Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan:

Khai thác đa giá trị từ nuôi biển

VOV.VN - Các doanh nghiệp phải bắt tay với HTX, làm sao nuôi biển không chỉ tạo ra thực phẩm mà còn là mỹ phẩm, dược phẩm, khai thác đa giá trị từ nuôi biển - đó là điều Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan nhấn mạnh trong buổi gặp gỡ đại diện các doanh nghiệp, HTX nuôi biển (chiều 31/3).

Sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động được tổ chức nhân kỷ niệm 65 năm thành lập ngành thuỷ sản (1/4/1959-1/4/2024).

Gặp gỡ đại diện các HTX, doanh nghiệp tại khu vực nuôi biển của Tập đoàn STP ở đảo Phất Cờ, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan đánh giá cao nỗ lực của tỉnh Quảng Ninh trong 2 năm qua, nhằm triển khai “Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển”. Tỉnh đã xúc tiến thành lập hơn 100 HTX và thay thế 10 triệu phao xốp gây mất mỹ quan bằng vật liệu HDPE thân thiện với môi trường. Điều này thể hiện quyết tâm rất lớn của lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh mặc dù thách thức về thể chế là rất lớn.

Bộ trưởng cũng khẳng định vai trò quan trọng của lĩnh vực nuôi biển trong việc giảm áp lực cho lĩnh vực khai thác, hướng tới một nghề cá xanh, phát triển bền vững: “Nuôi biển không đơn thuần chỉ là một lĩnh vực kinh tế mà còn giảm áp lực khai thác, hướng tới ngành thủy sản hiện đại. Bởi nếu cứ để 90.000 chiếc tàu ra biển khai thác manh mún, vơ vét tai nguyên thì chúng ta sẽ phải trả giá. Giá trị đại dương của chúng ta không chỉ là con tôm, con cá mà là đa giá trị. Thực phẩm có giá trị 1 thì dược phẩm giá trị 10, mỹ phẩm có giá trị 100”.

Ông Trần Văn Bảo (Giám đốc HTX Thủy sản Thắng Lợi xã đảo Thắng Lợi, Vân Đồn, Quảng Ninh) bày tỏ vui mừng, sau thời gian dài mong mỏi, đến nay các HTX nuôi biển đã phần nào yên tâm khi tỉnh Quảng Ninh xúc tiến giải quyết thủ tục cấp phép môi trường, cấp phép nuôi trồng và giao khu vực biển. Vấn đề khó khăn với người nuôi biển hiện nay là cơ sở hạ tầng còn thiếu và lạc hậu. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất của các HTX và hội nuôi biển.

“Khó khăn chúng tôi gặp phải đó là hiện nay ở Vân Đồn có cảng cá rồi, nhưng ở Hạ Long và Cẩm Phả chưa có cảng cá chuẩn để chúng tôi buôn bán thuận lợi” - ông Trần Văn Bảo nói.

Kiến nghị với Bộ trưởng và lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh, Tổng Giám đốc Tập đoàn STP Nguyễn Thị Hải Bình mong muốn địa phương quan tâm phát triển sản phẩm rong sụn để nuôi biển theo hướng đa giá trị. Bên cạnh đó, có giải pháp gỡ rối cho doanh nghiệp và HTX để hai bên tìm được tiếng nói chung.

“Chúng tôi mong muốn làm thế nào có sự phối hợp tốt giữa doanh nghiệp và HTX. Điều đó với lĩnh vực nông nghiệp là khát khao và ước mơ. Với STP, doanh nghiệp phối hợp với HTX đã 7 năm rồi nhưng gặp rất nhiều khó khăn, bị quay xe liên tục. Bởi vì chúng ta chỉ phối hợp trên nguyên tắc giữa doanh nghiệp và HTX, rất cần có bên thứ ba để bảo vệ quyền lợi cho cả hai bên” - bà Nguyễn Thị Hải Bình nêu ý kiến.

Ông Nguyễn Bá Ngọc - CEO của Công ty Mực nhảy Biển Đông cho rằng, vướng mắc lớn nhất của những doanh nghiệp tiên phong nuôi biển đó là cơ chế chính sách chưa đồng bộ, thẩm quyền giao biển cần xin ý kiến của nhiều bộ ngành khiến thời gian, thủ tục kéo dài... Ngoài ra, những lồng nuôi chưa có cơ quan chức năng đăng ký, đăng kiểm... để trở thành tài sản có thể thế chấp để vay vốn đầu tư nuôi biển.

