Ukraine trên đường gia nhập EU: Niềm vui có khỏa lấp nỗi lo?

VOV.VN - Các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) vừa có quyết định lịch sử mở ra các cuộc đàm phán để Ukraine gia nhập EU. Động thái gây bất ngờ này được cho sẽ mang đến động lực quan trọng cho Tổng thống Zelensky nhưng Ukraine vẫn còn chặng đường dài phải đi.

Thông báo của EU mở ra các cuộc đàm phán để Ukraine gia nhập EU được đưa ra ngày 14/12 sau hơn 8 giờ đàm phán căng thẳng ở Brussels, bất chấp sự phản đối kịch liệt của Hungary. Thủ tướng Hungary Viktor Orban trong nhiều tuần đã không ít lần tuyên bố sẽ phủ quyết bất kỳ cuộc đàm phán nào để Ukraine gia nhập EU.

Một số quan chức cấp cao của EU với điều kiện giấu tên cho biết: “Ông Orban đã rời khỏi phòng khi chúng tôi bỏ phiếu".

Với việc vắng mặt trong phòng họp khi các nhà lãnh đạo EU bỏ phiếu về quyết định mở các cuộc đàm phán gia nhập với Ukraine và Moldova, quyền phủ quyết của Thủ tướng Hungary đối với quyết định này không có hiệu lực.

Theo một thành viên Hội đồng châu Âu, về mặt pháp lý, điều này hoàn toàn phù hợp với quy định.

Quan chức này lưu ý: “Chúng tôi đã đưa ra quyết định khi ông Orban vắng mặt, nhưng không phải sau lưng ông ấy. Ông ấy biết rằng quyết định này sẽ được bỏ phiếu và rời khỏi phòng họp".

Ngay sau khi quyết định được công bố, Tổng thống Ukraine Zelensky phát biểu: “Đây là chiến thắng cho Ukraine. Một chiến thắng cho toàn bộ châu Âu. Một chiến thắng tạo động lực, truyền cảm hứng và tiếp thêm sức mạnh”.

Tổng thống Zelensky sau đó còn viết trên mạng xã hội X: “Lịch sử được tạo nên bởi những người không mệt mỏi đấu tranh cho tự do”.

Tin tức có lẽ được ông Zelensky mong chờ hơn cũng đến ngay sau đó. Thượng viện Mỹ đã quyết định trì hoãn kỳ nghỉ lễ - dự kiến sẽ bắt đầu vào ngày 15/12 – để bỏ phiếu vào tuần tới về khoản viện trợ quân sự tiếp theo cho Ukraine.

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã thúc giục các nhà lập pháp thông qua gói viện trợ bổ sung để cung cấp 50 tỷ USD an ninh mới cho Ukraine, cũng như 14 tỷ USD cho Israel, nhưng đảng Cộng hòa khăng khăng sẽ chỉ bỏ phiếu cho khoản viện trợ đó nếu nó đi kèm với các biện pháp kiểm soát mới ở khu vực biên giới Mỹ-Mexico.

Tranh cãi giữa EU và Hungary

Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Charles Michel - người đang chủ trì hội nghị thượng đỉnh Brussels gồm 27 nhà lãnh đạo EU, đã gọi quyết định mới nhất về Ukraine là “tín hiệu mang lại hy vọng rõ nét cho người dân của họ [Ukraine – ND] và lục địa của chúng ta”.

Ông Michel nói thêm: “Đây là thời điểm lịch sử đảm bảo uy tín và sức mạnh của EU”.

Sau nhiều tuần tranh cãi với ông Orban - người từng cho rằng Ukraine là “một trong những quốc gia gặp vấn nạn tham nhũng nặng nhất thế giới”, quyết định sau chưa đầy 9 giờ đàm phán sau cánh cửa đóng kín đã gây bất ngờ.

Về mặt pháp lý, trong trường hợp ông Orban rời phòng họp khi các nhà lãnh đạo EU bỏ phiếu, quyết định được thông qua là phù hợp với quy định. Tuy nhiên, Hungary cho rằng, quyết định này là kết quả tán thành của 26 nước thành viên EU chứ không phải 27.

