Những ai không được sử dụng nhân sâm?
VOV.VN -Nhân sâm tuy là loại thuốc bổ khí đầu vị, song không phải dùng cho mọi đối tượng. Những người sau đây không nên dùng nhân sâm.
Người viêm dạ dày và ruột cấp tính, bị nôn mửa, đau bụng, đi ngoài không nên dùng nhân sâm, bởi sâm có tính hàn. |
Người bị di tinh, bị xuất tinh sớm: Nhân sâm có tác dụng như sex hormon, nâng cao cơ năng sinh dục. Những người bị di tinh và xuất tinh sớm thường rất nhạy cảm và bị kích thích mạnh về tình dục, do đó uống nhân sâm sẽ làm nặng thêm tình trạng này. |
Trẻ nhỏ dưới 14 tuổi: Những trẻ sơ sinh, trẻ dưới 1 năm, lại càng cần kỵ uống nhân sâm, bởi nhân sâm có thể thúc đẩy sự phát dục của tuyến sinh dục phát triển; ngay kể cả thanh niên cũng không nên uống. |
Người bị giãn phế quản, bị lao, ho ra máu: Nhân sâm có thể làm thương âm động hỏa, càng làm hiện tượng nôn ra máu trở nên nặng thêm. |
Phụ nữ ở thời kỳ mang thai: Nếu uống nhân sâm, thành phần của nhân sâm sẽ có thể thông qua tuần hoàn huyết dịch được thai nhi hấp thu một phần, làm tăng thêm thai hỏa, rất bất lợi cho thai nhi và có thể dẫn tới tình trạng khó sinh. |
Những người có bệnh về hệ thống miễn dịch: Những người bị các bệnh tự thân miễn dịch như ban đỏ, mụn nhọt, viêm khớp loại phong thấp, bệnh da cứng... không nên dùng nhân sâm. |
Người bị viêm loét bốc dạ dày cấp tính và xuất huyết: Nhân sâm bổ khí, làm cho khí càng thịnh lên, huyết càng hưng vượng, như vậy rất khó làm giảm và làm hết đau. |
Người bị bệnh gan mật cấp tính: Nếu uống nhân sâm thì sẽ lại trợ thấp sinh nhiệt, làm cho khí trệ uất kết, khiến chứng bệnh nặng thêm. |
Người cao huyết áp: Về mặt lâm sàng, nhân sâm có thể làm nặng thêm triệu chứng can dương can hỏa, cho nên người cao huyết áp nói chung không nên uống. |
Người bị cảm mạo, phát sốt: Nhân sâm bổ khí, có thể làm cho ngoại tà trệ lưu trong cơ thể không thể phát tiết ra ngoài được, ảnh hưởng đến hiệu quả trị liệu, kéo dài bệnh tình. |