Nhìn nhận vai trò của Ai Cập ở khu vực Trung Đông – Bắc Phi

VOV.VN - Trong vấn đề Syria, Ai Cập được đánh giá là quốc gia khu vực duy nhất có khả năng làm cầu nối giữa chính quyền Assad với phe đối lập.

Ai Cập trải qua một giai đoạn khó khăn kéo dài trong suốt hơn ba năm, trong đó có hai cuộc chính biến chính trị, đã tác động trực tiếp đến nội lực phát triển cũng như vai trò của nước này trong khu vực. Bên cạnh đó, tình hình phức tạp ở Trung Đông - Bắc Phi, dịch bệnh Ebola và việc Mỹ giảm dần mối quan tâm trong khu vực, cũng đã tác động, ảnh hưởng nhất định đến vị thế của Ai Cập.

Ai Cập vẫn là một nước lớn

Thời gian gần đây, Ai Cập đang dần khẳng định lại vị thế quan trọng của mình ở Trung Đông - Bắc Phi, đặc biệt sau chuyến đi thành công của Tổng thống Abdel-Fattah el-Sisi đến Mỹ để tham dự phiên họp Đại hội đồng Liên hiệp quốc hồi tháng trước. Bài phát biểu của Tổng thống el-Sisi tại phiên họp này được dư luận Ai Cập và quốc tế đánh giá cao, thể hiện vai trò của nước này trong giải quyết các vấn đề khu vực.

Xứ Kim Tự Tháp (ảnh: timeforkids)
Trong chính sách đối ngoại, Ai Cập tiếp tục thúc đẩy các mối quan hệ chiến lược với Mỹ, phương Tây và các đồng minh trong khối Arab, đồng thời tích cực tham gia giải quyết các vấn đề, điểm nóng ở khu vực, như: Tiến trình hòa bình Trung Đông, vấn đề Libya, Iraq, cuộc chiến chống “Nhà nước Hồi giáo - IS” tự xưng,...

Đến thời điểm này, Mỹ và các đồng minh phương Tây thừa nhận rằng, chính sách chống khủng bố mà Ai Cập đang thực hiện, là phù hợp với cuộc chiến chống khủng bố quốc tế do Mỹ phát động.

Nhiều vấn đề nóng trong khu vực, nếu không có vai trò của Ai Cập, thì sẽ rất khó khăn để các bên liên quan đạt được một giải pháp toàn diện. Đơn cử trong vấn đề Syria, Ai Cập được đánh giá là quốc gia khu vực duy nhất có khả năng làm cầu nối giữa chính quyền của Tổng thống Bashar Al-Assad với lực lượng đối lập. Hay trong giải quyết cuộc xung đột giữa Israel và phong trào hồi giáo vũ trang Hamas ở Dải Gaza, Ai Cập đã thành công trong vai trò làm trung gian hòa giải.

Các yếu tố ảnh hưởng đến vị thế của Ai Cập

Về khía cạnh an ninh, Ai Cập tiến hành các hoạt động chống khủng bố không phải chỉ để lấy lại sự ổn định cần thiết, mà còn nhằm loại bỏ hoàn toàn chủ nghĩa khủng bố khỏi nước này. Tuy nhiên, đây không phải là một thử thách dễ dàng với chính quyền của ông el-Sisi, khi yếu tố Hồi giáo đã thâm nhập sâu vào đời sống chính trị, kinh tế, xã hội của Ai Cập, đặc biệt đã phát triển mạnh dưới thời cựu Tổng thống Mohamed Morsi. Vấn đề này đã khiến cho cuộc chiến chống khủng bố của Ai Cập càng trở nên khó khăn và lâu dài hơn.

Thực tế cho thấy, sau cuộc chính biến lật đổ chế độ Morsi hồi tháng 7/2013, xóa bỏ vai trò của tổ chức “Anh em Hồi giáo”, các cuộc tấn công của các nhóm Hồi giáo cực đoan nhằm vào lực lượng an ninh, cảnh sát Ai Cập gia tăng theo cấp số nhân. Chính quyền Ai Cập cho rằng, việc gia tăng các hoạt động chống đối gần đây có liên quan đến tổ chức “Anh em Hồi giáo” và chi nhánh mạng lưới khủng bố al-Qaeda ở khu vực. Điều này đã đe dọa nghiêm trọng đến tình hình an ninh, trật tự và sự phát triển kinh tế của Ai Cập.

