Toàn cảnh ngày thứ 5 tìm kiếm máy bay Malaysia mất tích

VOV.VN- Hôm nay Việt Nam đã huy động 9 máy bay cùng 8 tàu cứu hộ của cảnh sát biển và hải quân tìm kiếm máy bay mất tích...


“Malaysia đã nỗ lực hết mình tìm kiếm máy bay mất tích”

Thủ tướng Malaysia Datuk Seri Najib Razak đã tuyên bố như trên trong cuộc phỏng vấn với truyền hình nước này ngày 12/3.

“Nhân dân Malaysia cần phải ủng hộ nỗ lực tìm kiếm của Chính phủ Malaysia và cầu nguyện thánh Allah để chúng ta có được những thông tin giúp chúng ta có thể sớm tìm ra chiếc máy bay đó”, ông Razak nói (xem thêm).


Thủ tướng Malaysia Datuk Seri Najib Razak (Ảnh AP)

Cuối ngày hôm nay (12/3), Chuẩn đô đốc Lê Minh Thành - phó tư lệnh Quân chủng Hải quân - xác nhận tại cuộc họp báo tổ chức tại Sở chỉ huy tiền phương đặt tại Phú Quốc là vẫn giữ nguyên cường độ tìm kiếm máy bay Malaysia mất tích.

“Ngày mai vẫn giữ nguyên cường độ như hôm nay hoặc tăng cường hơn. Nếu chúng tôi nhận được thông tin nhiều hơn thì sẽ tổ chức các chuyến bay và tàu đi bằng đường biển tới các vị trí đó”- ông Lê Minh Thành nói.

Trong ngày hôm nay 12/3, Việt Nam đã huy động 9 máy bay (có máy bay thực hiện một chuyến bay, có máy bay thực hiện hơn một chuyến bay) cùng 8 tàu cứu hộ của cảnh sát biển và hải quân tìm kiếm trên biển.

 
Lúc 17h00: Diễn biến liên quan khác, trong ngày hôm nay được ghi nhận là một người mang quốc tịch Newzeland đang làm việc cho đơn vị dầu khí của Nga trên vùng biển Vũng Tàu đã gửi e-mail đến Sở Chỉ huy tìm kiếm cứu nạn hàng không tại Hà Nội, cho biết việc đã nhìn thấy một máy bay bốc cháy trước khi rơi xuống biển.

Hôm qua, một máy bay của Vietnam Airlines khi hành trình từ Buôn Ma Thuột ra Hà Nội đã bắt được tín hiệu SOS trên khu vực Đà Nẵng. Tuy nhiên, sau khi phát tin quan sát thì các chuyến bay cùng vùng trời lại không hề ghi nhận được. Hệ thống radar từ vùng Hồ Chí Minh đã bắt tín hiệu toàn vùng, nhưng cũng không phát hiện tín hiệu SOS.
Ngay khi nhận được tin, Sở Chỉ huy đã điều một máy bay AN26 đến khu vực được thông báo để tìm kiếm các dấu vết. Tuy nhiên máy bay của Việt Nam đã rà soát nhiều lượt ở các vị trí tọa độ khả nghi nhưng đều không phát hiện được gì. 

16h45: Sở Chỉ huy tìm kiếm cứu nạn hàng không Việt Nam cho biết, từ sáng nay (12/3) Malaysia đã tạm dừng tìm kiếm máy bay nghi mất tích trong khu vực biển của Việt Nam, để tập trung tìm kiếm ở vùng eo biển Malacca của nước này. Hiện nay, chỉ còn lại Singapore và Việt Nam với một số nước vẫn đang tìm kiếm ở khu vực biển Đông. Theo đại diện Sở Chỉ huy, Malaysia cũng chưa gửi thông báo về kế hoạch sẽ bay tìm kiếm trong khu vực biển Đông của nước ta vào ngày mai. 

