Quyền con người trong Hiến pháp sửa đổi

(VOV) - Điều 21 là một quy định mới, thể hiện thái độ trân trọng quyền sống, là quyền quan trọng nhất của con người

Tiến sĩ Đỗ Minh Phượng, Đại học Luật Hà Nội cho biết, trong lần sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992, bà đặc biệt quan tâm đến việc sửa đổi, bổ sung các qui định về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Điều đó sẽ dẫn đến việc sửa đổi, bổ sung mang tính toàn diện, làm cơ sở cho việc sửa đổi các văn bản luật khác.

Quyền con người rộng hơn, bao trùm lên quyền công dân

Tại Hội thảo góp ý về dự thảo sửa đổi Hiến pháp do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh vừa tổ chức, Tiến sĩ Đỗ Minh Phượng cho rằng, các quy định tại chương 2 Dự thảo về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân có nhiều điểm mới.

Quyền con người rộng hơn, bao trùm lên quyền công dân (ảnh: KT)

Đó là việc chuyển chương quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân từ Chương 5 lên Chương 2 của Dự thảo Hiến Pháp. Đây là một điểm tiến bộ thể hiện quan điểm mới của Hiến pháp ở mức độ quan trọng trong việc bảo vệ các quyền con người và công dân.

Cùng với đó, dự thảo Hiến pháp đã bổ sung thêm quyền con người vào chương này trở thành Chương về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. “Điều đó cho thấy phạm vi bảo đảm quyền trong Dự thảo Hiến pháp đã được mở rộng hơn, phù hợp hơn với các Công ước quốc tế về quyền con người của Liên Hợp Quốc. Quyền con người rộng hơn, bao trùm lên quyền công dân”- TS Minh Phượng nói.

Theo TS Phượng, Hiến pháp sửa đổi cũng đã bổ sung thêm 5 điều luật mới: Điều 16, Điều 21, Điều 44, Điều 45, Điều 46 (nâng tổng số điều luật của Chương này lên 37 điều): “Các điều luật mới này đều hướng tới quyền của con người, bổ sung các quyền được sống, quyền được hưởng thụ các giá trị văn hoá, tham gia vào đời sống văn hoá, tự do lựa chọn ngôn ngữ để giao tiếp, được sống trong môi trường trong lành, và có các nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác, không được lạm dụng quyền con người, quyền công dân để xâm phạm lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác...”.

Một điểm mới nữa theo TS Phương là việc sửa đổi 30 Điều luật (trong tổng số 33 điều của Hiến pháp năm 1992). Điều đó thể hiện mong muốn sửa đổi một cách toàn diện về nội dung cũng như kỹ thuật lập pháp trong Chương 2 về quyền con người.

Trân trọng quyền sống-quyền quan trọng nhất của con người  

Góp ý về những nội dung cần chỉnh sửa, Khoản 1, Điều 15 Dự thảo qui định: ”Ở nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, quyền con người, quyền công dân được Nhà nước và xã hội thừa nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật”, theo TS Minh Phượng nên thay từ “theo” bằng từ ”bằng”: “Bởi vì khi các quyền của con người và quyền công dân mà gắn đuôi “theo” quy định của của Hiến pháp và pháp luật sẽ được hiểu là có bảo đảm được các quyền đó cũng phải theo các văn bản luật, điều này sẽ vừa làm mất giá trị tối cao của Hiến pháp, vừa làm mất hiệu lực của Hiến pháp. Đây là điều tối kỵ trong chủ nghĩa hợp hiến”.

TS Đỗ Minh Phượng cũng cho rằng, Điều 21 của Dự thảo là một quy định mới thể hiện thái độ trân trọng quyền sống, là quyền quan trọng nhất của con người mà Hiến pháp của nhiều quốc gia trên thế giới đã trân trọng đưa lên ngay từ những quy định đầu tiên.

Tuy nhiên, TS Phượng đề nghị cần sắp xếp lại và quy định rõ hơn để nhận thức được rõ ràng thái độ trân trọng đó: “Tôi đề nghị đổi vị trí của Điều 21 dự thảo lên vị trí của Điều 17 (sửa đổi, bổ sung Điều 52 Hiến pháp 1992).  Cùng với đó, thêm vào sau cụm từ “mọi người đều có quyền sống” là cụm từ “và có quyền  mưu cầu hạnh phúc”,  bởi đây cũng là một quyền quan trọng của con người sau quyền sống. Con người có quyền được theo đuổi hạnh phúc của mình, theo đuổi những giá trị của cuộc sống. Như vậy, Điều 21 sẽ sửa lại là: “Mọi người đều có quyền sống và quyền mưu cầu hạnh phúc”.

            Tiến sĩ Đỗ Minh Phượng

Trong Khoản 3, điều 22 của dự thảo Hiến pháp quy định: “Mọi người có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác theo quy định của luật. Việc thử nghiệm y học, dược học, khoa học hay bất kỳ hình thức thử nghiệm khác trên cơ thể người phải được người đó đồng ý”. TS Đỗ Minh Phượng cho rằng, dự thảo đã bổ sung thêm nội dung này là cần thiết và phù hợp với yêu cầu thực tiễn.

Tuy nhiên khoản 1 điều này quy định “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm” lại bỏ mất một quy định rất quan trọng của điều 71 Hiến Pháp 1992: “Không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt và giam giữ người phải đúng pháp luật”.

“Cần phải khôi phục lại điều này, nếu không sẽ thiếu cơ sở pháp lý để quy định các biện pháp cưỡng chế trong đấu tranh phòng chống tội phạm cũng như các hành vi vi phạm pháp luật khác. Đồng thời có thể dẫn đến tình trạng bất kỳ ai cũng sẽ bị bắt mà không cần lý do, không cần các thủ tục pháp lý hoặc nếu có thì đó là sự “vi hiến”- TS Phượng nói.

