Người bố tật nguyền “nhốt” con trong buồng như… thú

VOV.VN -Hơn 16 năm nay, người cha ấy đắng lòng nhốt đứa con mình trong tủi hổ, đau xót đến lặng câm.

Chúng tôi tìm về gia đình anh Nguyễn Văn Thiết (SN 1965) và chị Nguyễn Thị Lan (SN 1968) trú ở đội 4, xóm Thượng Lội, xã Quang Lộc, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh.

Hình ảnh đầu tiên khiến bước chân chúng tôi như chững lại là một cánh tay yếu ớt, gầy gò từ một căn buồng tối khoảng 10m2 ngay đầu lối vào nhà chới với.

Chúng tôi không khỏi giật mình khi thấy trong căn buồng tối đó là một đứa bé ngồi co ro với ánh mất ngây ngô nhìn chằm chằm vào người lạ.

Thương con, chị Lan luôn phải chăm sóc con từng tí, nếu không Thùy sẽ phá phách không để yên

Cố nén nỗi buồn tủi, anh Nguyễn Văn Thiết phân trần: “Đấy, đứa con đầu của tui đấy chú ạ. Cháu nó bị bệnh thần kinh bẩm sinh, nên đã 16 năm nay cháu luôn phải sống trong cảnh người không ra người, thú không ra thú. Đau xót lắm, không nhốt nó lại thì không được, thả nó ra thì nó lại đi lang thang, gia đình biết nơi đâu mà tìm”.

Là còn út trong một gia đình có 6 anh chị em, trớ trêu thay, khi sinh ra, anh Thiết bị tật nguyền bẩm sinh, sức khỏe yếu, chân tay lại ngọng ngịu.

Nhà vốn nghèo, lại đông con, thu nhập chủ yếu chỉ dựa vào mấy sào ruộng nên cái đói, cái nghèo cứ bủa vây lấy gia đình anh Thiết.

Đến tuổi trưởng thành, anh Thiết kết hôn chị Lan - người cùng xã. Cả hai gia đình đều hoàn cảnh khó khăn nên cuộc sống mái ấm nho nhỏ của anh chị cũng không khấm khá hơn chút nào. Anh Thiết tật nguyền nên không làm được việc gì, tất cả mọi thứ chỉ biết trông chờ vào đôi tay chị Lan.

Đầu năm 1997, hai anh chị cũng sinh hạ được đứa con trai đầu lòng đặt tên là Nguyễn Văn Thùy.

Luy và Nho sinh ra như một niềm động viên lớn nhất của gia đình, hai em luôn chăm ngon học giỏi, năm nào cũng là học sinh khá giỏi của trường

Ngày Thùy chào đời trông rất kháu khỉnh, khỏe mạnh như bao đứa trẻ khác. Tuy nhiên, được 2 tuổi trong một trận ốm thập tử nhất sinh, Thùy bắt đầu dở chứng và có những biểu hiện bất thường.

Đêm, Thùy chẳng chịu ngủ mà chỉ ngồi một chỗ rồi khóc như có ai đánh từ trong người. Lo lắng bệnh tình của con, gia đình đưa Thùy đi bệnh viện thì mới hay cháu bị bệnh thần kinh bẩm sinh.

Đau xót khi cuộc đời mình đã không lành lặn, nay sinh ra được đứa con đầu lòng trời cũng không thương, thế nên anh chị càng thương Thùy nhiều và càng quyết tâm, cố gắng làm lụng để chăm sóc con thật tốt.

Rồi cứ thế, đã 16 năm nay, Thùy luôn phải sống chung với căn bệnh dỡ khóc, dỡ cười ấy. Lúc thì Thùy ngồi cười nói một mình, lúc nào bực tức thì lại bỏ đi biền biệt mấy ngày liền làm gia đình tá hỏa đi tìm khắp làng trên xóm dưới.

Ông Nguyễn Văn Hóa, bố của anh Thiết bị di chứng tai biến nên chỉ nằm một chỗ, mọi sinh hoạt tất cả đều nhờ vào một mình chị Lan

Năm 2007, thấy cháu Thùy bị bệnh hiểm nghèo, bố bị tật nguyền, gia cảnh lại khốn khó, Hội Tình thương của giáo xứ trong xã đã quyên góp chút ít để xây cho gia đình anh chị một căn buồng nhỏ cho cháu Thùy ở, để cháu đỡ đi lang thang và phá phách.

Sau khi sinh được cháu Thùy, phần vì sức khỏe chị Lan yếu, phần vì sợ nếu sinh nữa sẽ lại giống như đứa đầu thì anh chị chẳng biết làm sao để sống nữa.

Nhưng rồi, anh chị vẫn quyết định sinh con để lấy niềm vui cho cuộc sống, hai cháu Nguyễn Thị Luy (2004) và cháu Nguyễn Văn Nho (2008) lần lượt được chào đời.

May mắn thay, cả hai cháu Luy và Nho sinh ra, mặc dù sức khỏe yếu, thường xuyên đau ốm, song được cái hai cháu đều lành lặn và bình thường như những đứa trẻ trong làng.