Hiện nay, hoạt động bay tìm kiếm trong vùng thông báo bay Hồ Chí Minh (FIR Hồ Chí Minh) đang được thực hiện bởi 3 nước là Việt Nam, Singapore và Trung Quốc. Malaysia cho biết họ vẫn tiến hành tìm kiếm để không bỏ sót những dấu hiệu nào.

Phạm vi tìm kiếm của máy bay AN26 bay mở rộng về phía Đông, cách Đông Nam tỉnh Sóc Trăng hơn 60km (rộng khoảng 35.000km2); thủy phi cơ và trực thăng Mi-171 tìm kiếm ở khu vực biển giữa đảo Phú Quốc và Thổ Chu, rộng hơn 5.000km2.

16h20: Trả lời phóng viên Thạch Hồng, thường trú VOV tại Đồng bằng Sông Cửu Long, Trung tá Nguyễn Đức Tải, Trung đoàn 917 cho biết, trong ngày hôm nay các máy bay tại Cà Mau tạm dừng tìm kiếm. Dự kiến, ngày mai (13/3), các máy bay và các phương tiện tìm kiếm sẽ hoạt động trở lại.

16h07: Thông tin từ Vùng 5 Hải quân cho biết, trong ngày hôm nay, 2 tàu của Vùng 5 Hải quân vẫn tiến hành hoạt động tìm kiếm theo sự điều hành của tàu cứu hộ SAR. Phạm vi tìm kiếm trong ngày hôm nay ở phía Nam của đảo Hòn Khoai 40 hải lý. Vào lúc 15h45 chiều nay, thủy phi cơ DH-C6 tiếp tục xuất phát từ sân bay Phú Quốc để tiến hành công việc tìm kiếm.


Phóng viên tác nghiệp tại Phú Quốc



Tại Phú Quốc, mặc dù được thông báo là hôm nay tạm dừng một số hoạt động tìm kiếm tày bay của Malaysia bị mất tích, nhưng các phóng viên trong nước và quốc tế đều không rời khỏi Sở chỉ huy tiền phương. Tất cả đều kiên nhẫn đợi chờ những thông tin mới nhất về vấn đề này từ Ủy ban tìm kiếm cứu nạn quốc gia.

15h55: Cảnh sát thành phố Terengganu vừa xác nhận rằng họ đã nhận được một báo cáo của người dân ở quận Marang về một vụ nổ lớn trên không tại khu vực quận này vào sáng 8/3.

Cảnh sát trưởng Datuk Jamshah Mustapa cho biết báo cáo này đã được gửi đến trụ sở cảnh sát Malaysia tại Bukit Aman, Kuala Lumpur ngày 11/3 để tiến hành điều tra (xem thêm).


Liệu vụ nổ này có liên quan đến việc máy bay Malaysia mất tích hay không? (Ảnh AP)


15h25:
Phóng viên Thạch Hồng, thường trú VOV tại Đồng bằng Sông Cửu Long đang có mặt tại Cà Mau cho biết, đến thời điểm hiện tại, các máy bay MI-117 tham gia tìm kiếm máy bay Malaysia mất tích trong những ngày qua đều đã nạp đủ nhiên liệu, sẵn sàng tham gia cuộc tìm kiếm.


Điện thoại của hành khách trên máy bay vẫn đổ chuông

Tại cuộc họp báo ở Bắc Kinh sáng 12/3 giữa Chính phủ Malaysia và thân nhân những hành khách Trung Quốc trên máy bay mất tích, các thân nhân đã trao cho nhà chức trách Malaysia một vài số điện thoại di động của hành khách trên máy bay mà máy vẫn còn đổ chuông khi họ gọi đến vào ngày hôm nay (12/3) (xem thêm)


14h40:  Theo New Straits Times, một trong số các ngư dân nói trên, ông Azman Mohamad, 40 tuổi, cho biết họ đã tìm thấy chiếc phao cứu sinh bị rách nát tả tơi và đã ngay lập tức báo cáo cho Cơ quan Thực thi Hàng hải Malaysia (MMEA) tại Malacca để xin hỗ trợ vì chiếc phao này quá nặng.

