Mô hình đại học trọng điểm: Hẹp cửa với hệ thống ngoài công lập

VOV.VN -Tính đến nay, 21 cơ sở giáo dục đại học ở nước ta được chọn để phát triển theo mô hình trọng điểm đều là các trường công lập.

Triển khai từ năm 2001, đến nay, mô hình đại học trọng điểm tại nước ta đã đạt được những kết quả đáng khích lệ khi từng bước tiếp cận chuẩn mực chất lượng đào tạo khu vực và quốc tế. Tuy nhiên, đây vẫn là “sân chơi” độc quyền của các trường đại học công lập với nhiều chính sách hỗ trợ từ phía Nhà nước. Trong khi đó, không ít trường đại học tư muốn đi theo mô hình trọng điểm vẫn loay hoay chưa biết làm sao.

Với những đặc trưng vượt trội như: nguồn tài lực, vật lực lớn, mức độ tự chủ và chịu trách nhiệm cao, mức độ quốc tế hóa và hội nhập quốc tế cải thiện rõ rệt… mô hình trường đại học trọng điểm đã thực sự trở thành hình mẫu mà cơ sở giáo dục đại học nào cũng muốn hướng tới. Thế nhưng hiện nay, tại Việt Nam, các trường chỉ mới tiếp cận mô hình tiên tiến này ở góc độ ưu tiên từ ngân sách Nhà nước và những cơ chế tự chủ để phấn đấu đạt các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế. Do vậy, tính đến thời điểm hiện tại, 21 cơ sở giáo dục đại học ở nước ta được chọn để phát triển theo mô hình trọng điểm đều là các trường công lập.

Thư viện trường ĐH Nguyễn Tất Thành (ảnh: phunuonline)

Theo Tiến sĩ Vũ Ngọc Hoàng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương, đã đến lúc cần mở rộng sân chơi cho hệ thống đại học ngoài công lập để tạo môi trường giáo dục bình đẳng hơn vì suy cho cùng, điều mà mô hình đại học trọng điểm hướng đến không gì khác ngoài đảm bảo chất lượng đào tạo.

“Hỗ trợ đầu tư là hỗ trợ cho các chương trình chất lượng, trường nào đủ điều kiện thì nhận được hỗ trợ. Trường đủ điều kiện đó có thể là trường công lập hoặc ngoài công lập. Theo tôi, nếu làm được như vậy sẽ rất hiệu quả” - Tiến sĩ Vũ Ngọc Hoàng nhấn mạnh.

Hiện tại, không ít trường đại học ngoài công lập ở nước ta đã hội đủ những yêu cầu mà mô hình đại học trọng điểm cần, nhưng vẫn chưa thể tự tin bước vào sân chơi lớn vì còn lắm trở ngại, thử thách.

Bà Phạm Thị Ly, Giám đốc Chương trình nghiên cứu của Viện Đại học Quốc tế, Đại học Quốc gia TP HCM cho hay, có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng này. Đó là những bất cập trong chính sách khiến các trường đại học ngoài công lập không phát huy hết khả năng của mình. Bên cạnh đó, sự ràng buộc quá chặt chẽ của nhiều cơ chế cũng như cái nhìn chưa thật sự khách quan từ phía xã hội đang thu hẹp không gian phát triển của nhiều trường đại học ngoài công lập. Thế nhưng, nguồn lực tài chính mới là bài toán khó mà không phải trường nào cũng đáp ứng được.

Bà Phạm Thị Ly bày tỏ: “Để có thể xây dựng mô hình đại học trọng điểm ngoài công lập, điều kiện tiên quyết là nguồn lực. Trọng điểm trong khu vực tư là một sự cam kết giữa nhà trường và nhà nước. Nhà trường phải cam kết cung cấp đủ một nguồn lực tài chính bằng các nguồn xã hội hóa. Nếu không có nguồn lực tài chính đó, chúng ta không thể nào tạo ra được sự khác biệt”.

Là trường đại học ngoài công lập đầu tiên tại Việt Nam định hướng phát triển theo mô hình đại học trọng điểm, trường Đại học Nguyễn Tất Thành nhận được sự hỗ trợ rất lớn từ chính quyền TP HCM thông qua việc cấp đất xây dựng cơ sở vật chất và hỗ trợ vay kích cầu với số vốn hơn 408 tỷ đồng.

Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng, Hiệu trưởng Trường Đại học Nguyễn Tất Thành khẳng định: “Chúng tôi đang phấn đấu để làm sao được đưa vào danh mục các trường đại học trọng điểm. Nếu Nhà nước khó khăn, chúng tôi sẽ sử dụng chủ trương của mô hình đại học trọng điểm để huy động nguồn vốn trong xã hội, không sử dụng ngân sách Nhà nước nhưng vẫn đạt mục tiêu của trường trọng điểm. Chúng tôi sẽ hội nhập quốc tế bằng cách quốc tế hóa, thực hiện chuẩn về chương trình đào tạo, chuẩn về đội ngũ giảng viên, chuẩn về cơ sở vật chất, chuẩn về phong thí nghiệm và môi trường sư phạm”.

Trên cơ sở huy động nguồn lực xã hội hóa, Đại học Nguyễn Tất Thành đã vạch ra một lộ trình phát triển với nhóm tiêu chí cụ thể để đến năm 2020 sẽ đạt chuẩn quốc gia và đạt chuẩn quốc tế từ sau năm 2025. Kế hoạch là vậy, thế nhưng, hiện đơn vị này vẫn đang đợi quyết định từ các cơ quan có thẩm quyền vì sự đổi mới chưa có tiền lệ này.

Nếu được phê duyệt lộ trình phát triển theo mô hình đại học trọng điểm, trường Đại học Nguyễn Tất Thành nói riêng và các trường đại học ngoài công lập nói chung cần phát huy thế mạnh trong chính sách xã hội hóa giáo dục, cam kết xây dựng được một cơ chế quản trị nội bộ ổn định và tiên tiến. Chỉ có như vậy mới lấy lại được lòng tin trong dư luận khi mà thời gian vừa qua có quá nhiều vụ lùm xùm trong nội bộ hệ thống trường đại học ngoài công lập./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đại học Y Dược Hải Phòng mắc hàng loạt sai phạm về đào tạo
Đại học Y Dược Hải Phòng mắc hàng loạt sai phạm về đào tạo

Thanh tra Bộ GD-ĐT kiến nghị một số biện pháp xử lý về quy trình đào tạo, mở ngành của ĐH Y Dược Hải Phòng. 

Đại học Y Dược Hải Phòng mắc hàng loạt sai phạm về đào tạo

Đại học Y Dược Hải Phòng mắc hàng loạt sai phạm về đào tạo

Thanh tra Bộ GD-ĐT kiến nghị một số biện pháp xử lý về quy trình đào tạo, mở ngành của ĐH Y Dược Hải Phòng. 

Loại bỏ một số ngành đào tạo đại học
Loại bỏ một số ngành đào tạo đại học

VOV.VN - Nội dung này nằm trong chương trình rà soát, đảm bảo cân đối quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng...

Loại bỏ một số ngành đào tạo đại học

Loại bỏ một số ngành đào tạo đại học

VOV.VN - Nội dung này nằm trong chương trình rà soát, đảm bảo cân đối quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng...

Thành lập trường Đại học Hạ Long
Thành lập trường Đại học Hạ Long

VOV.VN - Trường Đại học Hạ Long được thành lập trên cơ sở sáp nhập trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật- Du lịch Hạ Long và trường Cao đẳng sư phạm Quảng Ninh.

Thành lập trường Đại học Hạ Long

Thành lập trường Đại học Hạ Long

VOV.VN - Trường Đại học Hạ Long được thành lập trên cơ sở sáp nhập trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật- Du lịch Hạ Long và trường Cao đẳng sư phạm Quảng Ninh.

Xử lý nghiêm các trường “núp” bóng Đại học tư thục không vì lợi nhuận
Xử lý nghiêm các trường “núp” bóng Đại học tư thục không vì lợi nhuận

VOV.VN -Trường nào “núp” dưới danh nghĩa ĐH tư thục không vì lợi nhuận để được hưởng ưu đãi của Nhà nước có thể bị xử phạt, truy tố tùy vào mức độ vi phạm. 

Xử lý nghiêm các trường “núp” bóng Đại học tư thục không vì lợi nhuận

Xử lý nghiêm các trường “núp” bóng Đại học tư thục không vì lợi nhuận

VOV.VN -Trường nào “núp” dưới danh nghĩa ĐH tư thục không vì lợi nhuận để được hưởng ưu đãi của Nhà nước có thể bị xử phạt, truy tố tùy vào mức độ vi phạm. 