Từ khi cháu Luy và Nho được sinh ra, cả nhà như có nguồn động viên để tiếp tục sống và cố gắng vì tương lai của các con.

Cháu Luy năm nay học lớp 3, còn Nho năm nay hết hè sẽ vào lớp 1. Mặc dầu cháu Luy có hơi ốm yếu nhưng học rất giỏi và chăm ngoan. “Hôm 6/3 vừa rồi cháu Luy nhà tôi được nhà trường chọn đi thi giải toán qua mạng ở huyện và đạt điểm 300/300 đó chú ạ. Biết bố mẹ hoàn cảnh nên hai cháu rất chăm ngoan và học giỏi”.

Cả gia đình, người thì tật nguyền, người thì đau ốm, rồi mai đây khi chị Lan sức cùng lực kiệt thì không biết sẽ còn ai lo toan mọi công việc của gia đình nữa

Ánh mắt anh Thiết vui sướng khi nhắc đến hai đứa con chăm ngoan học giỏi, nhưng mỗi lần nhớ đến cháu Thùy, ánh mắt anh lại xa xăm đượm buồn, lo lắng.

Bên cạnh đó, vợ chồng anh Thiết còn có ông Nguyễn Văn Hóa và chị Nguyễn Thị Hóa (bố và chị gái của anh Thiết - PV) sống cùng chung.

Ông Hóa, năm nay đã ngoài 90 tuổi. Cũng vì tuổi già sức yếu lại mang bệnh tai biến nên chỉ nằm một chỗ, mọi sinh hoạt đều nhờ vào người con dâu (chị Lan - PV) lo toan, chăm sóc. Còn người chị gái của anh Thiết (SN 1947), cũng bị tật nguyền từ bé nên không có chồng, cũng sống cùng với gia đình anh.

Gia đình thuộc diện đặc biệt khó khăn của xã, mỗi tháng cả nhà được trợ cấp 720.000 đồng. Nhưng rồi, đâu cũng vào đấy, đầu tháng chưa đi lấy tiền thì đã tính toán trả người này, vay người kia khiến gia đình anh chị luôn trong cảnh túng thiếu, đói nghèo.

Quanh năm làm lụng vất vả, nhưng một thân một mình đàn bà con gái như chị Lan cũng không thể lo nỗi cả 7 miệng ăn trong nhà của mình được.

 “Ông nội thì bị tai biến chỉ nằm một chỗ, một tuần lấy thuốc một lần cũng trên trăm nghìn rồi. Chồng, chị gái cũng bị tật nguyền, đau ốm thường xuyên, các con học hành lại khoản này khoản khác nữa, nghĩ đến cũng không thể sống được rồi chú ạ, may mà có đứa con học giỏi, ngoan ngoãn nên còn có nguồn động viên. Nhưng lo lắm rồi mai đây vợ chồng chúng tôi già yếu không làm được gì, các con thì còn quá nhỏ, thằng Thùy nó lại không biết gì nữa, không biết rồi còn đủ sức để chăm lo chúng nó nữa không? Bố mẹ có tội với các con quá chú ạ”. Chị Lan, cúi gầm mặt xuống nói trong hai dòng nước mắt.

Ông Đặng Hồng Kiệm - Chủ tịch xã Quang Lộc (huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh) chia sẻ: “Gia đình anh Thiết là một hoàn cảnh đặc biệt khó khăn của xã. Gia đình thuần nông, chỉ trông chờ vào mấy sào ruộng nên nghèo lắm. Anh Thiết thì bị tật nguyền, không làm được gì cả, sinh được 3 đứa con, thì đứa con đầu không may lại bị bệnh thần kinh. Trong nhà còn có ông Hóa (bố anh Thiết - PV) già yếu nằm một chỗ, chị gái đầu cũng sống chung một nhà lại bị tật nguyền như anh Thiết, chẳng làm được việc gì hết. Tất cả chỉ trông chờ vào chị Lan đó thôi, nhưng rồi cũng không lo nỗi được chú à. Chính quyền địa phương chỉ mong sao, có những tấm lòng hảo tâm biết đến, giúp đỡ cho hoàn cảnh anh Thiết bớt đi phần nào khó khăn, để hai cháu nhỏ còn có điều kiện được tiếp tục đến trường”.

Chia tay gia đình anh Thiết cũng là lúc trời nhá nhem tối. Ra về, những hình ảnh người cha tật nguyền đau ốm, cùng đứa con bệnh tật ngồi một mình trong căn buồng tối cứ ám ảnh mãi trong tôi. Không biết rồi mai đây, khi người duy nhất còn đủ sức khỏe để chăm sóc cả gia đình như chị Lan sức cùng lực kiệt thì biết còn ai sẽ chăm lo cho mấy thân già tật nguyền cùng những đứa con thơ côi cút./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nơi bản nghèo heo hút
Nơi bản nghèo heo hút

Tận mắt nhìn những ngôi nhà rách nát, xiêu vẹo; không điện, không đường…của đồng bào dân tộc ở xã Pắc Ta (Tân Uyên, Lai Châu), lại càng rõ thêm sự vô trách nhiệm của một số cán bộ chính quyền xã, huyện nơi đây  

Nơi bản nghèo heo hút

Nơi bản nghèo heo hút

Tận mắt nhìn những ngôi nhà rách nát, xiêu vẹo; không điện, không đường…của đồng bào dân tộc ở xã Pắc Ta (Tân Uyên, Lai Châu), lại càng rõ thêm sự vô trách nhiệm của một số cán bộ chính quyền xã, huyện nơi đây  

Nhọc nhằn phận nữ nghèo xúc cát thuê
Nhọc nhằn phận nữ nghèo xúc cát thuê

Ngày lại ngày, từ mờ sáng, người ta lại thấy những phụ nữ xúc cát thuê kéo nhau đến bên bờ sông Chảy, xã Tân Tiến, Hoàng Su Phì (Hà Giang) để làm thuê kiếm sống

Nhọc nhằn phận nữ nghèo xúc cát thuê

Nhọc nhằn phận nữ nghèo xúc cát thuê

Ngày lại ngày, từ mờ sáng, người ta lại thấy những phụ nữ xúc cát thuê kéo nhau đến bên bờ sông Chảy, xã Tân Tiến, Hoàng Su Phì (Hà Giang) để làm thuê kiếm sống

Làng nghèo giữa phố thị
Làng nghèo giữa phố thị

Mỗi buổi tối, khi ánh đèn sang trọng của phố thị bừng lên, cuộc sống mưu sinh của người dân Cồn Thị lại hiện lên - lam lũ.

Làng nghèo giữa phố thị

Làng nghèo giữa phố thị

Mỗi buổi tối, khi ánh đèn sang trọng của phố thị bừng lên, cuộc sống mưu sinh của người dân Cồn Thị lại hiện lên - lam lũ.

Được mùa ngô mà vẫn nghèo
Được mùa ngô mà vẫn nghèo

Phát triển cây ngô đã đem lại giá trị kinh tế cao, thế nhưng nhiều hộ dân trồng ngô ở vùng sâu, vùng xa của tỉnh Sơn La sau nhiều năm gắn bó với cây ngô lại nghèo đi.

Được mùa ngô mà vẫn nghèo

Được mùa ngô mà vẫn nghèo

Phát triển cây ngô đã đem lại giá trị kinh tế cao, thế nhưng nhiều hộ dân trồng ngô ở vùng sâu, vùng xa của tỉnh Sơn La sau nhiều năm gắn bó với cây ngô lại nghèo đi.

Mẹ nhốt con vào chuồng chó
Mẹ nhốt con vào chuồng chó

Nguyên nhân được bà Dương Thị Loan – người mẹ nhốt con vào chuồng chó là do con bà hay quậy phá và đập đồ đạc

Mẹ nhốt con vào chuồng chó

Mẹ nhốt con vào chuồng chó

Nguyên nhân được bà Dương Thị Loan – người mẹ nhốt con vào chuồng chó là do con bà hay quậy phá và đập đồ đạc

Hộ nghèo muốn được vay vốn phải “lót tay”
Hộ nghèo muốn được vay vốn phải “lót tay”

Để được vay 20 triệu đồng của Ngân hàng chính sách xã hội, hộ nghèo phải nộp cái gọi là “lệ phí” từ 2 đến 3 triệu đồng. Vụ việc tiêu cực này đang diễn ra tại một số xã của huyện nghèo Mường La, tỉnh Sơn La.

Hộ nghèo muốn được vay vốn phải “lót tay”

Hộ nghèo muốn được vay vốn phải “lót tay”

Để được vay 20 triệu đồng của Ngân hàng chính sách xã hội, hộ nghèo phải nộp cái gọi là “lệ phí” từ 2 đến 3 triệu đồng. Vụ việc tiêu cực này đang diễn ra tại một số xã của huyện nghèo Mường La, tỉnh Sơn La.

Bài 1: Dân nghèo trên “đất vàng”
Bài 1: Dân nghèo trên “đất vàng”

Tình trạng ô nhiễm môi trường xung quang bãi vàng ở Pắc Ta, Tân Uyên, Lai Châu đang diễn ra rất nghiêm trọng. Núi bị đào khoét, quặng vàng được lấy đi, những người dân nghèo ở đây lại càng nghèo hơn khi sức khoẻ của họ đang bị huỷ hoại từng ngày.

Bài 1: Dân nghèo trên “đất vàng”

Bài 1: Dân nghèo trên “đất vàng”

Tình trạng ô nhiễm môi trường xung quang bãi vàng ở Pắc Ta, Tân Uyên, Lai Châu đang diễn ra rất nghiêm trọng. Núi bị đào khoét, quặng vàng được lấy đi, những người dân nghèo ở đây lại càng nghèo hơn khi sức khoẻ của họ đang bị huỷ hoại từng ngày.