Điều tiết lợi nhuận các doanh nghiệp có vốn nhà nước

Chỉ cần thu 5 - 7% cổ tức từ nguồn vốn chủ sở hữu, các doanh nghiệp có thể đạt khoảng 35.000 - 49.000 tỷ đồng/năm.

Triển khai Nghị quyết của Quốc hội về việc điều tiết thu lợi nhuận, cổ tức tại các doanh nghiệp (DN) có vốn nhà nước đầu tư trong năm 2013 và năm 2014, Chính phủ đã có Nghị định số 204/2013/NĐ-CP ngày 5-12-2013 và Bộ Tài chính có Thông tư số 187/2013/TT-BTC hướng dẫn thực hiện cụ thể.

Theo đó, sẽ thu vào ngân sách Nhà nước số cổ tức được chia cho phần vốn nhà nước theo quyết toán tài chính năm 2013 và 2014 và số cổ tức các năm trước được chia trong hai năm này. Nguồn thu này được điều tiết 100% cho ngân sách Trung ương. 

Bên cạnh đó, với toàn bộ số cổ tức đã thu về quỹ hỗ trợ sắp xếp DN từ đầu năm đến ngày 10-12, Bộ Tài chính cũng yêu cầu Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) nộp về ngân sách Nhà nước chậm nhất là ngày 15/12. Còn các khoản phát sinh nộp về quỹ hỗ trợ sắp xếp DN sau ngày 10/12, SCIC phải nộp về ngân sách sau ba ngày nhận được. 

Riêng đối với lợi nhuận của các tập đoàn, tổng công ty do Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ, Bộ Tài chính yêu cầu cũng phải có trách nhiệm nộp lợi nhuận còn lại năm 2013 và 2014 về ngân sách Nhà nước sau khi đã trích lập các quỹ theo quy định.

Hiện chưa có thống kê cụ thể về con số nộp về ngân sách Nhà nước của SCIC và của các tập đoàn, tổng công ty…, song theo dự báo của các chuyên gia, ngân sách Nhà nước sẽ có thể tăng thêm một khoản đáng kể lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng. 

Theo đó, hiện tại, tổng vốn nhà nước đã đầu tư vào các DN nhà nước khoảng 700.000 tỉ đồng. DN làm ăn khó khăn cũng có thể cho lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu khoảng 5 - 7%. Chỉ cần thu 5 - 7% cổ tức từ nguồn vốn chủ sở hữu trên cũng đã có thể đạt khoảng 35.000 - 49.000 tỷ đồng mỗi năm.

Việc điều tiết phần lợi nhuận, cổ tức này về ngân sách Nhà nước không chỉ giúp tăng thêm nguồn thu cho ngân sách mà còn tạo sự công bằng trong cạnh tranh giữa các DN nhà nước và DN tư nhân. 

Bởi trước đây, ngoài việc được hưởng rất nhiều ưu đãi như được cấp vốn, cấp đất, sử dụng tài nguyên thiên nhiên của đất nước, các DN nhà nước còn nghiễm nhiên được giữ lại một khoản tiền lớn là phần cổ tức chia cho phần vốn nhà nước để bổ sung cho các dự án đầu tư. 

Thậm chí nhiều DN còn phung phí tiền đầu tư vào các lĩnh vực ngoài ngành, gây thất thoát nhiều tỷ đồng. Do đó, việc buộc các DN nhà nước nộp phần cổ tức này về ngân sách cũng là giải pháp để buộc các DN nhà nước phải quản lý chặt chẽ hơn nguồn vốn đầu tư của mình./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Quản lý chặt nguồn thu ngân sách
Quản lý chặt nguồn thu ngân sách

Ngoài ra, cần phân bổ ngân sách một cách hợp lý, đặc biệt là nên ưu tiên đầu tư cho những địa phương khó khăn, thường xuyên xảy ra lũ lụt…  

Quản lý chặt nguồn thu ngân sách

Quản lý chặt nguồn thu ngân sách

Ngoài ra, cần phân bổ ngân sách một cách hợp lý, đặc biệt là nên ưu tiên đầu tư cho những địa phương khó khăn, thường xuyên xảy ra lũ lụt…  

Doanh nghiệp Nhà nước được phép bán nợ xấu
Doanh nghiệp Nhà nước được phép bán nợ xấu

VOV.VN -Chỉ được bán nợ cho các tổ chức kinh tế có chức năng kinh doanh mua bán nợ, không được bán nợ trực tiếp cho khách nợ.

Doanh nghiệp Nhà nước được phép bán nợ xấu

Doanh nghiệp Nhà nước được phép bán nợ xấu

VOV.VN -Chỉ được bán nợ cho các tổ chức kinh tế có chức năng kinh doanh mua bán nợ, không được bán nợ trực tiếp cho khách nợ.

Nguồn thu từ đất không còn để phát triển hạ tầng
Nguồn thu từ đất không còn để phát triển hạ tầng

Nguồn thu này đang được “xài” theo kiểu “dùng một lần”, không tính đến nguồn lực duy tu bảo dưỡng cho các công trình.

Nguồn thu từ đất không còn để phát triển hạ tầng

Nguồn thu từ đất không còn để phát triển hạ tầng

Nguồn thu này đang được “xài” theo kiểu “dùng một lần”, không tính đến nguồn lực duy tu bảo dưỡng cho các công trình.

Sẽ tập trung kiểm toán tái cơ cấu các doanh nghiệp Nhà nước
Sẽ tập trung kiểm toán tái cơ cấu các doanh nghiệp Nhà nước

VOV.VN - Kiểm toán Nhà nước sẽ tập trung kiểm toán tái cơ cấu các TCTD, DNNN và tái cơ cấu đầu tư công.

Sẽ tập trung kiểm toán tái cơ cấu các doanh nghiệp Nhà nước

Sẽ tập trung kiểm toán tái cơ cấu các doanh nghiệp Nhà nước

VOV.VN - Kiểm toán Nhà nước sẽ tập trung kiểm toán tái cơ cấu các TCTD, DNNN và tái cơ cấu đầu tư công.

Nguồn thu của PetroVietnam sụt giảm mạnh
Nguồn thu của PetroVietnam sụt giảm mạnh

Dự kiến tổng doanh thu toàn Tập đoàn năm tới còn 212 nghìn tỉ đồng, giảm 68 nghìn tỉ đồng so với năm nay.

Nguồn thu của PetroVietnam sụt giảm mạnh

Nguồn thu của PetroVietnam sụt giảm mạnh

Dự kiến tổng doanh thu toàn Tập đoàn năm tới còn 212 nghìn tỉ đồng, giảm 68 nghìn tỉ đồng so với năm nay.

Ông Vương Đình Huệ nói về thoái vốn doanh nghiệp Nhà nước
Ông Vương Đình Huệ nói về thoái vốn doanh nghiệp Nhà nước

Mục tiêu 2015 phải có kết quả cụ thể về tái cơ cấu kinh tế, tới đây vấn đề cổ phần hóa, thoái vốn của các tập đoàn chắc chắn sẽ nhanh hơn

Ông Vương Đình Huệ nói về thoái vốn doanh nghiệp Nhà nước

Ông Vương Đình Huệ nói về thoái vốn doanh nghiệp Nhà nước

Mục tiêu 2015 phải có kết quả cụ thể về tái cơ cấu kinh tế, tới đây vấn đề cổ phần hóa, thoái vốn của các tập đoàn chắc chắn sẽ nhanh hơn