60 năm, tự hào “chất Ngữ Văn“

VOV.VN -Cái chất “Tổng hợp Văn” lạ kì thay, lại hóa thân vào trang viết của rất nhiều khóa, nhiều lớp sinh viên khoa Ngữ Văn sau khi ra trường. 

Trong những ngày qua, trên faceboook, mạng điện tử, trên máy điện thoại cầm tay… của cả tân và cựu sinh viên, những dòng tin hẹn nhau về Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là Đại học Khoa học, Xã hội và Nhân văn), về khoa Ngữ Văn xuất hiện với tần suất dày đặc, nóng ấm, những kỷ niệm xa xưa tràn về, những hỏi han, tâm sự, những tấm ảnh, bài văn, bài thơ nhiều cảm xúc, cả những trăn trở, âu lo, day dứt...

Và hình như, các anh chị, các bạn, các em sinh viên từ khóa 35 trở về trước, sự mong mỏi, thôi thúc được về Trường, về Khoa có phần nóng bỏng hơn các khóa sau này. Cũng dễ hiểu, thời gian trôi đi, cơ hội được gặp các thầy, các cô, kể cả bạn bè, dần ít đi, khó khăn hơn.

Cựu sinh viên Nguyễn Thế Kỷ, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phát biểu tại Lễ kỷ niệm 60 năm Khoa Ngữ Văn, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội; 20 năm khoa Văn học và Khoa Ngôn ngữ - Hà Nội, ngày 20/11/2016.

Chúng tôi còn nhớ như in hình ảnh của Trường, của Khoa Ngữ Văn mấy chục năm về trước. Tên tuổi lẫy lừng của các thầy Đặng Thai Mai, Trần Văn Giàu, Đào Duy Anh, Cao Xuân Huy, Nguyễn Mạnh Tường, Hoài Thanh, Trương Chính... Hình ảnh, giọng giảng bài, tình thầy trò của các thầy cô thuở chưa xa. Thầy Hiệu trưởng Ngụy Như Kontum, thầy Chủ nhiệm khoa Ngữ Văn Hoàng Xuân Nhị, các thầy Nguyễn Tài Cẩn, Đinh Gia Khánh, Cao Xuân Hạo, Hoàng Như Mai, Hà Minh Đức, Nguyễn Văn Tu, Phan Cự Đệ, Tôn Gia Ngân, Đỗ Đức Hiểu, Nguyễn Hàm Dương, Nguyễn Kim Đính, Trần Đình Hượu, Lê Đình Kỵ, Nguyễn Văn Khỏa, Phan Ngọc, Bùi Duy Tân, Đoàn Thiện Thuật, Đỗ Hồng Chung, Chu Xuân Diên, Nguyễn Lộc, Nguyễn Phan Cảnh…, các cô Đặng Thị Hạnh, Hoàng Thị Châu, Lê Hồng Sâm, Nonna Stankevitch…, các thầy Hoàng Trọng Phiến, Nguyễn Xuân Lương, Đinh Văn Đức, Lại Văn Toàn, Trần Nho Thìn, Nguyễn Đức Dân, Nguyễn Trường Lịch, Lê Quang Thiêm, Nguyễn Thiện Giáp, Lê Chí Quế, Nguyễn Lai, Đỗ Văn Khang, Nguyễn Cao Đàm, Mã Giang Lân, Lê Đức Niệm, Lê Huy Tiêu, Phạm Quang Long…Và còn rất nhiều thầy, cô kính yêu khác nữa. Nhiều thầy cô tiếp bước sau này, trong số họ, có những người vốn là sinh viên của khoa Ngữ Văn.

Chúng tôi từng được nghe các thầy, cô, anh chị các khóa trước kể về những năm tháng Mỹ leo thang chiến tranh phá hoại ra miền Bắc, Trường và Khoa phải đi sơ tán về làng Láng - Hà Nội; Đại Từ, Tràng Dương - Thái Nguyên; La Khê - Hà Đông; Ứng Hoà - Hà Tây; Hiệp Hoà - Hà Bắc… Sau hòa bình, là Giảng đường Lê Thánh Tông, khu Thượng Đình, khu Mễ Trì.

Những cựu sinh viên khoa Ngữ Văn, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội.

Về sinh viên của Khoa, trước năm 1975, rất nhiều các anh chị vừa vào trường đã mặc ngay áo lính, đến những nơi gian khổ, ác liệt, có người hy sinh anh dũng trên chiến trường Chu Cẩm Phong, Nguyễn Trọng Định, Nguyễn Hồng Tân... Từ cuối năm 1975 trở đi, các lớp sinh viên vào Trường và Khoa lúc đó từ hai nguồn chủ yếu: Học sinh phổ thông độ tuổi 17, 18 và bộ đội vừa xuất ngũ hoặc đang tại ngũ. Có người vào trường khóa trước, vào bộ đội mấy năm, sau đó mới có cơ hội trở lại Trường. Cũng vì thế, trong một lớp học, có những người là đồng niên, có những người gọi nhau bằng anh em, có một số người lại gọi nhau bằng chú - cháu. 

