Tiêu hủy vũ khí hóa học: Syria thêm một lần lỡ hẹn

VOV.VN - Tuy vậy, các chuyên gia cho rằng, đóng góp của Chính phủ Syria vào quá trình tiêu hủy kho vũ khí hóa học là rất đáng ghi nhận.

Thời hạn chót để đưa toàn bộ số chất độc hóa học của Syria ra khỏi đất nước này kết thúc vào ngày 27/4 nhưng công việc đã không thể hoàn thành đúng hạn. Tuy nhiên các bên liên quan vẫn tỏ ra lạc quan về thời hạn chót 30/6 – thời hạn để tiêu hủy hoàn toàn số vũ khí hóa học ước tính khoảng 1.300 tấn của Syria.

Bà Sigrid Kaag, Điều phối viên chính của Ủy ban hỗn hợp giữa Liên Hợp Quốc và OPCW (Ảnh: un.org)

Thêm một lần lỗi hẹn

Theo dữ liệu mới nhất do Tổ chức Cấm vũ khí hóa học (OPCW) công bố, Damascus đã đưa ra ngoài lãnh thổ Syria hoặc tiêu hủy hơn 92% các vật liệu để chế tạo vũ khí hóa học, số còn lại khoảng 8% vẫn đang được cất giữ tại một địa điểm.

Bà Sigrid Kaag, Điều phối viên chính của Ủy ban hỗn hợp giữa Liên Hợp Quốc và OPCW cho biết, gần 6,5% vật liệu để chế tạo vũ khí hóa học còn lại cần được di dời ra khỏi Syria, ngoài ra còn một tỷ lệ nhỏ cần được tiêu hủy ngay tại nước này. 

Bà Kaag nói: “Có tổng cộng 18 đợt vận chuyển đã được thực hiện, tất cả đều được tiến hành dưới sự giám sát nghiêm ngặt để đảm bảo an toàn cho môi trường và cộng đồng. Ngoài việc loại bỏ những hóa chất độc hại, các cơ sở sản xuất, thiết bị điều chế… đều bị phá hủy và loại bỏ theo đúng quy trình”.

Bà Kaag cho biết thêm: “Về cơ bản, vẫn còn khoảng 7,5 – 8% các hóa chất và vật liệu chế tạo vũ khí hóa học đang được cất giữ tại một địa điểm. Trong số đó, có khoảng 6,5% cần phải được di chuyển nốt ra khỏi lãnh thổ Syria, việc này chỉ mất một vài ngày. Phần nhỏ còn lại có thể được tiêu hủy ngay trên lãnh thổ Syria”.

Tháng 9/2013, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã nhất trí thông qua một bản nghị quyết yêu cầu Syria  tiêu hủy kho vũ khí hóa học của nước này. Theo bản nghị quyết này, Tổ chức Cấm vũ khí hóa học được ủy quyền giám sát việc tiêu hủy toàn bộ số vũ khí hóa học và vật liệu hóa học nguy hiểm khác của Syria.

Syria khi đó thông báo nước này có khoảng 700 tấn vũ khí hóa học cực kỳ nguy hiểm và khoảng 500 tấn vũ khí hóa học ít nguy hiểm hơn.

Đây không phải lần đầu tiên thời hạn cho việc tiêu hủy vũ khí hóa học của Syria bị lỗi hẹn, Syria đã liên tiếp trễ hẹn trong việc thực hiện tiêu hủy kho vũ khí hóa học của nước này. Đầu tiên là việc không thể vận chuyển được toàn bộ các loại hóa chất nguy hiểm nhất ra khỏi lãnh thổ Syria vào ngày 31/12/2013. Sau đó Chính quyền ông Assad lại một lần nữa lỗi hẹn trong việc bàn giao tất cả các hóa chất còn lại vào ngày 5/2 vừa qua.

Sự thành công của kế hoạch tiêu hủy toàn bộ kho vũ khí hóa học Syria vì thế đã bị đặt một dấu hỏi lớn bởi thời hạn 30/6 – thời hạn để tiêu hủy hoàn toàn số vũ khí hóa học chắc chắn sẽ khó có thể đạt được.