Hình ảnh chiếc xuồng cứu sinh mà ngư dân Malaysia tìm thấy trôi dạt trên biển - Ảnh: New Strait Times (Malaysia)

“Chúng tôi cố gắng buộc chiếc phao này vào thuyền của chúng tôi vì chúng tôi sợ chiếc phao này sẽ bị chìm do nó đã rách nát hết rồi”, ông Mohamad nói.

Khi MMEA đến, những ngư dân này đã trao cho họ chiếc phao nói trên. Tuy nhiên, người phát ngôn của MMEA cho biết chiếc phao này đã chìm xuống biển khi họ cố mang nó lên tàu của mình.

Phi công máy bay mất tích: “Thôi nhé, chúc ngủ ngon”

Quan chức hàng không dân dụng Malaysia cho biết những lời này được phi công nói ra sau khi trả lời trạm kiểm soát không lưu Malaysia rằng họ đang bay vào không phận Việt Nam và trạm kiểm soát không lưu Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh sẽ tiếp nhận việc kiểm soát (xem thêm)


Các thân nhân đang mong ngóng thông tin về hành khách trên máy bay (Ảnh AP)


14h00: Liên quan tới vụ máy bay MH370 của Hãng hàng không Malaysia mất tích, trưa 12/3, nguồn tin của Vietnam+ cho biết, vệ tinh VNRedsat-1 đã chụp hai dải ảnh tại vùng nghi vấn với tổng cộng 13 ảnh, song không phát hiện dấu hiệu bất thường.

Trước đó, ông Chu Xuân Huy, Trưởng phòng quản lý và khai thác dữ liệu ảnh vệ tinh thuộc Trung tâm điều khiển và khai thác vệ tinh nhỏ (Viện Hàn lâm khoa học Công nghệ Việt Nam) cho biết, lúc 11 giờ ngày 11/3, vệ tinh VNRedsat-1 bay qua khu vực đảo Thổ Chu (Kiên Giang) và chụp ảnh trong phạm vi rộng 17,5km, dài từ 80-160km.

VNRedsat-1 có khả năng phát hiện và chụp được những vật thể nhỏ có kích thước từ 2,5m trở lên.

Hiện, các quốc gia vẫn đang nỗ lực tìm kiếm chiếc máy bay chở 227 hành khách và 12 thành viên phi hành đoàn bị mất tích trong này 8/3.

13h45: Sở chỉ huy tìm kiếm cứu nạn hàng không Việt Nam cho biết, phía Malaysia đã trả lời Việt Nam về việc có hay không phát hiện máy bay MH370 mất tích ở eo biển Malacca.

Thông tin được điện gửi về Việt Nam khẳng định: Cục Hàng không Malaysia chưa có nguồn tin chính thức về việc có hay không mảnh vỡ của máy bay mất tích ở eo biển Malacca, vì vậy Malaysia chưa khẳng định chính thức thông tin này.

Malaysia khẳng định nguồn tin báo chí đưa về việc máy bay mất tích ở eo biển Malacca là không chính thức. Cục Hàng không Malaysia không đưa ra thông tin này.

11h50: 
Theo tin từ Vùng 5 Hải Quân, hiện tại 2 tàu HQ 954, HQ 637 và HQ627 vẫn tiếp tục tìm kiếm ở khu vực biển phía Nam.  Trong đó, 1 tàu cách Nam Hòn Khoai khoảng 60 hải lý, 1 tàu cách khu vực Nam điểm C (điểm cuối đường biên giới biển Thái Lan- Việt Nam) 60 hải lý, 1 tàu tuần tra khu vực phía Tây DK-1.10. Tất cả 3 tàu này vẫn tiếp tục nhận nhiệm vụ tìm kiếm và cập nhật thông tin thường xuyên về đất liền, tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có thông tin mới.
Phóng viên tác nghiệp tại sân bay Cà Mau trong những ngày tìm kiếm máy bay mất tích

11h30: Theo Trung tướng Võ Văn Tuấn, Phó tổng Tham mưu trưởng Bộ Quốc phòng, hiện một số tàu và máy bay nước ngoài đã vào lãnh hải, không phận Việt Nam. Đây là lực lượng phối hợp chịu sự hướng dẫn chỉ huy của Việt Nam. Hiện đã có 10 nước tham gia tìm kiếm.

