Bùng phát dịch bệnh thủy đậu

(VOV) - Các chuyên gia y tế cảnh báo, đây là bệnh dễ lây lan thành dịch và gây biến chứng về thần kinh.

Bệnh thủy đậu đang vào mùa cao điểm khiến hàng trăm người ở tỉnh Hòa Bình và Lạng Sơn mắc bệnh. Các chuyên gia y tế cảnh báo, đây là bệnh dễ lây lan thành dịch và gây biến chứng về thần kinh, gây viêm phổi dẫn đến tử vong nếu không được cứu chữa kịp thời.

Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Hòa Bình cho biết: Từ tháng 1, toàn tỉnh đã có khoảng 100 người mắc bệnh thủy đậu, chủ yếu ở trẻ em dưới 15 tuổi, tập trung ở các huyện: Lương Sơn, Tân Lạc, Lạc Sơn, Yên Thủy, Cao Phong và huyện Đà Bắc.

Các chuyên gia y tế cảnh báo, đây là bệnh dễ lây lan thành dịch và gây biến chứng về thần kinh (Ảnh minh họa)

Tuy nhiên, theo bà Trần Ái Hương, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Hòa Bình thì trên thực tế, số người mắc thủy đậu có thể cao hơn do những trường hợp mắc bệnh nhưng không có báo cáo thống kê. Bà Hương cũng cho biết, bệnh thủy đậu có thể phát tán rất nhanh, dễ lây lan qua không khí hoặc hít phải nước bọt của người bệnh. Vì vậy, bệnh có thể tiếp tục gia tăng trong những tháng tới.

“Hiện nay, chúng tôi đang làm việc với Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương.. Qua đó, tăng cường hoạt động truyền thông để cho người dân biết được các thông tin, các dấu hiệu nhận biết để phòng chống dịch chủ động”, bà Trần Ái Hương, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Hòa Bình nhấn mạnh.

Tại tỉnh Lạng Sơn, từ đầu năm đến nay, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh đã ghi nhận hàng chục ca mắc bệnh, trong đó trẻ em là đối tượng chính dễ mắc bệnh. Theo ông Nguyễn Xuân Trường, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, để bệnh không lây lan, cần phải cách ly trẻ ngay khi mắc bệnh, đồng thời phải thường xuyên giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, không nên kiêng khem quá mức.

Ông Nguyễn Xuân Trường khuyến cáo: “Hàng năm, vào mùa đông xuân vẫn có một số mắc rải rác ở những nhà trẻ trong cộng đồng. Về tác nhân, đó là 1 loại virút, lây qua đường hô hấp. Dịch ở nốt thủy đậu vỡ ra có thể lây. Khi phát hiện phải cách ly, nốt phỏng thì dùng thuốc xanh methylen chấm vào cho nốt phỏng khô. Nếu mà các cháu bị bội nhiễm thì dùng kháng sinh, phải đến bệnh viện để các bác sỹ khám có những chỉ định cụ thể"./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bệnh thủy đậu – nên tiêm khi nào cho thích hợp?
Bệnh thủy đậu – nên tiêm khi nào cho thích hợp?

Đây là bệnh phổ biến tại Việt Nam. Vì vậy, nên cho trẻ từ 12 tháng tuổi tới 12 tuổi, tiêm 1 liều và nên tiêm thêm liều thứ 2 cách liều thứ nhất tốt nhất là 6 tuần trở đi.  

Bệnh thủy đậu – nên tiêm khi nào cho thích hợp?

Bệnh thủy đậu – nên tiêm khi nào cho thích hợp?

Đây là bệnh phổ biến tại Việt Nam. Vì vậy, nên cho trẻ từ 12 tháng tuổi tới 12 tuổi, tiêm 1 liều và nên tiêm thêm liều thứ 2 cách liều thứ nhất tốt nhất là 6 tuần trở đi.  

Bệnh thủy đậu lây lan nhanh ở Nam Định
Bệnh thủy đậu lây lan nhanh ở Nam Định

9/10 huyện, thành phố ở địa phương này có khoảng 190 người mắc thuỷ đậu, tập trung ở Giao thủy, Hải Hậu, Nam Trực, Xuân Trường và thành phố Nam Định.

Bệnh thủy đậu lây lan nhanh ở Nam Định

Bệnh thủy đậu lây lan nhanh ở Nam Định

9/10 huyện, thành phố ở địa phương này có khoảng 190 người mắc thuỷ đậu, tập trung ở Giao thủy, Hải Hậu, Nam Trực, Xuân Trường và thành phố Nam Định.

Người lớn mắc bệnh thủy đậu gia tăng
Người lớn mắc bệnh thủy đậu gia tăng

Khi người lớn mắc bệnh thủy đậu có thể có dễ xuất hiện biến chứng nặng như viêm màng não, khiến bệnh nhân bị rối loạn tri giác và hôn mê.

Người lớn mắc bệnh thủy đậu gia tăng

Người lớn mắc bệnh thủy đậu gia tăng

Khi người lớn mắc bệnh thủy đậu có thể có dễ xuất hiện biến chứng nặng như viêm màng não, khiến bệnh nhân bị rối loạn tri giác và hôn mê.