Điều 47 dự thảo Hiến pháp có nội dung:  “Công dân có nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc. Phản bội Tổ quốc là tội nặng nhất”.

TS Phượng cho rằng, quy định này là hoàn toàn hợp lý. Tuy nhiên,  quy định phản bội Tổ quốc là tội nặng nhất” thì chưa thật sự chính xác. Bởi lẽ theo quy định của Bộ luật Hình sự thì không phải chỉ có tội phản bội Tổ quốc” quy định tại Điều 78 Bộ luật này là tội nặng nhất mà còn nhiều tội khác cũng nặng như vậy. Ví dụ: tội  giết người” quy định tại Điều 93 Bộ luật Hình sự; tội cướp tài sản quy định tại Điều 133 Bộ luật Hình sự... các  tội phạm này đều quy định hình phạt cao nhất là tử hình như tội quy định tại Điều 78 vậy. Vì vậy, cần bỏ quy định này hoặc nếu muốn để quy định đó nhằm nhấn mạnh quy định về nghĩa vụ của công dân phải trung thành với Tổ quốc thì nên sửa đổi, bổ sung vế thứ hai của Điều 47 dự thảo cho chính xác hơn.

Theo TS Phượng, trong trường hợp muốn để quy định này thì nên sửa đổi, bổ sung như sau: ”Tội phản bội Tổ quốc là một trong các tội nặng nhất và bị xử lý nghiêm khắc nhất, vì Bộ luật Hình sự quy định không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội này”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Việc sửa đổi Hiến pháp cần quán triệt đến từng người dân
Việc sửa đổi Hiến pháp cần quán triệt đến từng người dân

(VOV) -Chủ tịch Quốc hội: Việc sửa đổi Hiến pháp cần quán triệt đến cơ sở, quán triệt trong Đảng, đến từng người dân

Việc sửa đổi Hiến pháp cần quán triệt đến từng người dân

Việc sửa đổi Hiến pháp cần quán triệt đến từng người dân

(VOV) -Chủ tịch Quốc hội: Việc sửa đổi Hiến pháp cần quán triệt đến cơ sở, quán triệt trong Đảng, đến từng người dân

Quyền con người trong Hiến pháp sửa đổi
Quyền con người trong Hiến pháp sửa đổi

(VOV) - Điều 21 là một quy định mới, thể hiện thái độ trân trọng quyền sống, là quyền quan trọng nhất của con người

Quyền con người trong Hiến pháp sửa đổi

Quyền con người trong Hiến pháp sửa đổi

(VOV) - Điều 21 là một quy định mới, thể hiện thái độ trân trọng quyền sống, là quyền quan trọng nhất của con người

Dự thảo Hiến pháp và vấn đề đất đai, quyền con người
Dự thảo Hiến pháp và vấn đề đất đai, quyền con người

(VOV) - Theo ông Vũ Mão, quy định trong Hiến pháp sửa đổi làm cho tất cả các thành phần kinh tế bình đẳng với nhau và cùng phát triển...

Dự thảo Hiến pháp và vấn đề đất đai, quyền con người

Dự thảo Hiến pháp và vấn đề đất đai, quyền con người

(VOV) - Theo ông Vũ Mão, quy định trong Hiến pháp sửa đổi làm cho tất cả các thành phần kinh tế bình đẳng với nhau và cùng phát triển...

Ông Phạm Thế Duyệt và trăn trở về việc sửa đổi Hiến pháp
Ông Phạm Thế Duyệt và trăn trở về việc sửa đổi Hiến pháp

(VOV) - "Trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp, nét đổi mới phải rõ ràng, tạo được niềm tin của dân là chỉ có Đảng lãnh đạo”.

Ông Phạm Thế Duyệt và trăn trở về việc sửa đổi Hiến pháp

Ông Phạm Thế Duyệt và trăn trở về việc sửa đổi Hiến pháp

(VOV) - "Trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp, nét đổi mới phải rõ ràng, tạo được niềm tin của dân là chỉ có Đảng lãnh đạo”.

TPHCM họp chuyên đề góp ý sửa đổi Hiến pháp
TPHCM họp chuyên đề góp ý sửa đổi Hiến pháp

(VOV) -Các đại biểu tập trung góp ý nhiều về chương liên quan đến tổ chức bộ máy Nhà nước như: Chức năng của HĐND, UBND…

TPHCM họp chuyên đề góp ý sửa đổi Hiến pháp

TPHCM họp chuyên đề góp ý sửa đổi Hiến pháp

(VOV) -Các đại biểu tập trung góp ý nhiều về chương liên quan đến tổ chức bộ máy Nhà nước như: Chức năng của HĐND, UBND…

Góp ý kiến về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Góp ý kiến về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992

(VOV) -Mấy ý kiến về dự thảo sửa đổi Ðiều 5, Hiến pháp năm 1992

Góp ý kiến về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992

Góp ý kiến về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992

(VOV) -Mấy ý kiến về dự thảo sửa đổi Ðiều 5, Hiến pháp năm 1992

Hiến pháp cần khẳng định rõ chủ quyền Việt Nam
Hiến pháp cần khẳng định rõ chủ quyền Việt Nam

Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 cần khẳng định rõ chủ quyền của Việt Nam đối với đất liền, vùng trời, vùng biển, hải đảo...

Hiến pháp cần khẳng định rõ chủ quyền Việt Nam

Hiến pháp cần khẳng định rõ chủ quyền Việt Nam

Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 cần khẳng định rõ chủ quyền của Việt Nam đối với đất liền, vùng trời, vùng biển, hải đảo...