Việc tạm dừng một số hoạt động tìm kiếm tại chỗ là để chờ ý kiến từ phía Malaysia trả lời chính thức về thông tin "phát hiện dấu vết máy bay mất tích", chứ không phải dừng tìm kiếm hẳn.

>> Vệ tinh VNRedsat-1 sẽ truyền dữ liệu ảnh về máy bay Malaysia
>> Quét đáy biển tìm máy bay Malaysia mất tích

11h25: Đến thời điểm này, đại diện Sở chỉ huy tìm kiếm cứu nạn Cục Hàng không Việt Nam cho biết, hãng Hàng không Malaysia chưa có nguồn tin chính thức về việc có hay không mảnh vỡ của máy bay mất tích ở eo biển Malacca vì vậy họ chưa khẳng định chính thức thông tin này. 

Vì vậy, đại diện Sở chỉ huy tìm kiếm cứu nạn Cục Hàng không Việt Nam cho biết, Việt Nam vẫn tiếp tục tìm kiếm theo kế hoạch với 2 máy bay AN26, 2 CASA, máy bay của Không quân, Hải quân Việt Nam; ngoài ra, Trung Quốc, Newzeland, Singapore cũng bay ở khu vực biển Đông của Việt Nam để phối hợp tìm kiếm.


Các quan chức Mỹ ngày 12/3 cho biết nước này đã rà soát tên của 2 thanh niên: Seyed Mohammad Reza Delavar, 29 tuổi và Pouria Nourmohammadi, 18 tuổi, nhưng không tìm thấy họ trong các cơ sở dữ liệu (xem thêm)


Hai thanh niên Iran sử dụng hộ chiếu giả lên máy bay (Ảnh AP)

10h50: Phóng viên Thạch Hồng, VOV đồng bằng Sông Cửu Long đang có mặt ở Cà Mau cho biết, đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có thông tin về việc dừng tìm kiếm máy bay mất tích. Tại Cà Mau, 3 máy bay MI-171 đang sẵn sàng đợi lệnh.

Tư lệnh không quân Rodzali Daud đã bác bỏ thông tin radar quân đội Malaysia phát hiện dấu vết máy bay quay lại eo biển Malacca.

Reuters cho biết, trước đó ngày 11/3, Tướng Daud đã cho biết radar quân đội nước này đã phát hiện ra dấu vết của chiếc máy bay mất tích tại khu vực phía Bắc của eo biển Malacca vào lúc 2h40 sáng 8/3.

Tuy nhiên, ngày 12/4 ông Daud nói: “Tôi ước gì mình đã không nói như vậy” (xem thêm)



10h40: Trung tướng Võ Văn Tuấn, Phó tổng Tham mưu trưởng Bộ Quốc phòng, cho hay, theo chỉ đạo của Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ - Tổng Tham mưu trưởng Bộ Quốc Phòng, việc tìm kiếm trong ngày 12/3 vẫn diễn ra bình thường.

Theo Trung tướng Võ Văn Tuấn, về thông tin cho rằng đã tìm thấy tín hiệu máy bay Boeing 777-200 ở eo biển Malacca, Tùy viên quân sự Malaysia tại Hà Nội đã trả lời rằng phía Malaysia không đưa ra thông tin như vậy. Trung tướng Võ Văn Tuấn khẳng định Việt Nam vẫn tiếp tục tìm kiếm khi chưa có thông báo chính thức nào từ phía Malaysia về tín hiệu ở eo Malacca.

