Ảnh: Những công trình giao thông thay đổi diện mạo Đồng bằng Châu thổ

VOV.VN - Nhiều năm qua, Chính phủ đã tập trung nhiều nguồn lực đầu tư cho hạ tầng giao thông vùng ĐBSCL. Qua đó diện mạo vùng đồng bằng đã có nhiều thay đổi.
giao thông
Ngày 24/4/2010, cầu Cần Thơ chính thức khánh thành và đưa vào khai thác. Cầu Cần Thơ bắc qua sông Hậu, nối tỉnh Vĩnh Long và thành phố Cần Thơ. Dự án sử dụng nguồn vốn vay ODA của Chính phủ Nhật Bản và vốn đối ứng của Việt Nam. Đây là một trong những cây cầu dây văng có nhịp chính dài nhất ở khu vực Đông Nam Á hiện nay.
giao thông
Cầu Mỹ Thuận đã trở thành một công trình thế kỷ của sự hợp tác giữa các chuyên gia, kỹ sư và công nhân hai nước Việt Nam - Australia. Không chỉ đóng vai trò là cầu nối giữa hai tỉnh Tiền Giang - Vĩnh Long, cầu Mỹ Thuận còn mang nét tuyệt vời về thẩm mỹ, thu hút khách du lịch ở mọi miền.
giao thông
Cầu Rạch Miễu nối Tiền Giang và Bến Tre. Đây là công trình do Việt Nam tự đầu tư, với thiết kế và tổng thầu là các công ty Việt Nam. Cây cầu này hoàn thành giúp tỉnh Bến Tre thoát khỏi thế cô lập về giao thông bộ.
giao thông
Cầu Cao Lãnh là công trình quan trọng, nối đôi bờ sông Tiền, đáp ứng mong mỏi nhiều đời nay của người dân Đồng Tháp nói riêng, ĐBSCL nói chung.
giao thông
Cầu Vàm Cống là cây cầu dây văng thứ hai bắc qua sông Hậu sau cầu Cần Thơ. Cùng với cầu Cao Lãnh, đây là cầu trọng điểm nằm trong Dự án giao thông kết nối trung tâm Đồng bằng sông Cửu Long.
giao thông
Cầu Mỹ Thanh 2, một công trình trọng điểm và bề thế trên tuyến quốc lộ Nam sông Hậu, băng qua cửa biển Mỹ Thanh, nối huyện Trần Đề với thị xã Vĩnh Châu.
giao thông
Cầu trên tuyến N2; là cách gọi tắt đường Hồ Chí Minh đoạn xuyên qua vùng Đồng Tháp Mười. Tuyến đường đi qua vùng Đồng Tháp Mười một thời hoang vu, hai bên rất ít nhà dân.
giao thông
Đường Hồ Chí Minh, đoạn đi qua thị trấn Mỹ An, huyện Tháp Mười-Đồng Tháp.
giao thông
Một đoạn Quốc lộ Nam Sông Hậu, đoạn chạy qua huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng. Quốc lộ Nam sông Hậu được thông xe năm 2011. Tuyến đường được khởi đầu từ thành phố Cần Thơ dọc theo bờ Nam sông Hậu qua địa phận các tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng, vượt cửa Mỹ Thanh, theo bờ biển Đông đi tới thành phố Bạc Liêu.
giao thông
Năm 2015, cầu Năm Căn - cây cầu lớn nhất trên địa bàn tỉnh Cà Mau nằm trên tuyến đường Hồ Chí Minh được khánh thành đã xóa thế “ốc đảo” của huyện tận cùng Tổ quốc – Ngọc Hiển.
giao thông
Việc thông xe đoạn đường này đã nối thông toàn tuyến đường Hồ Chí Minh từ điểm đầu Pắc Bó (Cao Bằng) đến điểm cuối của đất nước Mũi Cà Mau. Công trình có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường củng cố an ninh - quốc phòng của vùng ĐBSCL nói chung và tỉnh Cà Mau nói riêng