Giới phân tích khu vực cho rằng, chiến thắng áp đảo của ông el-Sisi trong cuộc bầu cử Tổng thống Ai Cập hồi tháng 5 vừa qua, không chỉ để thiết lập, khôi phục trạng thái an ninh, mà còn giúp khôi phục sự ổn định thông qua việc tôn trọng các quy định của pháp luật và quyền con người. Kể từ khi xảy ra cuộc chính biến lật đổ chế độ Morsi, Ai Cập đã tuân thủ nghiêm ngặt một lộ trình rõ ràng và minh bạch, biểu thị quyết tâm của Chính phủ muốn xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn cho người dân Ai Cập. Trách nhiệm giải trình, tính minh bạch và chống tham nhũng cũng được ưu tiên trong nhiệm kỳ của Tổng thống el-Sisi. Đến nay, việc tổ chức cuộc bầu cử Quốc hội là bước đi cuối của lộ trình chuyển giao chính trị, để Ai Cập xây dựng một bộ máy nhà nước hoàn chỉnh.

Một số nhà phân tích cho rằng, việc hòa giải dân tộc mới là chìa khóa để Ai Cập nhanh chóng khôi phục, ổn định lại tình hình, nhưng phần lớn người dân Ai Cập tin rằng, nước này vẫn chưa sẵn sàng cho điều đó. Rõ ràng sự phân cực trong xã hội Ai Cập và thù hận trong chế độ Morsi vẫn còn khắc sâu trong tâm trí và cảm xúc của người dân Ai Cập.

Hướng đi nào cho Ai Cập

Mặc dù còn nhiều thách thức, nhưng Hiến pháp năm 2014 đã tạo cho Ai Cập nền tảng vững chắc để bắt đầu một thời kỳ phục hưng mới. Hiến pháp này cũng bảo đảm việc giám sát và cân bằng quyền lực giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp, trong đó ngành tư pháp Ai Cập đóng một vai trò quan trọng, tích cực trong việc bảo vệ quyền lợi của người dân.

Đảm bảo an ninh và quản trị tốt là các yếu tố cần thiết nhưng chưa đủ để phục hồi và duy trì vai trò hiện nay của Ai Cập trong khu vực. Ai Cập rất dễ bị tổn thương dưới một nền kinh tế còn “èo uột”. Việc Ai Cập kêu gọi Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và cộng đồng quốc tế hỗ trợ tài chính được cho là bước đi đúng hướng, giúp nước này điều chỉnh, vực dậy nền kinh tế. Đạt được thỏa thuận với IMF là một lá phiếu tín nhiệm đối với các đồng minh thân cận nhất của Ai Cập. Tuy nhiên, nếu nền kinh tế phụ thuộc quá nhiều vào bên ngoài, sẽ chỉ khiến vai trò của Ai Cập bị hạ thấp. Do vậy, Ai Cập cần tiến tới một nền kinh tế tự chủ, đủ mạnh và có tính cạnh tranh cao để giúp duy trì, tăng cường vị thế trong khu vực.

Theo nhận định của một số chuyên gia khu vực, để giữ được vai trò truyền thống quan trọng ở khu vực, Ai Cập cần đạt được cả ba mục tiêu. Một là, loại bỏ hoàn toàn sự trỗi dậy của lực lượng Hồi giáo cực đoan, thúc đẩy xu hướng tôn giáo ôn hòa, cùng theo đuổi lợi ích chung về chính trị và tài chính. Hai là, thiết lập một nền dân chủ trong nước và mở rộng chúng ra ngoài khu vực, quốc tế. Ba là, đảm bảo xây dựng một nền kinh tế đủ mạnh và có tính cạnh tranh.

Thời gian tới, Ai Cập sẽ tiếp tục lộ trình chuyển giao chính trị, thực hiện các bước đi nhằm ổn định và phát triển đất nước. Mặc dù giai đoạn tiếp theo của Ai Cập sẽ không dễ dàng, nhưng người dân Ai Cập có thể tin rằng, với một Chính phủ mới và những tính toán cụ thể, Ai Cập sẽ đạt được những thay đổi tích cực nhằm khẳng định lại vị thế quan trọng của nước này trong khu vực Trung Đông - Bắc Phi./.

>> Xem thêm: Cưỡng hiếp phụ nữ tại Ai Cập mang động cơ chính trị

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Mỹ "khiển trách" chính quyền Ai Cập
Mỹ "khiển trách" chính quyền Ai Cập

VOV.VN - Chính phủ Mỹ hôm 10/10 quyết định ngừng một phần lớn viện trợ quân sự cho Ai Cập.