Ông Tuấn khẳng định, kế hoạch tìm kiếm của Việt Nam không hề thay đổi, vẫn mở rộng phía Đông đường bay dự kiến.

Nói về tàu Hải quân HQ 888 mang tên Trần Đại Nghĩa tham gia tìm kiếm, ông Tuấn cho biết đây là tàu khảo sát thăm dò màu 3D hiện đại nhất Đông Nam Á. Hiện tàu nghiên cứu biển HQ 888 tiếp tục hành trình từ côn đảo đến Cà Mau. Việt Nam luôn xác định huy động phương tiện hiện đại nhất vào cuộc tìm kiếm này. “Mặc dù Việt Nam không có công dân nào trên máy bay nhưng cũng rất quan tâm và làm hết khả năng cho công cuộc tìm kiếm này. Các nước cần phối hợp với nhau, hy vọng tìm kiếm được những người mất tích còn sống”, ông Tuấn khẳng định.


>> Tường thuật từ trực thăng Mi-171 tìm máy bay Malaysia

>> Không đủ cơ sở cho thấy máy bay bị nổ trên không


10h33:
 Trung tâm Quốc gia điều hành tìm kiếm cứu nạn cho biết, trong ngày hôm qua Việt Nam đã sử dụng 9 máy bay và 9 tàu các loại tìm máy bay Boeing 777 của Malaysia Arilines mất tích. Lực lượng nước ngoài tham gia gồm 14 máy bay, 22 tàu. 


Một trong số hai máy bay MI 171 tham gia tìm kiếm máy bay Malaysia mất tích


Hôm nay, Việt Nam tiếp tục phối hợp cùng với các nước để tìm kiếm và phối hợp nắm tình hình hoạt động của các lực lượng nước ngoài. Hiện một số chuyến bay đang trên đường khảo sát, chờ thông tin chính thức từ Malaysia. Các tàu của Trung Quốc, Mỹ... vẫn có những hoạt động riêng của họ.

Theo quy định Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO), nếu tìm thấy máy bay bị nạn trong vùng thông báo bay (FIR) của nước nào, thì nước đó chịu trách nhiệm điều tra sự cố tàu bay. 

Sở chỉ huy tìm kiếm cứu nạn hàng không Việt Nam cho biết, nếu xác định được vị trí máy bay rơi thì chuyển sang giai đoạn điều tra do nước có vùng FIR chứa máy bay bị sự cố chủ trì điều tra. 

Việc tìm kiếm cứu nạn của Việt Nam chỉ dừng khi tìm thấy máy bay ngoài vùng FIR của Việt Nam quản lý.

Cơ phó máy bay mất tích đã từng mời phụ nữ vào buồng lái

Theo Telegraph, cô Jonti Roos - một trong 2 hành khách người Nam Phi đã được cơ phó của chiếc máy bay mất tích Fariq Ab Hamid mời vào buồng lái trong một chuyến bay của hãng năm 2011, đã mô tả vụ việc trên trên chương trình "A Current Affair", của đài truyền hình Australia. (Xem thêm)


Cô Roos và bạn của mình chụp ảnh với hai phi công trên khoang lái (Ảnh Telegraph)


10h15: Cục Hàng không Việt Nam cho biết, trước thông tin của hãng thông tấn nước ngoài cho biết, Malaysia đã lần ra dấu vết chiếc máy bay bị mất tích bằng radar ở eo biển Malacca, Cục Hàng không Việt Nam đã 2 lần gửi yêu cầu đề nghị Malaysia xác nhận thông tin, nhưng đến thời điểm này, vẫn chưa nhận được trả lời cụ thể. 

