Châu Á - điểm nóng của chạy đua vũ khí hạt nhân trong tương lai?

VOV.VN - Nếu Trung Quốc và Ấn Độ sở hữu MIRV, thì điều này rất có thể sẽ châm ngòi cho một cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân ở châu Á.

Sự xuất hiện của tên lửa đạn đạo mang nhiều đầu đạn độc lập đa mục tiêu(MIRV) ở châu Á có thể sẽ châm ngòi cho các cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân quyết liệt tại khu vực này.

Mỹ, Nga, Trung Quốc và Pakistan được cho là sẽ tiến hành đàm phán về một lệnh cấm đối với các loại tên lửa đạn đạo MIRV. Ở thời điểm hiện tại, cả Mỹ và Nga đều biên chế những loại tên lửa MIRV, trong khi đó Trung Quốc và Ấn Độ đang có ý định sở hữu loại tên lửa này.

 

  Đồ họa một quả tên lửa MIRV Peacekeeper của Mỹ (Ảnh: wikipedia)

Nếu Trung Quốc và Ấn Độ sở hữu MIRV, thì điều này rất có thể sẽ châm ngòi cho một cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân ở châu Á giữa Trung Quốc, Ấn Độ và Pakistan, sau đó nhanh chóng lan ra cả Nga và Mỹ. 

Các tên lửa đạn đạo MIRV có sức phá hủy lớn bởi vì chúng có thể phát huy tác dụng lớn ngay loạt khai hỏa đầu tiên. Do các tên lửa MIRV có thể tấn công nhiều mục tiêu cùng một lúc và tập trung nhiều đầu đạn vào cùng một mục tiêu, nên điều này làm gia tăng mối đe dọa đối với các cường quốc sở hữu vũ khí hạt nhân. Các kho vũ khí hạt nhân của họ có thể bị phá hủy bởi một cuộc tấn công bất ngờ bằng tên lửa đạn đạo MIRV. Bên cạnh đó, những nước sở hữu MIRV cũng cần thêm số lượng đầu đạn hạt nhân để trang bị cho các tên lửa MIRV.

Điều này có thể thấy rõ từ các cuộc chay đua vũ khí hạt nhân giữa các siêu cường thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Mỹ triển khai tên lửa MIRV đầu tiên của thế giới The Minutenman III năm 1970, thời điểm các siêu cường có khoảng 38.000 đầu đạn hạt nhân. 10 năm sau họ có hơn 54.000 đầu đạn hạt nhân. Một thập kỷ sau khi Liên Xô triển khai tên lửa MIRV đầu tiên năm 1974, các siêu cường đã có khoảng 63.000 đầu đạn hạt nhân. Điều này cho thấy rằng, việc các siêu cường triển khai tên lửa MIRV là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng số đầu đạn hạt nhân.

 

 Một vụ thử hạt nhân (Ảnh: mikedaisey)

Các cường quốc hạt nhân châu Á hiện chỉ có các kho vũ khí hạt nhân tương đối nhỏ và phụ thuộc chủ yếu vào tên lửa đạn đạo để triển khai chúng. Nếu Ấn Độ và Trung Quốc sở hữu năng lực MIRV thì nhiều khả năng các kho vũ khí hạt nhân của những nước này sẽ được mở rộng đáng kể, đồng thời nhiều vũ khí hạt nhân hơn sẽ được sản xuất để trang bị cho những tên lửa MIRV.

Sự thất bại trong việc cấm MIRV rất có thể sẽ dẫn đến các cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân tốn kém và nguy hiểm ở châu Á. Trong bối cảnh hiện tại, việc Trung Quốc phát triển sức mạnh quân sự thông thường và cùng với đó là những tuyên bố chủ quyền cứng rắn hơn đối với lãnh thổ tranh chấp với các quốc gia khác, sẽ tạo ra áp lực khiến các quốc gia láng giềng "không vũ khí hạt nhân" tìm cách sở hữu các vũ khí chiến lược để đối phó với sự bành trướng của Trung Quốc.

Thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh, sự vượt trội về vũ khí thông thường cho phép Mỹ đề xuất quá trình giải giáp vũ khí hạt nhân mặc dù trước đó trong Chiến tranh Lạnh Mỹ phải dựa vào vũ khí hạt nhân để ngăn chặn Liên Xô. Nếu sự phát triển vũ khí thông thường của Trung Quốc tiếp tục với tốc độ như hiện tại trong hơn 1 thập kỷ tới, Mỹ sẽ gần như không thể "bảo vệ" khu vực Đông Á bằng phương tiện quân sự thông thường. Trong trường hợp đó, Mỹ có thể sẽ phải một lần nữa dựa vào năng lực vũ khí hạt nhân của mình./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nga có thể sử dụng vũ khí hạt nhân nếu bị tấn công
Nga có thể sử dụng vũ khí hạt nhân nếu bị tấn công

VOV.VN - Nga cho rằng, đây là việc làm cần thiết để bảo vệ người dân, bảo vệ lãnh thổ và lợi ích quốc gia trong một số trường hợp cụ thể.