Damascus rất thiện chí

Mặc dù thời hạn chót dể đưa toàn bộ các chất độc hóa học cần xử lý ra khỏi Syria đã không được đáp ứng nhưng bà Kaag đánh giá cao sự hợp tác của Chính phủ Syria sau khi gia nhập Công ước vũ khí hóa học. Bà cũng kêu gọi Chính quyền ông Assad tiếp tục thể hiện thiện chí, nghiêm túc thực hiện cam kết để đảm bảo đưa nốt số vật liệu còn lại ra khỏi lãnh thổ Syria vào cuối tháng 4.

Các thanh sát viên quốc tế tiêu hủy vũ khí hóa học của Syria (Ảnh Reuters)

Bà Kaag nói: “Khi chúng tôi bắt đầu công việc này, rất nhiều người đã tỏ ra hoài nghi về tính khả thi. Điều quan trọng là cuối cùng mọi việc đã diễn ra đúng hướng và an toàn”.

Việc đưa các vật liệu hóa học ra khỏi Syria được nối lại vào ngày 4/4 vừa qua. Trước đó, quá trình này phải tạm ngưng do những khó khăn về đảm bảo an ninh. Theo OPCW, trước những khó khăn, Damascus đã thể hiện nỗ lực mang tính xây dựng bằng cam kết sẽ loại bỏ tất cả các hóa chất độc hại trước 14/4, ngoại trừ các khu vực tại thời điểm đó “không thể tiếp cận” do giao tranh ác liệt.

OPCW cho rằng, chính tình hình bất ổn ở Syria là rào cản khiến quá trình vận chuyển chất độc ra ngoài lãnh thổ Syria bị chậm trễ. Thậm chí, ngay trước khi bà Kaag có cuộc họp báo thông báo về tiến trình tiêu hủy kho vũ khí hóa học của Syria hôm 27/4, hãng tin SANA của Syria đưa tin, một đoàn xe chở vật liệu hóa học đã bị tấn công. Tuy nhiên, rất may, không có hậu quả đáng tiếc nào xảy ra.

Bà Kaag nói với RT: “Syria là một quốc gia đang có chiến tranh. Tình hình an ninh ở đây rất bất ổn. Việc bảo mật cho hoạt động tiêu hủy vũ khí hóa học, bảo vệ an toàn cho các đoàn xe chuyên chở chất độc hóa học là một thách thức rất lớn bởi nếu những chất độc này rơi vào tay kẻ xấu, hậu quả sẽ là khôn lường”.

Đồng quan điểm với bà Kaag, ông Ralf Trapp, một chuyên gia về vũ khí hóa học trả lời tờ New York Times cho rằng: “Công bằng mà nói, phải ghi nhận những nỗ lực của các bên liên quan trong việc đưa những chất độc hóa học ra khỏi Syria, tiến trình đó diễn ra nhanh hơn so với tưởng tượng của tôi”.

Tuy nhiên ông Trapp cũng cảnh báo rằng, điều đó sẽ không phải là lời bảo đảm cho thời hạn quan trọng nhất, ngày 30/6. Ông Trapp nói: “Việc đưa được toàn bộ những chất độc hóa học cần tiêu hủy ra khỏi lãnh thổ Syria trong ít ngày tới không đồng nghĩa với việc chúng sẽ được tiêu hủy đúng hạn. Thành thật mà nói, tôi cho rằng, thời hạn này sẽ thêm một lần bị bỏ lỡ”.

Lại thêm những vấn đề mới nảy sinh

Tổ chức Cấm vũ khí hóa học (OPCW) vừa cho biết, họ đang tiến hành thảo luận với Chính phủ Syria để có thể tham gia thực hiện nhiệm vụ điều tra, xem xét những cáo buộc cho rằng, khí clo đã được sử dụng trong các cuộc giao tranh gần đây giữa Quân đội Syria và các nhóm phiến quân.


Một chuyên gia về vũ khí của Liên Hợp Quốc thu thập các mẫu vật tại Syria. (Ảnh: AFP)

Đầu tháng 4/2014, Chính phủ Syria và lực lượng phiến quân không ngừng đổ lỗi cho nhau sử dụng khí clo trong cuộc giao tranh ở Kafr Zaita, khu vực trung tâm của tỉnh Hama hiện do phiến quân kiểm soát. Vụ việc làm 2 người thiệt mạng và khiến khoảng 100 người khác có các biểu hiện đặc trưng của trúng độc clo như ngạt thở.

