Thế giới 24h: Nga-Mỹ “đối đầu” dữ dội trong vấn đề hạt nhân, Syria

VOV.VN - Nga và Mỹ đã “đối đầu” gay gắt sau khi Nga đình chỉ thỏa thuận hạt nhân với Mỹ, còn Mỹ quyết định dừng đàm phán song phương với Nga về Syria.

1. Chính phủ Mỹ lấy làm tiếc về quyết định của Nga khi đơn phương đình chỉ thỏa thuận hạt nhân, đồng thời khẳng định vẫn duy trì cam kết theo thỏa thuận này vì lợi ích của cả 2 nước.

Cuộc xung đột tại Syria là một trong 2 vấn đề khiến quan hệ Nga-Mỹ căng thẳng ơn bao giờ hết. Ảnh: Reuters

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Elizabeth Trudeau cho rằng:“Tôi lưu ý rằng đây là bước đi mới nhất trong hàng loạt hành động của Nga nhằm chấm dứt sự hợp tác lâu nay trong vấn đề an ninh và giải giáp hạt nhân.

Trước đó là quyết định của Nga khi không tham gia Hội nghị thượng đỉnh an ninh hạt nhân 2016. Chúng tôi cũng lưu ý rằng, việc Nga cáo buộc Mỹ đe dọa đến sự ổn định chiến lược làm cái cớ cho quyết định này là không đúng.”

Trong khi đó, Nga cáo buộc Mỹ đã hậu thuẫn các tay súng IS ném bom vào quân đội Syria hồi tháng trước dù phía Mỹ cho rằng đây là một vụ tai nạn.

Nga cũng nhiều lần chỉ trích Mỹ không thể phân biệt rạch ròi giữa phe đối lập mà họ cho là ôn hòa với những tay súng có liên quan đến mạng lưới khủng bố al-Qaeda.

Giám đốc phụ trách quan hệ với Nga tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) Olga Oliker cho rằng, quan hệ Nga-Mỹ trở nên vô cùng tồi tệ trong vòng 2 năm qua và những diễn biến mới nhất chỉ là biểu hiện của thực tế đó.

Bà Oliker cho rằng, Nga chưa bao giờ là người quá nhiệt thành với thỏa thuận hạt nhân với Mỹ, do đó việc đình chỉ thỏa thuận này không phải là một cái giá quá lớn đối với Moscow nhưng lại là đòn ngoại giao mạnh nhằm vào Mỹ.

2. Không quân Indonesia đang rầm rộ tiến hành cuộc tập trận lớn nhất từ trước đến nay của nước này trên các đảo ở Biển Đông.

Phi công Indonesia tham gia cuộc tập trận lớn nhất từ trước đến nay. Ảnh: Reuters

Reuters dẫn lời các quan chức Indonesia ngày 4/10 khẳng định, cuộc tập trận là nhằm khẳng định chủ quyền đối với những khu vực nằm trong lãnh thổ nước này bị Trung Quốc ngang nhiên coi là của mình dựa trên yêu sách “đường 9 đoạn” đầy phi lý của Trung Quốc.

Người phát ngôn Không quân Indonesia Jemi Trisonjaya cho biết, hơn 2.000 binh sĩ cùng các chiến đấu cơ của Nga và F-16 của Mỹ sẽ tham gia vào cuộc tập trận kéo dài 2 tuần này.

Trước đó, hồi tháng 6, Tổng thống Indonesia đã tiến hành một chiến dịch “chưa từng có tiền lệ” nhằm thúc đẩy việc khai thác cá và dầu mỏ cũng như xây dựng các công trình quốc phòng xung quanh chuỗi đảo Natuna sau khi Hải quân Indonesia “đụng độ’” với các tàu cá Trung Quốc đánh bắt trái phép tại đây.

Dù không có tranh chấp chủ quyền với Indonesia liên quan đến quần đảo Natuna, Trung Quốc vẫn khiến Chính phủ Indonesia hết sức giận dữ khi tuyên bố hai nước có “chủ quyền chồng lấn” đối với các vùng nước xung quanh quần đảo này mà Indonesia gọi là Biển Natuna.

3. Kế hoạch liên quan đến cuộc chiến loại bỏ tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng khỏi Mosul – thành phố lớn thứ 2 ở Iraq đã dần được hé lộ.