Thêm một trường Đại học công bố đề án tuyển sinh năm 2015
Thêm một trường Đại học công bố đề án tuyển sinh năm 2015

VOV.VN -Chiều nay (30/12), trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh công bố Đề án tuyển sinh Đại học, Cao đẳng hệ chính quy năm 2015.

Thêm một trường Đại học công bố đề án tuyển sinh năm 2015

Thêm một trường Đại học công bố đề án tuyển sinh năm 2015

VOV.VN -Chiều nay (30/12), trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh công bố Đề án tuyển sinh Đại học, Cao đẳng hệ chính quy năm 2015.

Giải đáp thắc mắc tuyển sinh vào Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2015
Giải đáp thắc mắc tuyển sinh vào Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2015

VOV.VN - Các chuyên gia của ĐHQGHN giải đáp thắc mắc của thí sinh trong buổi Giao lưu trực tuyến do VOV.VN tổ chức chiều 27/3.

Giải đáp thắc mắc tuyển sinh vào Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2015

Giải đáp thắc mắc tuyển sinh vào Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2015

VOV.VN - Các chuyên gia của ĐHQGHN giải đáp thắc mắc của thí sinh trong buổi Giao lưu trực tuyến do VOV.VN tổ chức chiều 27/3.

Các trường đại học sẵn sàng chủ trì cụm thi THPT quốc gia 2015
Các trường đại học sẵn sàng chủ trì cụm thi THPT quốc gia 2015

VOV.VN- Cùng với chuẩn bị về phòng thi, cán bộ coi thi, chấm thi, các trường phụ trách cụm thi cũng bố trí chỗ ở trong ký túc xá dành cho thí sinh...

Các trường đại học sẵn sàng chủ trì cụm thi THPT quốc gia 2015

Các trường đại học sẵn sàng chủ trì cụm thi THPT quốc gia 2015

VOV.VN- Cùng với chuẩn bị về phòng thi, cán bộ coi thi, chấm thi, các trường phụ trách cụm thi cũng bố trí chỗ ở trong ký túc xá dành cho thí sinh...

Tự chủ Đại học: Tiêu chí nào để các trường tăng học phí?
Tự chủ Đại học: Tiêu chí nào để các trường tăng học phí?

VOV.VN-Nhiều ý kiến cho rằng, cần có tiêu chí về mức thu học phí của các trường như: chất lượng giảng dạy, đội ngũ giảng viên, cơ sở trường học...

Tự chủ Đại học: Tiêu chí nào để các trường tăng học phí?

Tự chủ Đại học: Tiêu chí nào để các trường tăng học phí?

VOV.VN-Nhiều ý kiến cho rằng, cần có tiêu chí về mức thu học phí của các trường như: chất lượng giảng dạy, đội ngũ giảng viên, cơ sở trường học...

Hà Nội công bố quyết định thành lập trường Đại học Thủ đô
Hà Nội công bố quyết định thành lập trường Đại học Thủ đô

VOV.VN - Sáng 28/3, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức lễ công bố Quyết định thành lập trường Đại học Thủ đô.

Hà Nội công bố quyết định thành lập trường Đại học Thủ đô

Hà Nội công bố quyết định thành lập trường Đại học Thủ đô

VOV.VN - Sáng 28/3, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức lễ công bố Quyết định thành lập trường Đại học Thủ đô.

Tự chủ ĐH: Đề nghị loại các trường Đại học hoạt động nửa vời
Tự chủ ĐH: Đề nghị loại các trường Đại học hoạt động nửa vời

VOV.VN-  Độc giả cho rằng, Bộ GD-ĐT cần phải kiểm soát chặt chẽ việc giao quyền tự chủ cho các trường.

Tự chủ ĐH: Đề nghị loại các trường Đại học hoạt động nửa vời

Tự chủ ĐH: Đề nghị loại các trường Đại học hoạt động nửa vời

VOV.VN-  Độc giả cho rằng, Bộ GD-ĐT cần phải kiểm soát chặt chẽ việc giao quyền tự chủ cho các trường.

Phó Thủ tướng ký quyết định thành lập Trường Đại học Thủ đô
Phó Thủ tướng ký quyết định thành lập Trường Đại học Thủ đô

Trường Đại học Thủ đô Hà Nội được thành lập trên cơ sở nâng cấp trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội

Phó Thủ tướng ký quyết định thành lập Trường Đại học Thủ đô

Phó Thủ tướng ký quyết định thành lập Trường Đại học Thủ đô

Trường Đại học Thủ đô Hà Nội được thành lập trên cơ sở nâng cấp trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội