Cựu binh Mỹ thoát chết trận Trân Châu Cảng kể lại khoảnh khắc hãi hùng

VOV.VN - Máy bay Nhật bất ngờ xuất hiện và trút bão lửa xuống chiến hạm Mỹ. Hàng trăm lính Mỹ tử trận. Số còn lại phải gắng hết sức mới giữ được mạng sống.

Lauren Bruner đang chuẩn bị đi lễ nhà thờ vào ngày 7/12/1941 ngay trên chiếc chiến hạm USS Arizona thì chuông báo động vang lên.

Đòn choáng váng

Quân Nhật vừa mở màn cuộc tấn công bất thần vào căn cứ hải quân Mỹ ở Trân Châu Cảng. Bruner, khi đó 21 tuổi, leo bằng thang qua 5 tầng để tới chỗ súng cao xạ mà anh phụ trách.

Cựu binh Bruner hiện nay và tấm ảnh ông thời trẻ. Ảnh: AP.

Thế nhưng đạn đối phương đã găm đúng chân trái của anh. Những vụ nổ do bom từ máy bay Nhật thả xuống làm con tàu của anh chòng chành mạnh trước khi anh kịp tới bên khẩu súng phòng không. Vài phút sau đó, con tàu chìm xuống. Bruner thoát chết nhưng bị bỏng nặng.

Vào tuần này (tháng 12/2016) Bruner đã 96 tuổi. Ông lên kế hoạch thăm nơi tưởng niệm xác tàu đắm Azizona và dự một lễ tưởng niệm tại Trân Châu Cảng vào dịp kỷ niệm 75 năm vụ tấn công này.

Bruner đã di chuyển từ nhà ở Nam California (Mỹ) tới dự các sự kiện như thế này trong nhiều năm qua. Tuy nhiên ông không biết chắc các cựu binh tàu Arizona còn sống như ông có thể duy trì truyền thống viếng thăm này được bao lâu nữa.

Bruner cho biết: “Chắc chẳng còn lâu nữa đâu. Hiện chỉ còn lại 5 người chúng tôi thôi”.

Hơn 2.300 quân nhân Mỹ thiệt mạng trong vụ Nhật Bản tấn công vào căn cứ hải quân Mỹ năm đó. Gần một nửa số quân nhân này là người thuộc chiến hạm Arizona, hiện di cốt của họ vẫn nằm lại trong xác tàu dưới biển. Vụ tấn công bất ngờ này đã kéo Mỹ vào Thế chiến 2.

Theo kế hoạch hàng chục người Mỹ sống sót trong trận chiến Trân Châu Cảng dự lễ kỷ niệm vào ngày 7/12 tại một cầu tàu nhìn ra cảng này. Họ cùng với hàng ngàn người khác dành một phút mặc niệm vào lúc 7h55 – đúng thời điểm các máy bay Nhật đánh trúng mục tiêu đầu tiên trong cảng.

Quay trở lại năm 1941, Bruner không biết ai đang tấn công mình cho tới khi các phi cơ bay đủ sát để anh nhìn thấy rõ phù hiệu Mặt trời Mọc của Nhật ở hai bên sườn máy bay. Ông kể, phi cơ Nhật nhả đạn vào “mọi thứ trong tầm ngắm”. Sau đó một vụ nổ xé toang khu vực Bruner đang đứng.

“Bị nướng barbecue”

Trả lời phỏng vấn qua điện thoại từ nhà riêng ở La Mirada, California (Mỹ), Bruner cho biết, các ngọn lửa bùng lên thẳng vào người và “nướng cháy” ông.

Danh sách các quân nhân trên chiến hạm USS Arizona. Ảnh: Quỹ tưởng niệm USS Arizona.

Lửa khắp nơi. Bruner cố gắng lao ra khỏi tàu càng nhanh càng tốt. Nhưng nước ở hải cảng cũng ngập đầy dầu rò rỉ ra từ tàu và đang bốc cháy nốt. Thế nên nhảy ra thì cũng... chết.

Bruner và một số đồng đội hét to với một thủy thủ ở con tàu bên cạnh chiến hạm Arizona, bảo anh đó quăng một sợi dây thừng sang phía họ.

Sáu quân nhân sống sót thắt dây thừng rồi đu người bằng tay qua khoảng cách 30,5m để sang tàu chiến USS Vestal bên cạnh.

Bruner kể lại khoảnh khắc đầy khó khăn lúc đó: “Bạn cứ như là những chú gà bị nướng theo kiểu barbecue.”

Sáu người này nằm trong tổng số 335 thủy thủ và lính thủy quân lục chiến Mỹ trên tàu Arizona còn sống sau vụ tấn công của Nhật. Số 1.177 còn lại đã tử trận.

Bruner kể tiếp, các bác sĩ trên tàu bệnh viện quân y USS Solace ban đầu định cắt cụt hai bàn tay của Bruner, chỉ chừa ngón trỏ và ngón cái. Nhưng cuối cùng họ chỉ lột phần da chết và để cho da mới mọc lại. Họ đặt ông vào một chiếc giường đặc biệt cho phép trải các tấm ga lên bên trên ông nhưng không chạm vào người ông.

Các tài liệu của hải quân Mỹ mới đây tiết lộ các thông tin cho thấy ông Bruner đã bị bỏng ở mặt và gáy, vai phải, cánh tay phải, ngón tay, bàn tay, đùi ngoài và bắp chân.