Trao đổi với phóng viên Phi Long, lãnh đạo Sở Chỉ huy tìm kiếm cứu nạn hàng không tại Hà Nội cho biết: “Cho đến thời điểm này, chúng tôi vẫn chưa nhận được thông tin chính thức nào về việc máy bay của Malaysia Airlines mất tích ở eo biển Malacca. Hiện nay, chúng tôi đã gửi đề nghị sang phía Malaysia xác nhận lại thông tin và trả lời chính thức”. 


Hôm qua đã có 23 máy bay của Việt Nam và nước ngoài tham gia tìm kiếm máy bay Malaysia mất tích


Lãnh đạo Sở chỉ huy ở Hà Nội cho biết: Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn đã đề nghị Bộ Ngoại giao liên lạc với các nước liên quan xác minh thông tin bắt được tín hiệu radar của máy bay ở Malacca, nhưng đến giờ này chưa nhận được trả lời.



Máy bay Malaysia gửi dữ liệu kỹ thuật trước khi mất tích

Theo New Scientist, chiếc máy bay này đã gửi ít nhất 2 loạt dữ liệu kỹ thuật cho hãng Malaysia Airlines trước khi mất tích.

Những thông tin trên có thể giúp các nhà điều tra hiểu thêm về việc liệu chiếc máy bay này có gặp trục trặc động cơ hay không trong bối cảnh đã qua 4 ngày các đội tìm kiếm cứu nạn của nhiều nước vẫn không tìm thấy dấu hiệu gì của chiếc máy bay này (xem thêm).



8h55: Trong cuộc họp báo sáng nay vào lúc 8h20, tại Sở chỉ huy tiền phương Phú Quốc, ông Phạm Văn Long,  Phó Tổng Giám đốc Công ty quản lý bay miền Nam thông báo: thừa ủy quyền của Ủy ban tìm kiếm cứu nạn quốc gia chính thức thông báo, trong ngày hôm nay tất cả các lực lượng hải quân, không quân tạm dừng các hoạt động tìm kiếm chiếc máy bay của Malaysia bị mất tích. Các lực lượng đang làm nhiệm vụ trên biển cũng tạm dừng tại chỗ chờ lệnh mới.


Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Phạm Quý Tiêu


 Tuy nhiên, sau đó Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Phạm Quý Tiêu thông báo lại là chỉ tạm dừng một số phương tiện tìm kiếm. Chỉ duy trì một số chuyến bay ra khu vực chồng lấn giữa Việt Nam và Malaysia. Các chuyến bay vẫn chuẩn bị sẵn sàng nhưng các tàu đang làm nhiệm vụ trên biển thì tạm dừng chờ lệnh.

Ông Tiêu cho biết, đến 8h40 phút sáng nay ông đã 2 lần liên hệ với phía bạn Malaysia nhưng vẫn chưa nhận được trả lời.

>> ”Nếu máy bay rơi ở Malacca, Việt Nam sẽ ngừng tìm kiếm”

>> VN chưa được tin máy bay Malaysia rơi xuống eo biển Malacca


8h50:
Phóng viên VOV ở Cà Mau cho biết, hiện chưa có thông tin về việc dừng tìm kiếm máy bay mất tích. Tại Cà Mau, 3 máy bay MI-171 đã tiếp đủ nhiên liệu, sẵn sàng đợi lệnh lên đường thực hiện nhiệm vụ.

8h30: Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn cũng đã đề nghị Bộ Ngoại giao liên lạc với các nước liên quan xác minh thông tin bắt được tín hiệu radar của máy bay ở Malacca, nhưng đến giờ này chưa nhận được trả lời.

8h15: Trao đổi với phóng viên VOV sáng nay, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Phạm Quý Tiêu cho biết, đã yêu cầu phía Malaysia trả lời xung quanh thông tin “tìm thấy dấu hiệu máy bay Malaysia mất tích”. Tuy nhiên, vẫn chưa nhận được trả lời từ cơ quan hữu quan nước bạn. 

Trong lúc này, tất cả phương tiện tìm kiếm vẫn đang túc trực đợi lệnh. Cho đến thời điểm này kế hoạch tìm kiếm vẫn chưa có gì thay đổi.

