Người dân chờ đợi Bộ trưởng nói thật, làm thật

VOV.VN-Người dân luôn chờ đợi sẽ có nhiều hơn những lời nói thật, nói thẳng và những hành động quyết liệt của các Bộ trưởng.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục -Đào tạo Phạm Vũ Luận vừa làm “nóng” dư luận khi phát biểu trước Hội đồng Quốc gia giáo dục và phát triển nhân lực giai đoạn 2011 – 2015 rằng: “bằng giả chỉ có thể “chui” vào hệ thống công chức Nhà nước”. Câu nói ngay lập tức được dư luận thừa nhận mà hầu như không yêu cầu phải chứng minh. Đặc  biệt, câu nói được chính người đứng đầu ngành giáo dục nói ra nên được xã hội đón nhận và kỳ vọng vào một sự thay đổi nào đó để việc tuyển dụng và sử dụng nguồn nhân lực đi vào thực chất hơn.

Việc chọn người có trình độ, năng lực phục vụ cho bộ máy quản lý đất nước luôn là việc hệ trọng của mọi quốc gia. Cơ sở để đánh giá trình độ năng lực xưa nay thường căn cứ vào bằng cấp. Bởi bằng cấp là sự chứng nhận của xã hội đối với người học sau khi đã trải qua quá trình học tập vất vả, thi cử hết sức nghiêm túc. Vì vậy, chuyện các cơ quan, doanh nghiệp khi tuyển dụng nhân sự làm việc cho mình đặt ra yêu cầu người dự tuyển có ít nhất một loại bằng cấp nào đó để chứng minh trình độ năng lực của mình cũng là điều bình thường.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục -Đào tạo Phạm Vũ Luận (Ảnh: kienthuc.net.vn)

Thế nhưng, trong bối cảnh một cuộc họp của Hội đồng Quốc gia về giáo dục, bàn về vấn đề nguồn nhân lực của đất nước mà người đứng đầu ngành giáo dục lại nói công khai rằng: “những người có bằng giả, hay bằng thật, nhưng chất lượng giả chỉ có thể “chui” vào hệ thống công chức Nhà nước, chứ không thể vào được các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nước ngoài”, thì cũng có nghĩa là ông đang muốn trải lòng về một thực trạng mà có lẽ, nhiều người đã biết nhưng vì nhiều lý do đã không tiện nói ra. Hay nói khác hơn, đó là thông điệp cho biết, công tác tuyển dụng lao động cho hệ thống cơ quan Nhà nước đang có vấn đề, có sự vênh nhau giữa trình độ ghi trên tấm bằng và trình độ, năng lực làm việc thực sự.

Nhưng vì sao Bộ trưởng Phạm Vũ Luận lại so sánh việc tuyển dụng nhân lực của cơ quan Nhà nước với việc tuyển dụng nhân lực của các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nước ngoài? Phải chăng ông muốn nói rằng có sự khác nhau cơ bản trong cơ chế tuyển dụng, mà nói như ông, “nếu không lọc được thì việc thực học, thực nghiệp vẫn sẽ còn là những câu hỏi”.

Mặc dù đây là phát biểu của cá nhân Bộ trưởng, nhưng một khi lời phát biểu ấy nhanh chóng được dư luận xã hội đồng tình thì cũng có nghĩa, đó đã trở thành nhận thức của cộng đồng. Thực vậy, ngay sau khi câu nói này được các báo đăng tải, rất nhiều ý kiến của các chuyên gia, chính khách, những người tâm huyết với đất nước đã bày tỏ sự đồng tình và cho rằng, cơ chế tuyển dụng nặng về bằng cấp, ít quan tâm đến thực lực của người lao động trong các cơ quan nhà nước.

Vì lợi ích sát sườn của mình, các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nước ngoài chỉ xem bằng cấp như một điều kiện cần, họ luôn yêu cầu ở các ứng viên một năng lực làm việc thực sự. Lương, thưởng cũng tùy năng suất, hiệu quả làm việc mà có nhiều mức khác nhau, chứ không cào bằng, hoặc chỉ căn cứ vào bằng cấp, chức vụ như ở cơ quan Nhà nước.

Nhìn lại trong nhiệm kỳ này, trước Bộ trưởng Phạm Vũ Luận, cũng đã có một số Bộ trưởng dám nói những điều, mà ngẫm ra, rất thẳng, rất thật. Bộ trưởng Kế hoạch- Đầu tư Bùi Quang Vinh từng nói: “Trung ương phân bổ thế nào, địa phương chạy chọt thế nào, tôi biết hết”. Mặc dù biết rằng nói như vậy có thể động chạm đến người này người khác, là “lấy đá ghè chân mình”, nhưng ông nói vì “mong muốn đất nước này công khai, minh bạch và không có tham nhũng”. Không nói suông, ông đã hành động để giúp Chính phủ chấn chỉnh tình trạng đầu tư công dàn trải, lãng phí.

Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải tải Đinh La Thăng cũng từng thừa nhận trước Quốc hội về chất lượng các công trình giao thông, tiến độ xây dựng chậm… và ông đã thẳng tay cách chức, thay thế, điều chuyển ngay lãnh đạo một số đơn vị để thúc đẩy tiến độ, nâng cao chất lượng thi công một số công trình giao thông lớn.

Nói thật đã khó, làm thật còn khó hơn nhiều. Người dân vẫn chờ đợi sẽ có nhiều hơn những lời nói thật, nói thẳng và sự hành động quyết liệt của các Bộ trưởng./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Không tuyển tại chức: Lý sự về bằng cấp
Không tuyển tại chức: Lý sự về bằng cấp

Nếu gạt bỏ chuyện bằng cấp thì tại sao khi tuyển dụng, tiêu chí quan trọng được đưa ra sàng lọc lại là bằng cấp, chứng chỉ?

Không tuyển tại chức: Lý sự về bằng cấp

Không tuyển tại chức: Lý sự về bằng cấp

Nếu gạt bỏ chuyện bằng cấp thì tại sao khi tuyển dụng, tiêu chí quan trọng được đưa ra sàng lọc lại là bằng cấp, chứng chỉ?

Tiến sĩ rởm và cuộc “chạy đua vũ trang” bằng cấp
Tiến sĩ rởm và cuộc “chạy đua vũ trang” bằng cấp

Câu chuyện 1 Giám đốc Sở lấy bằng Tiến sĩ ở Mỹ nhưng lại không biết tiếng Anh một lần nữa minh chứng thêm cho tình trạng chạy đua về bằng cấp, với mục tiêu lớn nhất là tạo được lợi thế khi thăng quan, tiến chức.

Tiến sĩ rởm và cuộc “chạy đua vũ trang” bằng cấp

Tiến sĩ rởm và cuộc “chạy đua vũ trang” bằng cấp

Câu chuyện 1 Giám đốc Sở lấy bằng Tiến sĩ ở Mỹ nhưng lại không biết tiếng Anh một lần nữa minh chứng thêm cho tình trạng chạy đua về bằng cấp, với mục tiêu lớn nhất là tạo được lợi thế khi thăng quan, tiến chức.

Vẫn bệnh sính… bằng cấp
Vẫn bệnh sính… bằng cấp

Để tìm cách tiến thân, nhiều người đã “xoay” bằng được một tấm bằng “xịn”, thậm chí cả bằng Tiến sĩ…

Vẫn bệnh sính… bằng cấp

Vẫn bệnh sính… bằng cấp

Để tìm cách tiến thân, nhiều người đã “xoay” bằng được một tấm bằng “xịn”, thậm chí cả bằng Tiến sĩ…

Không chỉ là câu chuyện bằng cấp
Không chỉ là câu chuyện bằng cấp

(VOV) - Một cuộc thi nhan sắc được đặt lên trên, được đánh giá quan trọng hơn cả kỳ thi tốt nghiệp của trường.

Không chỉ là câu chuyện bằng cấp

Không chỉ là câu chuyện bằng cấp

(VOV) - Một cuộc thi nhan sắc được đặt lên trên, được đánh giá quan trọng hơn cả kỳ thi tốt nghiệp của trường.

Học để có một nghề, tránh nếp nghĩ quá coi trọng bằng cấp
Học để có một nghề, tránh nếp nghĩ quá coi trọng bằng cấp

Đó là phát biểu của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tại Đại hội thi đua khuyến học toàn quốc lần thứ II diễn ra sáng 24/9 tại Hà Nội.

Học để có một nghề, tránh nếp nghĩ quá coi trọng bằng cấp

Học để có một nghề, tránh nếp nghĩ quá coi trọng bằng cấp

Đó là phát biểu của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tại Đại hội thi đua khuyến học toàn quốc lần thứ II diễn ra sáng 24/9 tại Hà Nội.

Trải thảm đỏ và tâm lý sính bằng cấp
Trải thảm đỏ và tâm lý sính bằng cấp

Mấy năm trước, nhiều địa phương, trong đó có Thủ đô Hà Nội, rầm rộ trải thảm đỏ đón nhân tài, nhưng nay hiện tượng này dường như ắng lại…

Trải thảm đỏ và tâm lý sính bằng cấp

Trải thảm đỏ và tâm lý sính bằng cấp

Mấy năm trước, nhiều địa phương, trong đó có Thủ đô Hà Nội, rầm rộ trải thảm đỏ đón nhân tài, nhưng nay hiện tượng này dường như ắng lại…