Phát biểu trong một video trên mạng xã hội, Orban cho biết ông không bỏ phiếu vì không muốn tham gia vào điều mà ông cho là “một quyết định hoàn toàn vô nghĩa, phi lý và không chính xác”.

Theo ông Orban, Budapest đã quyết định rằng các quốc gia thành viên khác “nên đi theo con đường riêng của họ”. “Hungary không muốn chia sẻ quyết định tồi tệ này và vì lý do đó nên Hungary đã không tham gia vào quyết định ngày hôm nay”.

Tuyên bố của ông Orban khác xa với lập trường cương quyết của ông vài giờ trước đó khi khẳng định sẽ chặn bất kỳ động thái nào mở ra các cuộc đàm phán về việc Ukraine gia nhập EU.

Thủ tướng Bỉ, Alexander De Croo, tỏ rõ sự không đồng tình với những bình luận mà ông Orban đưa ra sau cuộc bỏ phiếu. Ông nói với các nhà báo: “Nếu bạn là một phần của một quyết định, bạn đồng ý với quyết định đó… bạn chỉ cần im lặng”.

Các nhà lãnh đạo EU cũng đồng ý mở các cuộc đàm phán gia nhập với Moldova và trao tư cách ứng cử viên cho Georgia.

Chặng đường không dễ cho Ukraine

Động thái mở đường cho Ukraine đàm phán gia nhập EU diễn ra vào thời điểm quan trọng đối với ông Zelensky, người đang nỗ lực thuyết phục Đảng Cộng hòa ở Mỹ ủng hộ gói viện trợ quân sự trị giá 61 tỷ USD cho Ukraine.

Trả lời các câu hỏi liên quan đến vấn đề này tại cuộc họp báo thường niên ở Moscow hôm 14/12, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng, sự ủng hộ của phương Tây dành cho Kiev sẽ sớm cạn kiệt. “Ngày nay Ukraine hầu như không sản xuất được gì,” ông Putin nói. “Mọi thứ đều được vận chuyển đến Ukraine miễn phí. Nhưng điều đó có thể hết vào một lúc nào đó. Và có vẻ như chúng đang dần cạn kiệt”.

Ngay trước thềm Hội nghị thượng đỉnh EU, Tổng thống Zelensky đã đưa ra lời kêu gọi các nhà lãnh đạo EU đừng “phản bội” đất nước của ông thông qua việc chặn con đường gia nhập EU của Ukraine – điều mà ông mô tả sẽ khiến ông Putin “mỉm cười hài lòng”.

“Điều này cực kỳ quan trọng; chúng tôi muốn hỗ trợ Ukraine. Đây là một tín hiệu chính trị rất mạnh mẽ, đó là một quyết định chính trị rất mạnh mẽ và hôm nay tôi nghĩ với người dân Ukraine – chúng tôi đứng về phía họ và quyết định này của các quốc gia thành viên là vô cùng quan trọng đối với Liên minh Châu Âu,” Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Charles Michel nói.

Theo đánh giá của giới quan sát, cuộc bỏ phiếu ngày 14/12 đã phơi bày những vấn đề tồn tại trong nội bộ EU. Sau cuộc bỏ phiếu, ông Zelensky như nhận được một món quà lớn trước Giáng sinh, nhưng chặng đường phía trước để Ukraine chính thức trở thành thành viên EU vẫn sẽ còn chông gai.

Không lâu sau cuộc bỏ phiếu ở Brussels khởi động đàm phán về tư cách thành viên của Ukraine, Hungary đã chặn viện trợ 50 tỷ euro của EU dành cho Kiev.

"Tóm tắt: Phủ quyết bơm thêm tiền cho Ukraine", Thủ tướng Hungary Viktor Orban đăng trên mạng xã hội ngày 15/12 về việc nước này chặn quỹ viện trợ 50 tỷ euro (54 tỷ USD) của EU cho Ukraine trong 4 năm tới.

Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel cùng ngày xác nhận EU không thông qua kế hoạch ngân sách mới, trong đó có khoản viện trợ cho Ukraine, do vấp phải sự phản đối của một nước thành viên. Ông Michel cho biết các lãnh đạo EU sẽ thảo luận lại vấn đề này vào đầu năm sau.

Hungary chặn viện trợ 50 tỷ euro của EU cho Ukraine

VOV.VN - Dù đã quyết định sẽ bắt đầu quá trình đàm phán với Ukraine về việc kết nạp nước này, Liên minh châu Âu (EU) vẫn chưa thể thông qua gói viện trợ trị giá 50 tỷ euro cho Kiev do sự phản đối của Hungary.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hungary chặn viện trợ 50 tỷ euro của EU cho Ukraine
Hungary chặn viện trợ 50 tỷ euro của EU cho Ukraine

VOV.VN - Dù đã quyết định sẽ bắt đầu quá trình đàm phán với Ukraine về việc kết nạp nước này, Liên minh châu Âu (EU) vẫn chưa thể thông qua gói viện trợ trị giá 50 tỷ euro cho Kiev do sự phản đối của Hungary.

Hungary chặn viện trợ 50 tỷ euro của EU cho Ukraine

Hungary chặn viện trợ 50 tỷ euro của EU cho Ukraine

VOV.VN - Dù đã quyết định sẽ bắt đầu quá trình đàm phán với Ukraine về việc kết nạp nước này, Liên minh châu Âu (EU) vẫn chưa thể thông qua gói viện trợ trị giá 50 tỷ euro cho Kiev do sự phản đối của Hungary.

EU bất ngờ đồng ý mở cơ chế đàm phán việc gia nhập cho Ukraine
EU bất ngờ đồng ý mở cơ chế đàm phán việc gia nhập cho Ukraine

VOV.VN - Khoảng 6 giờ chiều (12h đêm giờ Việt Nam) ngày 14/12 , Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel đã gây bất ngờ khi công bố quyết định của nhóm 27 về việc mở các cuộc đàm phán gia nhập Liên minh châu Âu (EU) với Ukraine.

EU bất ngờ đồng ý mở cơ chế đàm phán việc gia nhập cho Ukraine

EU bất ngờ đồng ý mở cơ chế đàm phán việc gia nhập cho Ukraine

VOV.VN - Khoảng 6 giờ chiều (12h đêm giờ Việt Nam) ngày 14/12 , Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel đã gây bất ngờ khi công bố quyết định của nhóm 27 về việc mở các cuộc đàm phán gia nhập Liên minh châu Âu (EU) với Ukraine.

Xung đột Nga - Ukraine năm 2024 sẽ kéo dài hay có “tia sáng” đàm phán?
Xung đột Nga - Ukraine năm 2024 sẽ kéo dài hay có “tia sáng” đàm phán?

VOV.VN - Khi cuộc phản công mùa hè của Ukraine không đạt được kỳ vọng như mong đợi, Kiev vẫn đang tính toán về chiến lược trong giai đoạn tiếp theo của cuộc xung đột. Trong khi các quan chức Ukraine muốn tiếp tục chiến đấu để giành lại lãnh thổ hiện do Nga kiểm soát, giới chức Mỹ cho rằng cách tiếp cận này không thức tế.

Xung đột Nga - Ukraine năm 2024 sẽ kéo dài hay có “tia sáng” đàm phán?

Xung đột Nga - Ukraine năm 2024 sẽ kéo dài hay có “tia sáng” đàm phán?

VOV.VN - Khi cuộc phản công mùa hè của Ukraine không đạt được kỳ vọng như mong đợi, Kiev vẫn đang tính toán về chiến lược trong giai đoạn tiếp theo của cuộc xung đột. Trong khi các quan chức Ukraine muốn tiếp tục chiến đấu để giành lại lãnh thổ hiện do Nga kiểm soát, giới chức Mỹ cho rằng cách tiếp cận này không thức tế.