Quỹ đầu tư Việt Nam-Oman: Mô hình tiêu biểu cho đầu tư song phương

VOV.VN - Với nhiều dự án đầu tư thành công ở Việt Nam, Liên doanh Đầu tư Việt Nam - Oman (VOI) đã trở thành dòng đầu tư tiêu biểu từ Trung Đông vào Việt Nam.

Cuộc tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Oman do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và Liên doanh Đầu tư Việt Nam - Oman (VOI) đồng tổ chức sáng 22/3 tại Hà Nội với sự tham dự của hàng chục doanh nghiệp hai nước, là cơ hội để hai bên tìm kiếm những cơ hội hợp tác thương mại đầu tư mới nhằm tạo bước đột phá cho quan hệ song phương. Tại đây, những hoạt động đầu tư hiệu quả của VOI được nhìn nhận như một cầu nối quan trọng trong việc hợp tác giữa hai nước.

Quang cảnh cuộc tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Oman.

Cuộc hội ngộ lớn nhất

Được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, Kỳ họp lần thứ 3 Ủy ban Hỗn hợp về hợp tác kinh tế và kỹ thuật (UBHH) Việt Nam – Oman do Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Trần Tuấn Anh và Bộ trưởng Bộ Thương mại và Công nghiệp Vương Quốc Oman Ali bin Masoud bin Ali al Sunaidy đồng chủ trì được tổ chức tại Hà Nội từ ngày 22-23/3.

Nhân dịp này, phía Vương Quốc Oman cử Đoàn doanh nghiệp tháp tùng Bộ trưởng và các quan chức, đoàn do Ngài Qais Mohammed Al Yousef, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Vương Quốc Oman dẫn đầu, với 10 doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực: Điện & Điện tử, Thiết bị điện gia dụng, Cơ khí, Thang máy, Xây dựng, Bất động sản, Khách sạn và Du lịch, Giáo dục, Y tế, Nông nghiệp, Chế biến Thủy hải sản, Đóng tàu, Thiết bị Hàng hải, Dầu khí, Vận tải, Lao động, Khai khoáng, Dịch vụ Tài chính, Đầu tư, Dệt may … sang tiến hành các hoạt động giao thương, xúc tiến tìm hiểu các cơ hội kinh doanh, hợp tác công nghiệp và đầu tư với các đối tác Việt Nam.

Thời gian chuẩn bị rất ngắn, song cuộc tọa đàm thu hút sự quan tâm mạnh mẽ của hơn 60 doanh nghiệp Việt Nam trong các lĩnh vực Bất động sản, Năng lượng, Xây dựng, Vật liệu xây dựng, Du lịch, Y tế, Giáo dục, Nông nghiệp, Xuất nhập khẩu, Chế biển thủy hải sản, Đóng tàu, Thiết bị  Hàng Hải, Dầu khí, Vận tải và kho bãi, Khai Khoáng, Dệt may tham dự.

Đây là cuộc gặp quy mô lớn nhất của doanh nhân hai nước trong 26 năm qua, kể từ khi hai nước chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1992. Tọa đàm còn nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của Đại sứ Vương Quốc Oman tại Việt Nam Al-Mahruoqi.

Cầu nối kinh tế, an sinh cho người Việt và doanh nghiệp Việt

Tại cuộc tọa đàm, hoạt động của Liên doanh Đầu tư Việt Nam - Oman (VOI) được xem như mô hình tiêu biểu cho quan hệ kinh tế giữa hai nước. Là công ty liên doanh giữa Quỹ Dự trữ Quốc gia Vương quốc Oman (SGRF) tại Việt Nam với Tập đoàn Đầu tư Vốn Nhà nước Việt Nam (SCIC), VOI được thành lập và hoạt động trên cơ sở thỏa thuận và hỗ trợ của  Chính phủ hai nước từ  năm 2008. Từ vốn cam kết ban đầu là 100 triệu USD năm 2009, VOI đã tăng vốn lên 200 triệu USD vào năm 2014.

Ông Abdullah Al Harthy, Chủ tịch Hội đồng Quản trị VOI, thành viên Uỷ Ban Hỗn Hợp Việt Nam - Oman (bìa trái).