Đầu tiên, các cơ sở hậu cần cho chiến dịch phải được thành lập tại căn cứ không quân Qayyarah – một cơ sở cách Mosul khoảng 60km về phía Nam. Lực lượng an ninh Iraq (ISF) đã giành được quyền kiểm soát căn cứ này hồi đầu tháng 7/2016.

Binh sĩ Iraq chuẩn bị cho chiến dịch giải phóng thành phố Mosul. Ảnh: AP

Kể từ đó đến nay, căn cứ này được cải tạo lại để cho phép các máy bay vận tải chở hàng hóa, đạn dược, nhiên liệu và thực phẩm dễ dàng cất và hạ cánh. Với việc ISF kiểm soát sân bay Qayyarah, hàng hóa giờ đây không còn bị phụ thuộc vào những chuyến xe tải xuất phát từ kho quân sự của Iraq gần Baghdad.

Để chuẩn bị cho chiến dịch giải phóng Mosul, có khoảng 560 cố vấn quân sự của Mỹ đã có mặt ở Qayyarah để tư vấn và hỗ trợ cuộc tấn công. Hệ thống pháo tầm xa của Pháp và Mỹ cũng được đặt vào vị trí để sẵn sàng “nã” đạn vào những khu phố chính ở Mosul trong thời gian chưa đầy 20 giây với độ chính xác được mô tả là “tuyệt vời”.

Theo BBC, có khoảng 11 lữ đoàn quân đội và lực lượng đặc nhiệm của Iraq sẵn sàng tham chiến, mỗi lữ đoàn có quân số khoảng 2.000.

Ngoài ra còn có 5 đơn vị của lực lượng cảnh sát bán quân sự với khoảng 6.000 người dòng Sunni cũng sẵn sàng cho cuộc chiến.

Trong khi đó, lực lượng người Kurd và một số đơn vị cảnh sát bán quân sự được người Kurd hậu thuẫn sẽ đảm nhận nhiệm vụ chốt chặn ở khu vực phía Đông Bắc Mosul.

Ở khu vực phía Nam thành phố Mosul, quân tình nguyện sẽ hỗ trợ gián tiếp cho trận chiến để đảm bảo cho chiến dịch phát huy được tối đa hiệu quả.

4. Năm học sinh và 1 nhân viên phục vụ căng-tin đã bị thương khi chiếc trực thăng quân sự loại Nuri đâm vào mái một ngôi trường ở Balung, thành phố Tawau, bang Sabah, Malaysia, vào 9h35 sáng 4/10 (theo giờ địa phương).

Theo thông tin ban đầu, ít nhất 14 binh sỹ thuộc Lực lượng Không quân Hoàng gia Malaysia(RMAF) đã có mặt trên chiếc trực thăng khi nó gặp nạn. 

Hiện trường vụ tai nạn. Ảnh NST

Nguồn tin của cảnh sát địa phương cho biết, chiếc trực thăng đã đâm vào mái nhà của tòa nhà chính trong trường trước khi mất độ cao và lao vào khu vực căng-tin đang được sửa chữa trong khuôn viên nhà trường.

Vụ việc khiến học sinh và sinh viên trong trường hoảng sợ, tháo chạy thoát thân khi mái của tòa nhà sập xuống.

Theo trợ lý Cảnh sát trưởng Tawau Fadil Marsus, chiếc trực thăng gặp nạn đang từ Kuching bay tới khu vực bờ biển phía Đông bang Sabah thực hiện nhiệm vụ. 

Cũng theo ông Marsus, hiện ngôi trường nơi xảy ra vụ việc đã tạm thời cho học sinh nghỉ học để khắc phục hậu quả sự cố.

5. Một trái bom phát nổ tại một đám cưới của người Kurd ở thành phố Hasaka phía đông bắc Syria vào hôm 3/10 khiến hàng chục người thiệt mạng. Theo nguồn tin người Kurd, có ít nhất 20 người chết, còn theo truyền thông nhà nước Syria con số này là 30.

Đài quan sát Nhân quyền Syria cho hay, 22 người chết trong vụ nổ, nhiều người đang trong tình trạng nguy kịch. Tổ chức này khẳng định trong số người tử vong có cả chủ rể và một cán bộ của một chính đảng người Kurd ở Syria.

