5 cơ chế phối hợp điều hành kinh tế vĩ mô

VOV.VN - Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ là cơ quan tham mưu, tổng hợp trong quản lý và điều hành kinh tế vĩ mô.

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định phê duyệt Đề án: Cải cách cơ chế phối hợp trong quản lý và điều hành kinh tế vĩ mô với mục tiêu, bảo đảm quản lý và điều hành kinh tế vĩ mô chủ động, linh hoạt, ứng phó kịp thời, hiệu quả với các biến động kinh tế - xã hội trong và ngoài nước.

Theo quyết định này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ là cơ quan tham mưu, tổng hợp cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về cơ chế phối hợp trong quản lý và điều hành kinh tế vĩ mô.

Ngoài ra, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan xây dựng, ban hành, kế hoạch phối hợp trong quản lý và điều hành kinh tế vĩ mô với lộ trình phù hợp, trong đó xác định rõ phạm vi, lĩnh vực, nội dung, các nhiệm vụ cần triển khai thực hiện của từng Bộ, cơ quan liên quan.

Hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các Bộ, cơ quan liên quan trong việc thực hiện nhiệm vụ phối hợp trong quản lý và điều hành kinh tế vĩ mô và chế độ thông tin, báo cáo về phối hợp trong quản lý và điều hành kinh tế vĩ mô; Tổng hợp, đánh giá tình hình triển khai thực hiện cơ chế phối hợp trong quản lý và điều hành kinh tế vĩ mô của các Bộ, cơ quan liên quan và các đề xuất, kiến nghị (nếu có), định kỳ hàng quý báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Công Thương và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện ngay trong năm 2013 Quy chế phối hợp trong quản lý và điều hành trong các lĩnh vực: tài khóa, tiền tệ, tín dụng, đầu tư, thương mại, giá cả; trong đó thể hiện rõ phạm vi, nội dung, phương thức phối hợp, trách nhiệm, quyền hạn của Bộ, cơ quan chủ trì và các cơ quan, tổ chức phối hợp có liên quan trong tổ chức thực hiện.

Quyết định đưa ra 5 nội dung về cơ chế phối hợp quản lý và điều hành kinh tế vĩ mô bao gồm: Phối hợp trong xây dựng, ban hành, triển khai thực hiện, đánh giá và điều chỉnh các chính sách kinh tế vĩ mô, đặc biệt là giữa các chính sách: tài khóa, tiền tệ, tín dụng, đầu tư, thương mại, giá cả; bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế và môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, bền vững.

Phối hợp trong việc đảm bảo đồng bộ các yếu tố thị trường và phát triển đồng bộ các loại thị trường trong nền kinh tế; trong việc tạo dựng và phát triển các thị trường: vốn, chứng khoán, bất động sản, lao động, khoa học-công nghệ… trong việc đảm bảo tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường và trong các vấn đề về kinh tế đối ngoại.

Phối hợp trong toàn bộ chu trình xây dựng và điều hành chính sách kinh tế vĩ mô, bao gồm: Xác định các mục tiêu của chính sách; đánh giá tác động và đưa ra các giải pháp, công cụ thực hiện mục tiêu chính sách; triển khai thực hiện, kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách và đánh giá, điều chỉnh chính sách.

Phối hợp tổ chức việc xây dựng các phương án, giải pháp đối với các biến động kinh tế-xã hội trong và ngoài nước ảnh hưởng đến môi trường kinh tế vĩ mô, nhất là những biến động bất thường về kinh tế, chính trị, xã hội thế giới và khu vực.

Phối hợp tạo lập hành lang pháp lý cho việc xây dựng cơ sở thông tin thống nhất cho hoạt động dự báo và tăng cường, nâng cao chất lượng công tác dự báo; xác định rõ các nội dung dự báo vĩ mô chủ yếu của bộ, cơ quan liên quan gắn với yêu cầu thông tin dự báo phục vụ công tác hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô và chỉ đạo điều hành của Chính phủ, của các bộ, cơ quan, địa phương./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Kinh tế vĩ mô phải ổn định, doanh nghiệp mới phát triển tốt
Kinh tế vĩ mô phải ổn định, doanh nghiệp mới phát triển tốt

Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam: Doanh nghiệp phải hiểu rằng, muốn phát triển tốt thì kinh tế vĩ mô phải ổn định.

Kinh tế vĩ mô phải ổn định, doanh nghiệp mới phát triển tốt

Kinh tế vĩ mô phải ổn định, doanh nghiệp mới phát triển tốt

Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam: Doanh nghiệp phải hiểu rằng, muốn phát triển tốt thì kinh tế vĩ mô phải ổn định.

Kiên trì mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô
Kiên trì mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô

Trong hai ngày 30/6 và 1/7 tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6.

Kiên trì mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô

Kiên trì mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô

Trong hai ngày 30/6 và 1/7 tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6.

Ổn định kinh tế vĩ mô là ưu tiên số một
Ổn định kinh tế vĩ mô là ưu tiên số một

Tốc độ tăng trưởng kinh tế dù không đạt kế hoạch, nhưng đang có chuyển biến tích cực, tạo điều kiện phát triển ổn định trong các năm sau.

Ổn định kinh tế vĩ mô là ưu tiên số một

Ổn định kinh tế vĩ mô là ưu tiên số một

Tốc độ tăng trưởng kinh tế dù không đạt kế hoạch, nhưng đang có chuyển biến tích cực, tạo điều kiện phát triển ổn định trong các năm sau.

Bất ổn kinh tế vĩ mô vẫn là thách thức lớn với Việt Nam
Bất ổn kinh tế vĩ mô vẫn là thách thức lớn với Việt Nam

Theo các chuyên gia kinh tế của WB, Nghị quyết 11 của Chính phủ đã đưa ra nhiều biện pháp có tính chất cơ cấu để giải quyết những bất ổn kinh tế vĩ mô hiện nay.

Bất ổn kinh tế vĩ mô vẫn là thách thức lớn với Việt Nam

Bất ổn kinh tế vĩ mô vẫn là thách thức lớn với Việt Nam

Theo các chuyên gia kinh tế của WB, Nghị quyết 11 của Chính phủ đã đưa ra nhiều biện pháp có tính chất cơ cấu để giải quyết những bất ổn kinh tế vĩ mô hiện nay.

Phân bổ 180.000 tỷ đồng ổn định kinh tế vĩ mô
Phân bổ 180.000 tỷ đồng ổn định kinh tế vĩ mô

Đây là yêu cầu của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội với Chính phủ cho cả giai đoạn 2012-2015.

Phân bổ 180.000 tỷ đồng ổn định kinh tế vĩ mô

Phân bổ 180.000 tỷ đồng ổn định kinh tế vĩ mô

Đây là yêu cầu của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội với Chính phủ cho cả giai đoạn 2012-2015.