Sở chỉ huy tìm kiếm cứu nạn Cục Hàng không Việt Nam cho biết, kế hoạch dự kiến, hôm nay (12/3) máy bay sẽ bay tìm kiếm ở 2 khu vực. Cụ thể, máy bay AN26 bay tìm kiếm mở rộng về phía Đông, cách Đông Nam tỉnh Sóc Trăng hơn 60km (rộng khoảng 35.000km2); thủy phi cơ và trực thăng Mi-171 sẽ tìm kiếm ở khu vực biển ngày hôm qua (11/3) đã tìm, phần giữa đảo Phú Quốc và Thổ Chu, rộng hơn 5.000 km2.


Theo người đứng đầu Cơ quan tình báo trung ương Mỹ John Brennan, đã có những “lời nhận trách nhiệm” thực hiện vụ tấn công sau khi chiếc máy bay mất tích, dù những thông tin này chưa được xác nhận hay kiểm chứng. Vì thế không thể loại trừ khả năng khủng bố trong vụ việc này (xem thêm).


Hai hành khách lên máy bay bằng hộ chiếu giả. (ảnh: Reuters)


Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ - Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam cho biết, sáng nay, lực lượng quân đội sẽ tiếp tục tổ chức tìm kiếm ở phía Đông đường bay của máy bay MH 370 và khu vực biên giới Lào, Campuchia; huy động người dân tham gia tìm kiếm và đảm bảo công tác an toàn, hậu cần cho bộ đội tham gia tìm kiếm 24/24h.

Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn khẳng định: Thậm chí công tác tìm kiếm đang được mở rộng cả trên đất liền, với tốc độ hết sức khẩn trương. Công tác tìm kiếm tiếp tục triển khai với tất cả khả năng và thời gian có thể còn kéo dài.

Trực thăng quay về sân bay Cà Mau tiếp tục đợi lệnh

Theo Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn, hôm qua đã có 23 máy bay, 31 tàu của Việt Nam và nước ngoài tham gia tìm kiếm máy bay số hiệu MH370 của Malaysia bị nghi mất tích trên vùng biển của Việt Nam.

Thiếu tướng Đỗ Minh Tuấn, Phó Tư lệnh Quân chủng Phòng không Không quân Việt Nam cho biết, hôm qua, các máy bay tìm kiếm cứu nạn quần thảo vùng biển nghi ngờ có máy bay mất tích, quan sát bằng mắt thường cũng như các thiết bị hiện đại nhưng chưa cho bất kỳ kết quả nào./.

Văn Ánh- Trọng Điển-Thạch Hồng- Lam Hiếu- Phi Long/VOV
 Cô Roos và bạn của mình chụp ảnh với hai phi công trên khoang lái (Ảnh Telegraph)
 Cô Roos và bạn của mình chụp ảnh với hai phi công trên khoang lái (Ảnh Telegraph)
 Cô Roos và bạn của mình chụp ảnh với hai phi công trên khoang lái (Ảnh Telegraph)
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Phóng viên quốc tế đánh giá cao khả năng tìm kiếm của VN
Phóng viên quốc tế đánh giá cao khả năng tìm kiếm của VN

VOV.VN -“Việt Nam đã và đang rất nỗ lực tìm kiếm chiếc máy bay Malaysia bị mất tích”.

Phóng viên quốc tế đánh giá cao khả năng tìm kiếm của VN

Phóng viên quốc tế đánh giá cao khả năng tìm kiếm của VN

VOV.VN -“Việt Nam đã và đang rất nỗ lực tìm kiếm chiếc máy bay Malaysia bị mất tích”.

Interpol: Máy bay Malaysia mất tích không phải do khủng bố
Interpol: Máy bay Malaysia mất tích không phải do khủng bố

VOV.VN - Đây là thông tin được Tổng Thư ký Interpol Ronald Noble đưa ra tại cuộc họp báo ngày 11/3 tại Lyon, Pháp.