Những năm tháng ấy, đói khổ, thiếu thốn trăm bề, vậy mà chúng tôi luôn lạc quan yêu đời, vượt qua hoặc cố cầm lòng, dằn lòng; khát khao chiếm lĩnh tri thức, văn hóa của dân tộc và nhân loại; luôn say mê học tập, nghiên cứu khoa học. Đó là những năm mà Trường ta, Khoa ta luôn tự hào vì “thầy ra thầy”, “trò ra trò”, “dạy ra dạy”, “học ra học”, và “chơi cũng ra chơi”. Nhiều thầy, cô ưu tú của Khoa, của Trường đã trở thành hình mẫu, thành thần tượng của các thế hệ sinh viên, thành phong cách “Ngữ Văn Tổng hợp”. 

Cái dấu ấn, cái phong cách “Ngữ Văn Tổng hợp”, hay gọi vắn tắt là “Tổng hợp Văn” ấy rất khó lẫn, khó đánh đồng với ai khác, nơi khác. Cũng vì thế, mới có những câu thơ dí dỏm mà sâu sắc “Trường ta có chuyện lạ kỳ…”; mới có những mối tình “Anh ở Cổ - Cận - Dân/ Em ở Cao - Xà - Lá/ Gặp nhau cuối mùa xuân/ Cưới nhau đầu mùa hạ…”; mới có sinh viên Trần Côn - trầm lặng, ngạo đời, lạnh lùng, lạ lẫm.. hằn sâu qua bao nhiêu khóa học, đi qua muôn vàn chuyện kể của thầy và trò khoa Ngữ Văn, đã trở thành một Kỳ nhân. Cái chất “Tổng hợp Văn” của Khoa, của các thầy, cô ưu tú, của những anh chị sinh viên xuất sắc và có thể cả một phần nào đó cái chất “Trần Côn”, lạ kì thay, lại hóa thân vào trang viết của rất nhiều khóa, nhiều lớp sinh viên khoa Ngữ Văn sau khi ra trường. 

Họ làm thầy, viết văn, làm thơ, viết báo, làm xuất bản, viết nhạc, làm kịch, làm điện ảnh, sân khấu, phát thanh, truyền hình, làm lý luận phê bình, làm cả những nghề khác tưởng rất xa xôi với bộ môn ngữ văn. Nhưng đọc kỹ, ngẫm kỹ là nhận ra họ. Điều này không còn là cảm nhận, suy diễn, mà là những nhận định, những kết luận. Chỉ riêng lĩnh vực báo chí, “Dân Tổng hợp Văn” cũng không giống, thậm chí rất khác “dân” các “lò” đào tạo khác. Ẩn trong đó, sâu thẳm trong đó là cách nhìn vấn đề, cách “thắt”, cách “mở”, đặc biệt là chất nhân văn, năng lực và cá tính sáng tạo, chất lãng mạn, là “hồn vía” của người viết, làm khoa học, làm quản lý. 

Từ nơi này, có 7 sinh viên sau một quá trình phấn đấu được tín nhiệm  tham gia Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Tiêu biểu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng ban Tư tưởng- Văn hóa Trung ương Nguyễn Thái Ninh, các anh Trần Mai Hạnh, Tạ Ngọc Tấn, Thuận Hữu, Lương Ngọc Bính, Nguyễn Thế Kỷ.

Chính cái chất “Tổng hợp Văn”, chất “Ngữ văn Tổng hợp” đó đã giúp, đã bồi đắp, tôi luyện nên nhiều thầy, cô giáo, nhiều sinh viên trưởng thành, sẽ trưởng thành, tạo dấu ấn và thành công trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. 

Tôi xin được phép thay lời cho các thế hệ sinh viên có mặt hôm nay trân trọng ghi ơn công lao dạy dỗ, đạo tạo của Khoa, của Trường; trân trọng cảm ơn và mãi mãi ghi nhớ tình cảm thân thương mà các thế hệ thầy, cô đã dành cho sinh viên chúng tôi; yêu quý và mãi gắn bó với các anh chị, các bạn sinh viên của Khoa, của Trường; mong mỏi và tin tưởng ở sức vươn mạnh hơn, cao hơn của hai khoa Văn học và Ngôn ngữ, Trường Đại học KHXH&NV, Đại học quốc gia Hà Nội hôm nay và ngày mai./.