Nga có thể sử dụng vũ khí hạt nhân nếu bị tấn công

Nga có thể sử dụng vũ khí hạt nhân nếu bị tấn công

VOV.VN - Nga cho rằng, đây là việc làm cần thiết để bảo vệ người dân, bảo vệ lãnh thổ và lợi ích quốc gia trong một số trường hợp cụ thể.

Không tìm thấy bằng chứng Iran phát triển vũ khí hạt nhân
Không tìm thấy bằng chứng Iran phát triển vũ khí hạt nhân

VOV.VN - IAEA không tìm thấy bất cứ bằng chứng gì cho thấy công nghệ hạt nhân của Iran được sử dụng vào mục đích quân sự.

Không tìm thấy bằng chứng Iran phát triển vũ khí hạt nhân

Không tìm thấy bằng chứng Iran phát triển vũ khí hạt nhân

VOV.VN - IAEA không tìm thấy bất cứ bằng chứng gì cho thấy công nghệ hạt nhân của Iran được sử dụng vào mục đích quân sự.

Nga chưa muốn cắt giảm vũ khí hạt nhân tại thời điểm này
Nga chưa muốn cắt giảm vũ khí hạt nhân tại thời điểm này

VOV.VN - Quan chức Bộ Ngoại giao Nga cho biết, vũ khí hạt nhân chính là một phương tiện hợp pháp để bảo vệ lợi ích Nga trong lúc này.

Nga chưa muốn cắt giảm vũ khí hạt nhân tại thời điểm này

Nga chưa muốn cắt giảm vũ khí hạt nhân tại thời điểm này

VOV.VN - Quan chức Bộ Ngoại giao Nga cho biết, vũ khí hạt nhân chính là một phương tiện hợp pháp để bảo vệ lợi ích Nga trong lúc này.

Nhật Bản lần đầu ký tuyên bố không sử dụng vũ khí hạt nhân
Nhật Bản lần đầu ký tuyên bố không sử dụng vũ khí hạt nhân

VOV.VN - Hai lần trước Nhật Bản đều từ chối ký vào tuyên bố do lo ngại ảnh hưởng đến an ninh quốc gia.

Nhật Bản lần đầu ký tuyên bố không sử dụng vũ khí hạt nhân

Nhật Bản lần đầu ký tuyên bố không sử dụng vũ khí hạt nhân

VOV.VN - Hai lần trước Nhật Bản đều từ chối ký vào tuyên bố do lo ngại ảnh hưởng đến an ninh quốc gia.

Vì một thế giới “không có vũ khí hạt nhân”
Vì một thế giới “không có vũ khí hạt nhân”

VOV.VN - Hội nghị chống bom A và H với chủ đề “Vì một thế giới hòa bình, công bằng và không có vũ khí hạt nhân” khai mạc tại Nhật Bản.

Vì một thế giới “không có vũ khí hạt nhân”

Vì một thế giới “không có vũ khí hạt nhân”

VOV.VN - Hội nghị chống bom A và H với chủ đề “Vì một thế giới hòa bình, công bằng và không có vũ khí hạt nhân” khai mạc tại Nhật Bản.

Ukraine loại trừ khả năng khôi phục kho vũ khí hạt nhân
Ukraine loại trừ khả năng khôi phục kho vũ khí hạt nhân

VOV.VN - Năm 1994, Ukraine đã ký Biên bản Budapest từ bỏ kho vũ khí hạt nhân để đổi lấy sự đảm bảo về đoàn kết và toàn vẹn lãnh thổ.

Ukraine loại trừ khả năng khôi phục kho vũ khí hạt nhân

Ukraine loại trừ khả năng khôi phục kho vũ khí hạt nhân

VOV.VN - Năm 1994, Ukraine đã ký Biên bản Budapest từ bỏ kho vũ khí hạt nhân để đổi lấy sự đảm bảo về đoàn kết và toàn vẹn lãnh thổ.

Mỹ  quyết tâm ngăn chặn Iran sở hữu vũ khí hạt nhân
Mỹ quyết tâm ngăn chặn Iran sở hữu vũ khí hạt nhân

VOV.VN - Mỹ muốn trấn án Israel - nước cho rằng Iran đang lợi dụng tiến trình đàm phán để phát triển vũ khí hạt nhân.

Mỹ  quyết tâm ngăn chặn Iran sở hữu vũ khí hạt nhân

Mỹ quyết tâm ngăn chặn Iran sở hữu vũ khí hạt nhân

VOV.VN - Mỹ muốn trấn án Israel - nước cho rằng Iran đang lợi dụng tiến trình đàm phán để phát triển vũ khí hạt nhân.

Iran: Vũ khí hạt nhân là mối đe dọa lớn nhất với loài người
Iran: Vũ khí hạt nhân là mối đe dọa lớn nhất với loài người

VOV.VN - Đại sứ Iran tại Liên Hợp Quốc cho rằng, vũ khí hạt nhân cần phải bị loại bỏ hoàn toàn.

Iran: Vũ khí hạt nhân là mối đe dọa lớn nhất với loài người

Iran: Vũ khí hạt nhân là mối đe dọa lớn nhất với loài người

VOV.VN - Đại sứ Iran tại Liên Hợp Quốc cho rằng, vũ khí hạt nhân cần phải bị loại bỏ hoàn toàn.