Việt Nam trong tuần: Ông Trần Thanh Mẫn làm Chủ tịch MTTQ Việt Nam
VOV.VN - Ông Trần Thanh Mẫn được 100% phiếu bầu làm Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thay ông Nguyễn Thiện Nhân vừa nhận nhiệm vụ mới.
Ông Trần Thanh Mẫn làm Chủ tịch MTTQ Việt Nam
Sáng 22/6, Hội nghị lần thứ 7 Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa 8 đã hiệp thương cử ông Trần Thanh Mẫn làm Chủ tịch thay ông Nguyễn Thiện Nhân - vừa được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành uỷ TP HCM.
Ông Nguyễn Thiện Nhân và ông Trần Thanh Mẫn |
Ngoài ra, Bộ Chính trị cũng giới thiệu ông Nguyễn Hữu Dũng - Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Trị điều động về công tác Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam, giới thiệu hiệp thương Phó Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam; chỉ định tham gia Đảng đoàn.
Ông Nguyễn Thiện Nhân tin tưởng vào tân Chủ tịch MTTQ Việt Nam
Tân Chủ tịch MTTQ VN nguyện đem hết sức mình cho công tác Mặt trận
Kỳ họp thứ 3 Quốc hội Khóa XIV bế mạc
Sau một tháng làm việc với tinh thần nghiêm túc và trách nhiệm, sáng 21/6, tại Hội trường Diên Hồng, Quốc hội khóa XIV đã tiến hành bế mạc Kỳ họp thứ 3 dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân.
Quốc hội đã dành phần lớn thời gian để xem xét, thông qua 12 luật, 12 nghị quyết và cho ý kiến về 6 dự án luật khác.
Các đại biểu làm lễ chào cờ bế mạc Kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIV |
Quốc hội đã dành 3 ngày, nhiều hơn 0,5 ngày so với các kỳ họp trước đây cho hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn. Nhiều thành viên Chính phủ đã trực tiếp trả lời chất vấn và tham gia giải trình làm rõ nhiều vấn đề quan trọng mà đại biểu Quốc hội đặt ra.
Không khí thảo luận, tranh luận tại kỳ họp sôi nổi, thẳng thắn, thể hiện sự chuyển biến từng bước từ Quốc hội tham luận sang Quốc hội tranh luận với số lượt tranh luận tăng lên đáng kể, chất lượng phát biểu cũng được nâng cao, các đại biểu Quốc hội không chỉ tích cực tranh luận với các thành viên Chính phủ, mà còn tranh luận với các đại biểu khác về những vấn đề còn có ý kiến khác nhau. Các Bộ trưởng đã trực tiếp giải trình, nghiêm túc tiếp thu ý kiến trong quá trình thảo luận các dự án luật, các nghị quyết và báo cáo… đã tạo ra không khí làm việc dân chủ, trách nhiệm, xây dựng, góp phần nâng cao chất lượng kỳ họp.
Tổng Thư ký Quốc hội thông tin về việc đính chính Luật Cảnh vệ
Chủ tịch QH: “Chuyển từ Quốc hội tham luận sang Quốc hội tranh luận“
Thủ tướng Hun Sen và “chuyến thăm lịch sử” đến Việt Nam
Chiều 21/6, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Bình Dương, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì đón và chào mừng Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia Samdech Hun Sen cùng các thành viên trong đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Vương quốc Campuchia sang thăm Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 40 năm ngày Thủ tướng Samdech Hun Sen và đồng đội bắt đầu con đường cách mạng, cứu đất nước Campuchia khỏi chế độ diệt chủng Pôn Pốt.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Hun Sen tại cuộc gặp ở Bình Dương |
Chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Hun Sen có ý nghĩa đặc biệt bởi diễn ra trong bối cảnh hai nước đang kỷ niệm 50 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao (24/6/1967-24/6/2017) và “Năm hữu nghị Việt Nam-Campuchia 2017”. Hai Thủ tướng đã gặp gỡ và nói chuyện với hơn 1.000 đại biểu gồm: đại diện chính quyền và các tầng lớp nhân dân tỉnh Bình Dương, nhiều đại diện thế hệ trẻ là học sinh, sinh viên Việt Nam và 250 sinh viên Campuchia đang học tập tại Việt Nam; các đại biểu là thế hệ bộ đội tình nguyện, chuyên gia Việt Nam đã từng sang giúp đỡ Campuchia bảo vệ và xây dựng đất nước.
Thủ tướng Hun Sen: Việt Nam và Campuchia như “môi với răng”
Quan hệ Việt Nam-Campuchia mãi mãi như dòng Mê Kông nối liền hai nước
95 tác phẩm đoạt Giải báo chí Quốc gia lần thứ XI năm 2016
Tối 21/6, tại Hà Nội diễn ra Lễ trao giải Báo chí Quốc gia lần thứ XI năm 2016 do Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức nhân kỷ niệm 92 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2017).
Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân trao Giải A Giải báo chí Quốc gia cho các tác giả |
Từ 129 tác phẩm được chọn vào vòng chung khảo, Hội đồng chung khảo đã chấm và quyết định trao giải cho 95 tác phẩm trong đó có 7 Giải A; 24 Giải B; 39 Giải C và 25 Giải khuyến khích. Tại giải năm nay, Đài Tiếng nói Việt Nam có 6 tác phẩm đoạt giải, gồm có 3 giải B và 3 giải C.
Toàn cảnh lễ trao giải Báo chí quốc gia lần thứ XI năm 2016
Phóng viên VOV chia sẻ về loạt phóng sự đoạt giải B Báo chí quốc gia
Hoa hậu Trương Hồ Phương Nga tiếp tục hầu tòa
Trong các ngày 22 -14/6, Toà án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh xét xử sơ thẩm đối với 2 bị cáo là Trương Hồ Phương Nga (30 tuổi) - Hoa hậu người Việt tại Liên bang Nga năm 2007 và bị cáo Nguyễn Đức Thùy Dung (27 tuổi), bạn thân của Phương Nga cùng về tội danh "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" của ông Cao Toàn Mỹ, một doanh nhân 40 tuổi tại Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
Tuy nhiên, bị cáo Phương Nga đề nghị giữ lời khai như lần ra tòa trước, xin giữ "quyền im lặng" vì “không tin ai”.
Trương Hồ Phương Nga và Nguyễn Đức Thùy Dung tại phiên tòa ngày 23/6 |
Trả lời thẩm vấn của tòa, ông Cao Toàn Mỹ cho biết quen Nga từ năm 2009-2010. Hai bên có giúp đỡ nhau trong cuộc sống nhưng sau này phát sinh mâu thuẫn nên không còn qua lại.
Ông khai có nhờ Nga mua một căn nhà trên đường Hùng Vương với giá thị trường khoảng hơn 8 tỷ đồng nhưng bất thành. Sau đó Nga giới thiệu mua căn nhà trên đường Trần Não (phường Bình An, quận 2) rộng khoảng 400 m2, ông đồng ý và chuyển tiền cho hoa hậu tổng cộng 16,5 tỷ đồng.
Giải thích về lần đầu tố cáo Nga và Dung "vay tiền không trả" nhưng sau đó chuyển sang "lừa tiền mua nhà", ông Mỹ nói: "Lúc đầu tôi không muốn làm căng. Đến khi Nga tố cáo tôi vi phạm chế độ hôn nhân tôi mới tố cáo Nga lừa đảo".
Những điểm đáng chú ý trong ngày thứ 2 xét xử hoa hậu Phương Nga
Công bố nhiều bút lục lời khai của Hoa hậu Phương Nga
Hơn 800.000 thí sinh thi THPT quốc gia
Trong các ngày từ 22-24/6, hơn 800.000 thí sinh trong cả nước đã dự thi THPT quốc gia. Đáp án chính thức 9 môn thi cũng đã được Bộ GD-ĐT công bố vào chiều 24/6.
Chú thích ảnh |
Năm 2017, Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục tổ chức kỳ thi THPT quốc gia với mục tiêu xét tốt nghiệp và xét tuyển đại học, cao đẳng. So với 2 năm trước, kỳ thi THPT quốc gia năm nay có nhiều thay đổi về hình thức, số môn, số ngày và đơn vị tổ chức thi.
Năm nay trừ Ngữ văn, 8 môn còn lại thi trắc nghiệm. Đây cũng là năm đầu tiên Bộ Giáo dục đưa Giáo dục công dân vào kỳ thi cuối cùng của học sinh, bên cạnh các môn truyền thống Toán, Ngoại ngữ, Lý, Hóa, Sinh, Sử, Địa.
Để xét tốt nghiệp THPT, thí sinh sẽ làm 5 bài thi, gồm 3 bài độc lập bắt buộc là Toán, Văn, Ngoại ngữ; lựa chọn một trong hai bài thi tổ hợp Khoa học tự nhiên (Lý, Hóa, Sinh) hoặc Khoa học xã hội (Sử, Địa, Giáo dục công dân). Nếu muốn tăng cơ hội xét tuyển đại học, thí sinh có thể chọn thi cả hai bài tổ hợp./.
Nhìn lại kỳ thi THPT Quốc gia 2017: Vẫn mong không còn áp lực
Bộ GD-ĐT nói về những thiếu sót trong kỳ thi THPT Quốc gia năm 2017
Những khoảnh khắc ấn tượng nhất mùa thi THPT 2017