Nguyện ước được an táng cùng xác tàu

Bruner đã mất vài tháng mới hồi phục được. Cuối cùng ông vẫn trở lại đội ngũ vì hải quân Mỹ khi đó cần đến các thủy thủ để huấn luyện cho các tân binh tham chiến. Ông có mặt trên tàu USS Coghlan khi tàu này oanh tạc các vị trí của Nhật trên đảo Attu ở Alaska vào năm 1943. Tàu USS Coghlan sau đó chở quân tới Nam Thái Bình Dương và di chuyển tới gần Guam khi chiến tranh kết thúc.

Bruner cho biết ông không thích hồi tưởng lại các chi tiết trong sự kiện 7/12 năm đó. Ký ức ngày đó quá kinh khủng và ông phải gồng mình để vượt qua nó.

Bruner tâm sự: “Có những điều mà tôi không thể kể được. Nếu kể, tôi sẽ không tài nào ngủ được”.

Rời khỏi lực lượng hải quân, Bruner đi làm cho một doanh nghiệp tủ lạnh của một cựu lính thủy đánh bộ Mỹ. Ông làm 39 năm cho công ty đó.

Bruner mong muốn tro cốt của mình sau này sẽ được an táng bên trong chiến hạm cũ. Ông bảo, ông thích thế hơn là yên nghỉ trong nghĩa trang hiu quạnh./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Quân Anh kinh hoàng trước các phi công cảm tử Thần Phong của Nhật Bản
Quân Anh kinh hoàng trước các phi công cảm tử Thần Phong của Nhật Bản

VOV.VN - Chiến thuật phi công cảm tử Thần Phong (kamikaze) của người Nhật vào cuối Thế chiến 2 đã khiến quân đội Anh phải căng óc đối phó.

Quân Anh kinh hoàng trước các phi công cảm tử Thần Phong của Nhật Bản

Quân Anh kinh hoàng trước các phi công cảm tử Thần Phong của Nhật Bản

VOV.VN - Chiến thuật phi công cảm tử Thần Phong (kamikaze) của người Nhật vào cuối Thế chiến 2 đã khiến quân đội Anh phải căng óc đối phó.

Trân Châu cảng: Ký ức lính Mỹ bất ngờ bị quân Nhật giội bom lên đầu
Trân Châu cảng: Ký ức lính Mỹ bất ngờ bị quân Nhật giội bom lên đầu

VOV.VN - Đúng 74 năm về trước, máy bay Nhật từ trên trời lao xuống trút bom vào các tàu hải quân của Mỹ ở Trân Châu cảng. Quân Mỹ đã hoàn toàn bị bất ngờ.

Trân Châu cảng: Ký ức lính Mỹ bất ngờ bị quân Nhật giội bom lên đầu

Trân Châu cảng: Ký ức lính Mỹ bất ngờ bị quân Nhật giội bom lên đầu

VOV.VN - Đúng 74 năm về trước, máy bay Nhật từ trên trời lao xuống trút bom vào các tàu hải quân của Mỹ ở Trân Châu cảng. Quân Mỹ đã hoàn toàn bị bất ngờ.

Khám phá tàu ngầm mini Nhật đánh lén chiến hạm Mỹ ở Trân Châu cảng
Khám phá tàu ngầm mini Nhật đánh lén chiến hạm Mỹ ở Trân Châu cảng

VOV.VN - Sau đây là một số thông số của tàu ngầm mini Nhật từng bắn ngư lôi vào 2 tàu chiến Mỹ ở Trân Châu cảng trong Thế chiến 2.

Khám phá tàu ngầm mini Nhật đánh lén chiến hạm Mỹ ở Trân Châu cảng

Khám phá tàu ngầm mini Nhật đánh lén chiến hạm Mỹ ở Trân Châu cảng

VOV.VN - Sau đây là một số thông số của tàu ngầm mini Nhật từng bắn ngư lôi vào 2 tàu chiến Mỹ ở Trân Châu cảng trong Thế chiến 2.

Ảnh tư liệu về trận chiến kinh hoàng ở Trân Châu cảng
Ảnh tư liệu về trận chiến kinh hoàng ở Trân Châu cảng

VOV.VN - Tháng 12/2016 tròn đúng 75 năm trận chiến Trân Châu cảng lịch sử, khi đó máy bay Nhật Bản bất thần tấn công tiêu diệt hạm đội Mỹ.

Ảnh tư liệu về trận chiến kinh hoàng ở Trân Châu cảng

Ảnh tư liệu về trận chiến kinh hoàng ở Trân Châu cảng

VOV.VN - Tháng 12/2016 tròn đúng 75 năm trận chiến Trân Châu cảng lịch sử, khi đó máy bay Nhật Bản bất thần tấn công tiêu diệt hạm đội Mỹ.

Hé lộ những góc khuất về phi công cảm tử Thần Phong
Hé lộ những góc khuất về phi công cảm tử Thần Phong

VOV.VN - Sự thật về phi công Thần Phong (Kamikaze) được hé lộ qua những người sống sót. Tuy là quân phát xít, họ khác biệt nhiều với những kẻ đánh bom tự sát ngày nay.

Hé lộ những góc khuất về phi công cảm tử Thần Phong

Hé lộ những góc khuất về phi công cảm tử Thần Phong

VOV.VN - Sự thật về phi công Thần Phong (Kamikaze) được hé lộ qua những người sống sót. Tuy là quân phát xít, họ khác biệt nhiều với những kẻ đánh bom tự sát ngày nay.