Hiện trường một vụ đánh bom tại Syria. Ảnh tư liệu Reuters

Theo Đài quan sát Nhân quyền Syria nói trên, số người bị thương đã được nhập viện và hiện đang cần được hiến máu.

Tổ chức YPG (các đơn vị dân vệ người Kurd) ra thông cáo cho hay ít nhất 20 người đã thiệt mạng và hàng chục người khác bị thương.

Trong khi đó, truyền thông nhà nước cho biết có ít nhất 30 người chết và 90 người bị thương trong vụ nổ bom.

Theo hãng tin Amaq thân cận với tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng, một kẻ đánh bom tự sát đã tấn công các chiến binh YPG ở ngoại ô thành phố bằng súng máy và đai đánh bom tự sát.

Một số nguồn tin chưa được xác nhận cho biết một phụ nữ đã thực hiện đánh bom liều chết trong vụ này./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nga kêu gọi Mỹ dỡ bỏ lệnh trừng phạt, “phá băng” quan hệ Nga-Mỹ
Nga kêu gọi Mỹ dỡ bỏ lệnh trừng phạt, “phá băng” quan hệ Nga-Mỹ

VOV.VN - Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 5/9, kêu gọi Mỹ dỡ bỏ các lệnh trừng phạt kinh tế đối với Nga để cải thiện quan hệ song phương.

Nga kêu gọi Mỹ dỡ bỏ lệnh trừng phạt, “phá băng” quan hệ Nga-Mỹ

Nga kêu gọi Mỹ dỡ bỏ lệnh trừng phạt, “phá băng” quan hệ Nga-Mỹ

VOV.VN - Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 5/9, kêu gọi Mỹ dỡ bỏ các lệnh trừng phạt kinh tế đối với Nga để cải thiện quan hệ song phương.

Nga-Mỹ có thực lòng muốn “buông” lệnh ngừng bắn tại Syria?
Nga-Mỹ có thực lòng muốn “buông” lệnh ngừng bắn tại Syria?

VOV.VN - Bất chấp nỗ lực duy trì lệnh bắn tại Syria đã đi vào ngõ cụt, nhiều chuyên gia cho rằng, Nga và Mỹ sẽ quyết không “buông” vấn đề này.  

Nga-Mỹ có thực lòng muốn “buông” lệnh ngừng bắn tại Syria?

Nga-Mỹ có thực lòng muốn “buông” lệnh ngừng bắn tại Syria?

VOV.VN - Bất chấp nỗ lực duy trì lệnh bắn tại Syria đã đi vào ngõ cụt, nhiều chuyên gia cho rằng, Nga và Mỹ sẽ quyết không “buông” vấn đề này.  

Nga-Mỹ bất ngờ “bắt tay” nhau về vấn đề khủng hoảng Syria
Nga-Mỹ bất ngờ “bắt tay” nhau về vấn đề khủng hoảng Syria

VOV.VN - Nga và Mỹ ngày 16/9 đều bày tỏ mong muốn mở rộng ngừng bắn, và thừa nhận thất bại trong việc cung cấp viện trợ nhân đạo ở Syria.

Nga-Mỹ bất ngờ “bắt tay” nhau về vấn đề khủng hoảng Syria

Nga-Mỹ bất ngờ “bắt tay” nhau về vấn đề khủng hoảng Syria

VOV.VN - Nga và Mỹ ngày 16/9 đều bày tỏ mong muốn mở rộng ngừng bắn, và thừa nhận thất bại trong việc cung cấp viện trợ nhân đạo ở Syria.

Chiến trường Syria tiếp tục đỏ lửa khi quan hệ Nga - Mỹ căng thẳng
Chiến trường Syria tiếp tục đỏ lửa khi quan hệ Nga - Mỹ căng thẳng

VOV.VN - Chiến trường Syria lại đỏ lửa và thương vong khi quan hệ Mỹ - Nga liên quan tới cuộc nội chiến tại đây, có chiều hướng xấu đi cuối tuần qua.

Chiến trường Syria tiếp tục đỏ lửa khi quan hệ Nga - Mỹ căng thẳng

Chiến trường Syria tiếp tục đỏ lửa khi quan hệ Nga - Mỹ căng thẳng

VOV.VN - Chiến trường Syria lại đỏ lửa và thương vong khi quan hệ Mỹ - Nga liên quan tới cuộc nội chiến tại đây, có chiều hướng xấu đi cuối tuần qua.