Sau vụ việc trên, đại diện của lực lượng phiến quân nổi dậy ở Syria đã cáo buộc quân Chính phủ sử dụng khí clo tại nhiều khu vực do lực lượng này kiểm soát. Tuy nhiên, Chính phủ Syria ngay lập tức bác bỏ cáo buộc trên.

Trước đó, Tổng thống Pháp Francois Hollande cũng từng nói rằng, Quân đội Syria đã sử dụng khí clo trong một loạt các cuộc tấn công tại Syria mặc dù vậy, ông Hollande thừa nhận, ông không có bằng chứng rõ ràng về việc này.

Trước những cáo buộc mới liên quan đến vấn đề sử dụng vũ khí hóa học ở Syria, hôm 23/4 vừa qua, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc kêu gọi mở một cuộc điều tra mới với lý do các thành viên của Hội đồng bày tỏ “lo ngại sâu sắc” về những cáo buộc như vậy.

Tuy nhiên, Thứ trưởng Ngoại giao Syria Faisal Mekdad bác bỏ các cáo buộc của phe đối lập và các nước phương Tây cho rằng, các lực lượng Chính phủ Syria đã sử dụng khí độc tại một số khu vực mà quân nổi dậy chiếm giữ. Ông Mekdad cho rằng, các cáo buộc trên là “hoàn toàn vô căn cứ”.

Về phần mình, Đại sứ Syria tại Liên Hợp Quốc Bashar Ja’afari cho biết, hiện vẫn chưa rõ liệu có phải khí clo đã được sử dụng trong các cuộc tấn công hay không, và nếu có thì lực lượng nổi dậy sẽ phải chịu trách nhiệm về hành động này.

Ông Ja’afari cũng bày tỏ lạc quan về việc Syria sẽ đáp ứng thời hạn chót về việc di dời toàn bộ vũ khí hóa học ra khỏi lãnh thổ Syria: “Không chỉ đạt được bước tiến tích cực mà còn có những dấu hiệu rõ ràng cho thấy cam kết của Chính phủ Syria đối với việc tôn trọng và nỗ lực đảm bảo thời hạn chót sẽ được tôn trọng”.

Đại sứ Syria cho biết thêm: “Chúng tôi đã đạt được bước tiến vững chắc trong việc chuyển vũ khí hóa học ra khỏi lãnh thổ Syria và Syria đang tới rất gần việc hoàn thành công việc dỡ bỏ toàn bộ kho vũ khí hóa học”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Syria cáo buộc phiến quân sử dụng khí độc tại tỉnh Hama
Syria cáo buộc phiến quân sử dụng khí độc tại tỉnh Hama

VOV.VN - Ngoài ra, Syria cũng cáo buộc các tay súng của nhóm thánh chiến Mặt trận Nusra đang có ý định sử dụng khí độc tại tỉnh Idlib.

Syria cáo buộc phiến quân sử dụng khí độc tại tỉnh Hama

Syria cáo buộc phiến quân sử dụng khí độc tại tỉnh Hama

VOV.VN - Ngoài ra, Syria cũng cáo buộc các tay súng của nhóm thánh chiến Mặt trận Nusra đang có ý định sử dụng khí độc tại tỉnh Idlib.

Syria bác bỏ cáo buộc đã sử dụng vũ khí hóa học
Syria bác bỏ cáo buộc đã sử dụng vũ khí hóa học

VOV.VN - Hãng tin nhà nước SANA dẫn lời ông Mekdad cho rằng, các cáo buộc Syria sử dụng vũ khí hóa học là hoàn toàn vô căn cứ.

Syria bác bỏ cáo buộc đã sử dụng vũ khí hóa học

Syria bác bỏ cáo buộc đã sử dụng vũ khí hóa học

VOV.VN - Hãng tin nhà nước SANA dẫn lời ông Mekdad cho rằng, các cáo buộc Syria sử dụng vũ khí hóa học là hoàn toàn vô căn cứ.

Syria sẽ chuyển hết vũ khí hóa học trong 1 tháng tới
Syria sẽ chuyển hết vũ khí hóa học trong 1 tháng tới

VOV.VN - Chính phủ Syria đã nhiều lần để lỡ thời hạn trong kế hoạch giải trừ vũ khí hóa học của nước này dự kiến hoàn thành vào 30/6 tới.