Interpol: Máy bay Malaysia mất tích không phải do khủng bố

Interpol: Máy bay Malaysia mất tích không phải do khủng bố

VOV.VN - Đây là thông tin được Tổng Thư ký Interpol Ronald Noble đưa ra tại cuộc họp báo ngày 11/3 tại Lyon, Pháp.

Sân bay Tân Sơn Nhất tăng cường an ninh
Sân bay Tân Sơn Nhất tăng cường an ninh

VOV.VN - Việc tăng cường kiểm tra an ninh tại sân bay Tân Sơn Nhất sau sự cố máy bay Malaysia mất tích góp phần bảo đảm an toàn hơn.

Sân bay Tân Sơn Nhất tăng cường an ninh

Sân bay Tân Sơn Nhất tăng cường an ninh

VOV.VN - Việc tăng cường kiểm tra an ninh tại sân bay Tân Sơn Nhất sau sự cố máy bay Malaysia mất tích góp phần bảo đảm an toàn hơn.

"Nếu máy bay rơi ở Malacca, Việt Nam sẽ ngừng tìm kiếm"
"Nếu máy bay rơi ở Malacca, Việt Nam sẽ ngừng tìm kiếm"

VOV.VN -Nếu thông tin tìm ra dấu vết máy bay ở eo biển Malacca là đúng, Việt Nam sẽ ngừng chiến dịch tìm kiếm.

"Nếu máy bay rơi ở Malacca, Việt Nam sẽ ngừng tìm kiếm"

"Nếu máy bay rơi ở Malacca, Việt Nam sẽ ngừng tìm kiếm"

VOV.VN -Nếu thông tin tìm ra dấu vết máy bay ở eo biển Malacca là đúng, Việt Nam sẽ ngừng chiến dịch tìm kiếm.

VN chưa được tin máy bay Malaysia rơi xuống eo biển Malacca
VN chưa được tin máy bay Malaysia rơi xuống eo biển Malacca

VOV.VN- "Nếu tìm được máy bay mất tích, VN sẽ dừng chiến dịch tìm kiếm cứu nạn"-đại diện Sở chỉ huy tìm kiếm cứu nạn Cục Hàng không VN nói

VN chưa được tin máy bay Malaysia rơi xuống eo biển Malacca

VN chưa được tin máy bay Malaysia rơi xuống eo biển Malacca

VOV.VN- "Nếu tìm được máy bay mất tích, VN sẽ dừng chiến dịch tìm kiếm cứu nạn"-đại diện Sở chỉ huy tìm kiếm cứu nạn Cục Hàng không VN nói

Quân đội Malaysia dò thấy dấu vết phi cơ mất tích
Quân đội Malaysia dò thấy dấu vết phi cơ mất tích

VOV.VN - Trong khi đó cảnh sát nước này tính đến khả năng có hành khách mua bảo hiểm lớn và muốn có một khoản hời cho gia đình.

Quân đội Malaysia dò thấy dấu vết phi cơ mất tích

Quân đội Malaysia dò thấy dấu vết phi cơ mất tích

VOV.VN - Trong khi đó cảnh sát nước này tính đến khả năng có hành khách mua bảo hiểm lớn và muốn có một khoản hời cho gia đình.

Những kỳ tích sống sót dù máy bay gặp nạn
Những kỳ tích sống sót dù máy bay gặp nạn

VOV.VN - Một nhiếp ảnh gia người Đức thực hiện bộ ảnh về những chiếc máy bay gặp nạn nhưng những người trên phi cơ đều may mắn sống sót.

Những kỳ tích sống sót dù máy bay gặp nạn

Những kỳ tích sống sót dù máy bay gặp nạn

VOV.VN - Một nhiếp ảnh gia người Đức thực hiện bộ ảnh về những chiếc máy bay gặp nạn nhưng những người trên phi cơ đều may mắn sống sót.