 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bí thư Đinh La Thăng thăm, chúc mừng nhà giáo nhân dịp 20/11
Bí thư Đinh La Thăng thăm, chúc mừng nhà giáo nhân dịp 20/11

VOV.VN - Nhân kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Bí thư Đinh La Thăng đi thăm và chúc mừng Nhà giáo Phạm Chánh Trực.

Bí thư Đinh La Thăng thăm, chúc mừng nhà giáo nhân dịp 20/11

Bí thư Đinh La Thăng thăm, chúc mừng nhà giáo nhân dịp 20/11

VOV.VN - Nhân kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Bí thư Đinh La Thăng đi thăm và chúc mừng Nhà giáo Phạm Chánh Trực.

Tặng thầy cô quà gì dịp 20/11?
Tặng thầy cô quà gì dịp 20/11?

VOV.VN -Món quà mà các thầy cô muốn nhận được chính là sự trưởng thành, thành đạt của các thế hệ học trò.

Tặng thầy cô quà gì dịp 20/11?

Tặng thầy cô quà gì dịp 20/11?

VOV.VN -Món quà mà các thầy cô muốn nhận được chính là sự trưởng thành, thành đạt của các thế hệ học trò.

Học viện Khoa học Xã hội kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20/11
Học viện Khoa học Xã hội kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20/11

VOV.VN -Kỷ niệm ngày 20/11, HV KHXH tổ chức lễ trao giấy chứng nhận bổ nhiệm chức danh GS, PGS và lễ trao bằng Tiến Sĩ.

Học viện Khoa học Xã hội kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20/11

Học viện Khoa học Xã hội kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20/11

VOV.VN -Kỷ niệm ngày 20/11, HV KHXH tổ chức lễ trao giấy chứng nhận bổ nhiệm chức danh GS, PGS và lễ trao bằng Tiến Sĩ.

Nhân ngày Nhà giáo 20/11: Mỗi câu tục ngữ, một nửa lời khuyên
Nhân ngày Nhà giáo 20/11: Mỗi câu tục ngữ, một nửa lời khuyên

VOV.VN -Trong kho tàng thành ngữ tục ngữ dân gian, không hiếm các cặp tục ngữ lúc đầu mới đọc, ta cứ ngỡ chúng làm nên nghịch lí mâu thuẫn.

Nhân ngày Nhà giáo 20/11: Mỗi câu tục ngữ, một nửa lời khuyên

Nhân ngày Nhà giáo 20/11: Mỗi câu tục ngữ, một nửa lời khuyên

VOV.VN -Trong kho tàng thành ngữ tục ngữ dân gian, không hiếm các cặp tục ngữ lúc đầu mới đọc, ta cứ ngỡ chúng làm nên nghịch lí mâu thuẫn.

Gặp mặt, tôn vinh các thầy cô giáo nhân dịp kỷ niệm 20/11
Gặp mặt, tôn vinh các thầy cô giáo nhân dịp kỷ niệm 20/11

VOV.VN - Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 đang đến gần, các địa phương trong cả nước đã tổ chức hoạt động ý nghĩa để tôn vinh nghề giáo viên cao quý. 

Gặp mặt, tôn vinh các thầy cô giáo nhân dịp kỷ niệm 20/11

Gặp mặt, tôn vinh các thầy cô giáo nhân dịp kỷ niệm 20/11

VOV.VN - Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 đang đến gần, các địa phương trong cả nước đã tổ chức hoạt động ý nghĩa để tôn vinh nghề giáo viên cao quý. 

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ gửi thư chúc mừng giáo viên nhân ngày 20/11
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ gửi thư chúc mừng giáo viên nhân ngày 20/11

VOV.VN - Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/2016, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đã gửi thư chúc mừng các giáo viên, cán bộ... ngành Giáo dục.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ gửi thư chúc mừng giáo viên nhân ngày 20/11

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ gửi thư chúc mừng giáo viên nhân ngày 20/11

VOV.VN - Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/2016, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đã gửi thư chúc mừng các giáo viên, cán bộ... ngành Giáo dục.

Thủ tướng: Ngày 20/11 luôn là sự kiện đặc biệt, giàu cảm xúc
Thủ tướng: Ngày 20/11 luôn là sự kiện đặc biệt, giàu cảm xúc

VOV.VN - Thủ tướng nhấn mạnh: Trải qua 34 năm, ngày 20/11 luôn là sự kiện đặc biệt, giàu cảm xúc của toàn ngành Giáo dục và của mọi người dân Việt Nam.

Thủ tướng: Ngày 20/11 luôn là sự kiện đặc biệt, giàu cảm xúc

Thủ tướng: Ngày 20/11 luôn là sự kiện đặc biệt, giàu cảm xúc

VOV.VN - Thủ tướng nhấn mạnh: Trải qua 34 năm, ngày 20/11 luôn là sự kiện đặc biệt, giàu cảm xúc của toàn ngành Giáo dục và của mọi người dân Việt Nam.