“Rào cản đối với doanh nghiệp nuôi biển ở vùng biển mở là việc cấp quỹ nước rất chậm. Trên biển ranh giới giữa ngư dân đánh bắt và các hộ nuôi biển chưa có. Và khi chưa được cấp quỹ nước thì khi mình nuôi ở đây, ngày mai tàu thuyền của ngư dân họ vào khu vực của mình đánh bắt. Mình cũng không có cớ gì để đuổi họ đi được” - ông Nguyễn Bá Ngọc nói.

Ghi nhận các ý kiến của đại diện các HTX, Doanh nghiệp, ông Cao Tường Huy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh cho biết, tỉnh luôn có những chỉ đạo sát sao và xác định ngành thủy sản là trụ cột kinh tế của địa phương; tỉnh đã có kế hoạch, chiến lược để phát triển ngành hàng thủy sản đồng bộ ở các khâu.

“Những việc thuộc thẩm quyền của tỉnh, chúng tôi cam kết với Bộ trưởng sẽ giải quyết một cách thấu đáo, trách nhiệm nhất và sẽ đồng hành với bà con, với doanh nghiệp, HTX. Và cũng mong muốn các nhà đầu tư, doanh nghiệp quan tâm để lĩnh vực nuôi biển tỉnh Quảng Ninh phát triển tương xứng với lợi thế của tỉnh” - ông Cao Tường Huy khẳng định.

Cũng trong chiều ngày 31/3, tại bãi tắm khu đô thị Phương Đông, huyện Vân Đồn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh tổ chức thả hơn 5 triệu con giống tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nông dân Trà Vinh nuôi cua biển mang lại lợi nhuận cao
Nông dân Trà Vinh nuôi cua biển mang lại lợi nhuận cao

Nhờ giá cua thương phẩm năm 2022 luôn ở mức cao, nên nông dân nuôi cua biển thu được lợi nhuận từ 150 - 200 triệu đồng/ha/năm.  

Nông dân Trà Vinh nuôi cua biển mang lại lợi nhuận cao

Nông dân Trà Vinh nuôi cua biển mang lại lợi nhuận cao

Nhờ giá cua thương phẩm năm 2022 luôn ở mức cao, nên nông dân nuôi cua biển thu được lợi nhuận từ 150 - 200 triệu đồng/ha/năm.  

Nuôi trồng và chế biến sâu duy trì tăng trưởng thủy sản năm 2023
Nuôi trồng và chế biến sâu duy trì tăng trưởng thủy sản năm 2023

VOV.VN - Năm 2023, ngành thủy sản quyết tâm giữ ổn định diện tích nuôi trồng 1,3 triệu ha, giảm dần sản lượng khai thác, tăng sản lượng nuôi trồng.

Nuôi trồng và chế biến sâu duy trì tăng trưởng thủy sản năm 2023

Nuôi trồng và chế biến sâu duy trì tăng trưởng thủy sản năm 2023

VOV.VN - Năm 2023, ngành thủy sản quyết tâm giữ ổn định diện tích nuôi trồng 1,3 triệu ha, giảm dần sản lượng khai thác, tăng sản lượng nuôi trồng.

Làm gì để nuôi biển phát triển bền vững?
Làm gì để nuôi biển phát triển bền vững?

VOV.VN - Nuôi trồng hải sản trên biển ở khu vực Nam Trung bộ có nhiều tiềm năng nhưng phải thay đổi cách tổ chức sản xuất, tăng cường liên kết, đổi mới công nghệ… để phát triển bền vững ngành kinh tế có nhiều tiềm năng này.

Làm gì để nuôi biển phát triển bền vững?

Làm gì để nuôi biển phát triển bền vững?

VOV.VN - Nuôi trồng hải sản trên biển ở khu vực Nam Trung bộ có nhiều tiềm năng nhưng phải thay đổi cách tổ chức sản xuất, tăng cường liên kết, đổi mới công nghệ… để phát triển bền vững ngành kinh tế có nhiều tiềm năng này.