Syria sẽ chuyển hết vũ khí hóa học trong 1 tháng tới

Syria sẽ chuyển hết vũ khí hóa học trong 1 tháng tới

VOV.VN - Chính phủ Syria đã nhiều lần để lỡ thời hạn trong kế hoạch giải trừ vũ khí hóa học của nước này dự kiến hoàn thành vào 30/6 tới.

OPCW lạc quan về thời hạn tiêu hủy vũ khí hóa học tại Syria
OPCW lạc quan về thời hạn tiêu hủy vũ khí hóa học tại Syria

VOV.VN - Việc giải trừ kho vũ khí hóa học của Syria có thể bắt đầu ngay trong tháng 5 tới.

OPCW lạc quan về thời hạn tiêu hủy vũ khí hóa học tại Syria

OPCW lạc quan về thời hạn tiêu hủy vũ khí hóa học tại Syria

VOV.VN - Việc giải trừ kho vũ khí hóa học của Syria có thể bắt đầu ngay trong tháng 5 tới.

Syria trình kế hoạch mới đưa vũ khí hóa học ra khỏi đất nước
Syria trình kế hoạch mới đưa vũ khí hóa học ra khỏi đất nước

VOV.VN - Tiến trình vận chuyển các chất hóa học ra khỏi nước này đang gặp nhiều khó khăn do xung đột và giao tranh.

Syria trình kế hoạch mới đưa vũ khí hóa học ra khỏi đất nước

Syria trình kế hoạch mới đưa vũ khí hóa học ra khỏi đất nước

VOV.VN - Tiến trình vận chuyển các chất hóa học ra khỏi nước này đang gặp nhiều khó khăn do xung đột và giao tranh.

Mỹ lo không loại bỏ kịp vũ khí hóa học Syria
Mỹ lo không loại bỏ kịp vũ khí hóa học Syria

VOV.VN - Đến nay, chưa tới 1/3 số vũ khí hoá học của Syria được vận chuyển khỏi lãnh thổ nước này thông qua cảng Latakia.

Mỹ lo không loại bỏ kịp vũ khí hóa học Syria

Mỹ lo không loại bỏ kịp vũ khí hóa học Syria

VOV.VN - Đến nay, chưa tới 1/3 số vũ khí hoá học của Syria được vận chuyển khỏi lãnh thổ nước này thông qua cảng Latakia.

OPCW: Syria đã vận chuyển 45% số vũ khí hóa học ra ngoài
OPCW: Syria đã vận chuyển 45% số vũ khí hóa học ra ngoài

VOV.VN - Dù đã chuyển 45% lượng hóa chất, Syria vẫn bị chậm so với kế hoạch tiêu hủy toàn bộ kho vũ khí hóa học của nước này trước 30/6.

OPCW: Syria đã vận chuyển 45% số vũ khí hóa học ra ngoài

OPCW: Syria đã vận chuyển 45% số vũ khí hóa học ra ngoài

VOV.VN - Dù đã chuyển 45% lượng hóa chất, Syria vẫn bị chậm so với kế hoạch tiêu hủy toàn bộ kho vũ khí hóa học của nước này trước 30/6.

Syria có thể hoàn tất di dời vũ khí hóa học vào cuối tháng 4
Syria có thể hoàn tất di dời vũ khí hóa học vào cuối tháng 4

VOV.VN -Tiến trình tiêu hủy kho vũ khí hóa học của nước này sẽ đáp ứng được hạn chót vào giữa năm nay.

Syria có thể hoàn tất di dời vũ khí hóa học vào cuối tháng 4

Syria có thể hoàn tất di dời vũ khí hóa học vào cuối tháng 4

VOV.VN -Tiến trình tiêu hủy kho vũ khí hóa học của nước này sẽ đáp ứng được hạn chót vào giữa năm nay.

Có thể dỡ bỏ toàn bộ vũ khí hóa học Syria trước cuối tháng 4
Có thể dỡ bỏ toàn bộ vũ khí hóa học Syria trước cuối tháng 4

VOV.VN - Theo báo cáo của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, Syria đã dỡ bỏ và tiêu hủy khoảng 88% vũ khí hóa học.

Có thể dỡ bỏ toàn bộ vũ khí hóa học Syria trước cuối tháng 4

Có thể dỡ bỏ toàn bộ vũ khí hóa học Syria trước cuối tháng 4

VOV.VN - Theo báo cáo của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, Syria đã dỡ bỏ và tiêu hủy khoảng 88% vũ khí hóa học.