô, đóng tàu, điện tử chỉ đạt từ 10% đến 15%. Hầu hết nguyên vật liệu cho công nghiệp chế tạo phải nhập khẩu. Để phát triển công nghiệp hỗ trợ cần thu hút đầu tư nước ngoài và trong nước vào lĩnh vực này; sự liên kết giữa các địa phương, khu vực.

Thứ trường Bộ Công thương Lê Dương Quang cho rằng, phát triển công nghiệp hỗ trợ là vô cùng cần thiết và cấp bách. Công nghiệp hỗ trợ không chỉ là mục tiêu của phát triển công nghiệp từ nay đến 2020, mà còn là cơ hội của các doanh nghiệp. Phát triển công nghiệp hỗ trợ cũng phù hợp với loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ, đồng thời tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Để phát triển công nghiệp hỗ trợ  cần tạo dựng khung khổ pháp lý hoàn chỉnh thuận lợi để phục vụ ngành cũng như doanh nghiệp tham gia vào công nghiệp hỗ trợ.

Trong khuôn khổ Hội thảo, các doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp hỗ trợ đến từ 6 tỉnh phía Bắc tham gia trưng bày triển lãm giới thiệu sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, tìm kiếm cơ hội cho phát triển công nghiệp hỗ trợ Việt Nam./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Công nghiệp phụ trợ đóng vai trò quan trọng
Công nghiệp phụ trợ đóng vai trò quan trọng

Ngành công nghiệp này nếu được khai thác đúng mức và đầu tư hiệu quả sẽ là một trong những nguồn lực chính phát triển kinh tế.

Công nghiệp phụ trợ đóng vai trò quan trọng

Công nghiệp phụ trợ đóng vai trò quan trọng

Ngành công nghiệp này nếu được khai thác đúng mức và đầu tư hiệu quả sẽ là một trong những nguồn lực chính phát triển kinh tế.

Thị trường quốc tế đang mở rộng cho ngành công nghiệp phụ trợ Việt Nam
Thị trường quốc tế đang mở rộng cho ngành công nghiệp phụ trợ Việt Nam

Hơn 9.700 khách tham quan đã đến với 3 triển lãm lớn về công nghệ và máy móc chế tạo vừa diễn tại Hà Nội.

Thị trường quốc tế đang mở rộng cho ngành công nghiệp phụ trợ Việt Nam

Thị trường quốc tế đang mở rộng cho ngành công nghiệp phụ trợ Việt Nam

Hơn 9.700 khách tham quan đã đến với 3 triển lãm lớn về công nghệ và máy móc chế tạo vừa diễn tại Hà Nội.

Tư nhân không mặn mà với công nghiệp phụ trợ
Tư nhân không mặn mà với công nghiệp phụ trợ

Do dung lượng thị trường quá nhỏ bé, chính sách khuyến khích ưu đãi lại không có, các doanh nghiệp tư nhân gần như không quan tâm CNPT.

Tư nhân không mặn mà với công nghiệp phụ trợ

Tư nhân không mặn mà với công nghiệp phụ trợ

Do dung lượng thị trường quá nhỏ bé, chính sách khuyến khích ưu đãi lại không có, các doanh nghiệp tư nhân gần như không quan tâm CNPT.

Nhiều vướng mắc trong phát triển công nghiệp phụ trợ
Nhiều vướng mắc trong phát triển công nghiệp phụ trợ

Công nghiệp phụ trợ của Việt Nam kém phát triển dẫn đến hệ quả là giá trị gia tăng thấp, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp kém.

Nhiều vướng mắc trong phát triển công nghiệp phụ trợ

Nhiều vướng mắc trong phát triển công nghiệp phụ trợ

Công nghiệp phụ trợ của Việt Nam kém phát triển dẫn đến hệ quả là giá trị gia tăng thấp, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp kém.