Mỹ "khiển trách" chính quyền Ai Cập

Mỹ "khiển trách" chính quyền Ai Cập

VOV.VN - Chính phủ Mỹ hôm 10/10 quyết định ngừng một phần lớn viện trợ quân sự cho Ai Cập.

Dân ủng hộ, quân đội Ai Cập quyết trấn áp ‘khủng bố’
Dân ủng hộ, quân đội Ai Cập quyết trấn áp ‘khủng bố’

VOV.VN - Các lực lượng an ninh đã chiếm lĩnh các vị trí xung yếu để đối phó chiến dịch biểu tình sắp tới của ‘Anh em Hồi giáo’.

Dân ủng hộ, quân đội Ai Cập quyết trấn áp ‘khủng bố’

Dân ủng hộ, quân đội Ai Cập quyết trấn áp ‘khủng bố’

VOV.VN - Các lực lượng an ninh đã chiếm lĩnh các vị trí xung yếu để đối phó chiến dịch biểu tình sắp tới của ‘Anh em Hồi giáo’.

Tổ chức Anh em Hồi giáo và chính trường Ai Cập
Tổ chức Anh em Hồi giáo và chính trường Ai Cập

VOV.VN - Dư luận chưa thể có được giải đáp cho câu hỏi gạt bỏ Anh em Hồi giáo ra khỏi xã hội Ai Cập có là giải pháp tối ưu.

Tổ chức Anh em Hồi giáo và chính trường Ai Cập

Tổ chức Anh em Hồi giáo và chính trường Ai Cập

VOV.VN - Dư luận chưa thể có được giải đáp cho câu hỏi gạt bỏ Anh em Hồi giáo ra khỏi xã hội Ai Cập có là giải pháp tối ưu.

Cưỡng hiếp phụ nữ ở Ai Cập mang động cơ chính trị
Cưỡng hiếp phụ nữ ở Ai Cập mang động cơ chính trị

VOV.VN - Tình trạng này tại xứ Kim Tự Tháp đã đạt đến mức độ mà người ta gọi là “khủng bố tình dục”.

Cưỡng hiếp phụ nữ ở Ai Cập mang động cơ chính trị

Cưỡng hiếp phụ nữ ở Ai Cập mang động cơ chính trị

VOV.VN - Tình trạng này tại xứ Kim Tự Tháp đã đạt đến mức độ mà người ta gọi là “khủng bố tình dục”.

Ai Cập trước nguy cơ nội chiến
Ai Cập trước nguy cơ nội chiến

VOV.VN - Ai Cập đang bị chia rẽ sâu sắc, nguy cơ nội chiến hiện hữu nhưng liệu điều đó có thể sẽ xảy ra?

Ai Cập trước nguy cơ nội chiến

Ai Cập trước nguy cơ nội chiến

VOV.VN - Ai Cập đang bị chia rẽ sâu sắc, nguy cơ nội chiến hiện hữu nhưng liệu điều đó có thể sẽ xảy ra?

Chiến thắng pháp lý đầu tiên cho chính phủ Ai Cập lâm thời
Chiến thắng pháp lý đầu tiên cho chính phủ Ai Cập lâm thời

VOV.VN - Xứ Kim Tự Tháp được coi là đã vượt thử thách đầu tiên trong tiến trình chuyển tiếp dân chủ.

Chiến thắng pháp lý đầu tiên cho chính phủ Ai Cập lâm thời

Chiến thắng pháp lý đầu tiên cho chính phủ Ai Cập lâm thời

VOV.VN - Xứ Kim Tự Tháp được coi là đã vượt thử thách đầu tiên trong tiến trình chuyển tiếp dân chủ.

Bầu cử Ai Cập: Cử tri cần sự ổn định hơn tự do dân chủ
Bầu cử Ai Cập: Cử tri cần sự ổn định hơn tự do dân chủ

VOV.VN - Dù có là ai giành chiến thắng, người đó cũng sẽ gánh vác trên vai trách nhiệm nặng nề với một Ai Cập bất ổn.

Bầu cử Ai Cập: Cử tri cần sự ổn định hơn tự do dân chủ

Bầu cử Ai Cập: Cử tri cần sự ổn định hơn tự do dân chủ

VOV.VN - Dù có là ai giành chiến thắng, người đó cũng sẽ gánh vác trên vai trách nhiệm nặng nề với một Ai Cập bất ổn.