"Với sự tin tưởng, hậu thuẫn của chính phủ hai nước Việt Nam và Vương Quốc Oman, VOI tập trung đầu tư vào các ngành tăng trưởng có lợi thế cạnh tranh của Việt Nam và đóng góp cho sự phát triển bền vững lâu dài của nền kinh tế, trong các lĩnh vực thiết yếu như ngành điện, đường thu phí, hậu cần, nước sạch, giáo dục, chăm sóc sức khỏe, nông nghiệp, hàng tiêu dùng... Chúng tôi cũng hết sức quan tâm yếu tố phát triển con người ở Việt Nam và đã mở rộng đầu tư vào giáo dục – trao học bổng  cho sinh viên ĐH Văn Lang, và tham gia đồng hành tài trợ Giải cờ vua quốc tế HDB 2018 vừa kết thúc tại Hà Nội" - Ông Abdullah Al Harthy, Chủ tịch Hội đồng Quản trị VOI, thành viên Uỷ Ban Hỗn Hợp Việt Nam - Oman cho biết. "Là một nước nhỏ ở Trung Đông nhưng Vương Quốc Oman chủ trương tư duy toàn cầu về hợp tác kinh tế và đã nhìn thấy triển vọng lâu dài ở Việt Nam, đó là lý do mà VOI duy trì  đà hoạt động mạnh mẽ ở Việt Nam trong 10 năm qua".

Với VOI, đầu tư vào giáo dục không chỉ là điều đúng đắn, mà đó còn là một nguyên lý kinh tế thông minh.  Dự án đầu tư giáo dục đầu tiên của VOI là Đại học Văn Lang, VOI đã dành 45 suất học bổng cho sinh viên có thành tích học tập và rèn luyện tốt thuộc 18 ngành đào tạo của trường, mỗi suất trị giá 5 triệu đồng. Từ những học bổng đầu tiên này, Đại học Văn Lang mong muốn VOI sẽ tiếp tụ hỗ trợ trong cả các vấn đề như tuyển dụng, hỗ trợ việc làm. Tìm thấy những nét tương đồng trong chiến lược phát triển và tầm nhìn, VOI hy vọng hai bên sẽ trở thành đối tác trong thời gian tới.

Trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng, các dự án của VOI không chỉ đem lại lợi nhuận cao mà còn đóng góp đáng kể vào việc phát triển các vùng kinh tế quan trọng, nâng cao chất lượng sống và an ninh của hàng triệu người tại các khu vực như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, đồng bằng sông Cửu Long và vùng Tây Nguyên. Từ 2012, VOI bắt đầu đầu tư vào  Công ty cổ phần đầu tư CSHT TP HCM (CII) - một công ty với nhiều dự án nổi bật đã định hình cảnh quan TP HCM và khu vực xung quanh, như dự án Cầu Rạch Chiếc, Cao tốc Hà Nội, Cầu Sài Gòn 2, Cầu Bình Triệu 1, Dự án Phát triển Lakeview 1,2 (Thủ Thiêm)... VOI hiện giờ nắm giữ gần 9,2% sở hữu vốn trong CII, là một trong những cổ đông lớn nhất của công ty.

Nhận thấy nhu cầu nước sạch đang rất cấp bách ở Việt Nam, VOI đã có nhiều khoản đầu tư vào khu vực này, cụ thể như Dự án Nhà máy nước Sông Đuống ở Hà Nội, Nhà máy Nước Sông Hậu ở Hậu Giang, Nhà máy Nước Sài Gòn và Củ Chi ở TPHCM nhằm cung cấp nước sạch cho hàng triệu người dân Việt Nam, nhất là những người sống ở các khu vực nước ngầm bị ô nhiễm hoặc nhiễm mặn.

Tại khu vực ĐBSCL, nơi hàng triệu người  bị ảnh hưởng nhiều nhất của biến đổi khí hậu và nước biển dâng, Nhà máy Nước Sông Hậu với công suất 100.000 m3/ngày có ý nghĩa quan trọng. VOI đã đầu tư 19 triệu USD vào dự án từ tháng 10.2015, góp phần thúc đẩy việc đưa nhà máy vào hoạt động thương mại từ tháng 10.2017. Nhờ có nguồn nước sạch từ đây, điều kiện sống và điều kiện đầu tư ở các tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng được cải thiện đáng kể.

Chú trọng đến thế mạnh của Việt Nam là nông nghiệp, nhất là lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao đang là một xu hướng của việt Nam trên con đường phát triển. Dự án CIC trồng 1.000 ha ca cao ở Tây Nguyên đã nhận được đầu tư 10 triệu USD của VOI từ tháng 2.2016. Dự án sẽ đưa Việt Nam vào bản đồ các nhà xuất khẩu ca cao hàng đầu thế giới, khi vụ ca cao đầu tiên được thu hoạch năm 2019.  Việt Nam là nước cung cấp ca cao chất lượng thuộc loại tốt nhất, với giá xuất khẩu cao hơn khoảng 70% so với giá ca cao trung bình của thế giới. Mới đây, chỉ riêng cây chuối trồng xen với ca cao đã được xuất khẩu thành công sang Trung Đông và Trung Quốc, với giá trị xuất khẩu lên tới 0,7 triệu USD.

Với rất nhiều dự án đầu tư thành công ở Việt Nam, VOI đã giải ngân hơn 200 triệu USD trong vòng gần 10 năm qua, trở thành một dòng đầu tư tiêu biểu từ Trung Đông vào Việt Nam. Với tiềm năng đầu tư vẫn còn rất lớn và sự quan tâm của VOI tới thị trường Việt Nam, việc khơi thông các quy định về đầu tư sẽ mở ra những viễn cảnh mới cho sự hợp tác, góp phần thắt chặt quan hệ kinh tế song phương Việt Nam và Vương Quốc Oman, thúc đẩy quan hệ hai nước./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thị trường Trung Đông - châu Phi: Cơ hội cho các doanh nghiệp Việt
Thị trường Trung Đông - châu Phi: Cơ hội cho các doanh nghiệp Việt

VOV.VN - Với thị trường Trung Đông, năm 2016, kim ngạch nhập khẩu của khu vực này đạt hơn 800 tỷ USD và dự báo đến năm 2020 sẽ lên tới 1.500 tỷ USD. 

Thị trường Trung Đông - châu Phi: Cơ hội cho các doanh nghiệp Việt

Thị trường Trung Đông - châu Phi: Cơ hội cho các doanh nghiệp Việt

VOV.VN - Với thị trường Trung Đông, năm 2016, kim ngạch nhập khẩu của khu vực này đạt hơn 800 tỷ USD và dự báo đến năm 2020 sẽ lên tới 1.500 tỷ USD. 

Để đổi lấy tự do, tỷ phú giàu nhất Trung Đông phải chi bao nhiêu tiền?
Để đổi lấy tự do, tỷ phú giàu nhất Trung Đông phải chi bao nhiêu tiền?

VOV.VN - Chính quyền Saudi Arabia yêu cầu tỷ phú Alwaleed bin Talal chi tới 6 tỷ USD để đổi lấy sự tự do cho bản thân.

Để đổi lấy tự do, tỷ phú giàu nhất Trung Đông phải chi bao nhiêu tiền?

Để đổi lấy tự do, tỷ phú giàu nhất Trung Đông phải chi bao nhiêu tiền?

VOV.VN - Chính quyền Saudi Arabia yêu cầu tỷ phú Alwaleed bin Talal chi tới 6 tỷ USD để đổi lấy sự tự do cho bản thân.

UAE cấm nhập khẩu trái cây từ Trung Đông: Cơ hội cho Việt Nam
UAE cấm nhập khẩu trái cây từ Trung Đông: Cơ hội cho Việt Nam

Đây được xem là cơ hội tốt cho sản phẩm rau củ quả của Việt Nam, tiếp tục khẳng định vị thế của mình tại thị trường.

UAE cấm nhập khẩu trái cây từ Trung Đông: Cơ hội cho Việt Nam

UAE cấm nhập khẩu trái cây từ Trung Đông: Cơ hội cho Việt Nam

Đây được xem là cơ hội tốt cho sản phẩm rau củ quả của Việt Nam, tiếp tục khẳng định vị thế của mình tại thị trường.

Oman là cầu nối giữa Việt Nam với Châu Phi và khu vực Trung Đông
Oman là cầu nối giữa Việt Nam với Châu Phi và khu vực Trung Đông

VOV.VN - Oman có thể là cầu nối giữa Việt Nam với Châu Phi và Trung Đông, bởi Oman có nhiều cảng biển và kho bãi lớn để vận chuyển và lưu trữ hàng hóa.

Oman là cầu nối giữa Việt Nam với Châu Phi và khu vực Trung Đông

Oman là cầu nối giữa Việt Nam với Châu Phi và khu vực Trung Đông

VOV.VN - Oman có thể là cầu nối giữa Việt Nam với Châu Phi và Trung Đông, bởi Oman có nhiều cảng biển và kho bãi lớn để vận chuyển và lưu trữ hàng hóa.

Giải tỏa trở ngại trong thanh toán khi xuất khẩu vào Trung Đông
Giải tỏa trở ngại trong thanh toán khi xuất khẩu vào Trung Đông

VOV.VN - Các doanh nghiệp châu Phi, Trung Đông ít khi dùng thanh toán bằng L/C mà chủ yếu dùng D/P khiến doanh nghiệp xuất khẩu gặp trở ngại.

Giải tỏa trở ngại trong thanh toán khi xuất khẩu vào Trung Đông

Giải tỏa trở ngại trong thanh toán khi xuất khẩu vào Trung Đông

VOV.VN - Các doanh nghiệp châu Phi, Trung Đông ít khi dùng thanh toán bằng L/C mà chủ yếu dùng D/P khiến doanh nghiệp xuất khẩu gặp trở ngại.