Cán bộ Bình Dương vững tâm về TP.HCM dù còn nhiều khó khăn

VOV.VN - Sau hợp nhất tỉnh thành, đội ngũ cán bộ từ các đơn vị thuộc tỉnh Bình Dương (cũ) đang trong tâm thế sẵn sàng chuyển về "ngôi nhà mới" TP.HCM công tác. Dù đối mặt với không ít khó khăn về di chuyển, chỗ ở, sắp xếp nơi làm việc, tinh thần cống hiến vì sự phát triển chung vẫn luôn hiện hữu. 

Nỗi lo đi lại và an cư

Những ngày qua, không khí chuẩn bị cho việc di dời về trụ sở mới tại TP.HCM đang diễn ra khẩn trương tại các đơn vị cấp tỉnh Bình Dương (cũ). Từ việc soạn hồ sơ, dọn dẹp văn phòng, đến chuẩn bị tâm lý cho một giai đoạn mới đầy hứa hẹn nhưng cũng không ít thử thách, đội ngũ cán bộ đều thể hiện sự sẵn sàng và tinh thần trách nhiệm cao.

Việc chuyển đổi địa điểm làm việc, cán bộ sẽ phải di chuyển xa, chi phí phát sinh và sự xáo trộn trong sinh hoạt, nhưng với tinh thần vì sự phát triển chung của thành phố, ai cũng đã sẵn sàng, đặt lợi ích chung lên hàng đầu.

Thế nhưng, sau hơn một tuần hợp nhất, các đơn vị chưa có kế hoạch cụ thể cho việc di chuyển và sắp xếp chỗ làm việc. Cán bộ nhân viên các đơn vị mong muốn sớm có phương án chi tiết từ cấp trên để có thể tính toán, sắp xếp cuộc sống cá nhân và ổn định công việc.

Chị Lê Thị Mai (48 tuổi), làm công tác văn thư lưu trữ tại Hội Cựu chiến binh tỉnh Bình Dương (cũ), chia sẻ Hội có 9 cán bộ sẽ di chuyển về Hội Cựu chiến binh TP.HCM để công tác. Hiện nay, nỗi lo lớn nhất của chị là về phương tiện đưa đón.

"Cơ quan tôi ở quận 11 mà xe đưa đón chỉ thả ở quận 1 thì phải thuê xe công nghệ đi thêm 10km nữa. Cả đi và về tốn khoảng 100.000 đồng mỗi ngày. Do đó, rất mong xe được bố trí như thế nào để tiện cho cán bộ di chuyển đi lại mà không phải bất tiện và bỏ tiền túi ra để thuê xe. Nhà nước, Chính phủ đảm bảo lương cho cán bộ để mọi người không phải băn khoăn" - chị Lê Thị Mai chia sẻ.

Cũng như chị Mai, nhiều cán bộ khác ở các đơn vị cũng bày tỏ sự lo lắng tương tự về việc bố trí xe đưa đón. Bởi hiện nay, chưa có lộ trình và giờ giấc rõ ràng, đôi khi không có đủ xe để di chuyển. 

Bên cạnh đó, bài toán "an cư" cũng là mối quan tâm lớn của nhiều cán bộ. Dù trong tâm thế sẵn sàng di chuyển về "nhà mới" ở TP.HCM, nhưng hiện nay nhiều người vẫn chưa được bố trí vị trí việc làm, chỗ ngồi làm việc và đặc biệt là chỗ ở.

Họ mong muốn lãnh đạo TP.HCM quan tâm đến việc bố trí trụ sở, văn phòng làm việc phù hợp cho cán bộ từ Bình Dương chuyển lên, đồng thời có chính sách hỗ trợ về chỗ ở, có thể là nhà công vụ hoặc hỗ trợ thuê nhà.

Ông Nguyễn Hữu Yên, Phó Giám đốc Sở Khoa học - Công nghệ tỉnh Bình Dương (nay là Phó Giám đốc Sở Khoa học - Công nghệ TP.HCM), chia sẻ, Sở có 26 cán bộ di chuyển về TP.HCM công tác. Hiện nay, cán bộ đều đi về trong ngày.

“Đi về khoảng 3 giờ nên ban đầu cũng đảo lộn sinh hoạt. Hy vọng trong thời gian tới sẽ có những sắp xếp lại, cụ thể như thành phố sẽ hỗ trợ nhà công vụ, tiền thuê nhà để mọi người ở lại. Hiện nay, chúng tôi cũng chủ động thành lập nhóm để thông tin các chuyến xe đưa đón, hoặc có ai cần đi đột xuất thì có người có chuyến sẽ chia sẻ để thuận lợi nhất” - ông Yên nói. 

Ổn định nơi làm việc mới đảm bảo hiệu quả công tác

Theo thống kê, tổng số cán bộ, công chức, viên chức ở Bình Dương (không gồm ngành giáo dục, y tế) là 2.268 người sẽ di chuyển về TP.HCM công tác. 

Mặc dù đối mặt với nhiều khó khăn và thử thách ban đầu, đội ngũ cán bộ từ Bình Dương vẫn giữ vững tinh thần cống hiến và trách nhiệm cao. Họ hiểu rằng việc hợp nhất là một bước đi chiến lược, mở ra cơ hội phát triển vượt bậc cho TP.HCM, và họ là một phần quan trọng trong quá trình chuyển mình đó.

Ông Nguyễn Đình Ly, Phó Chánh Văn phòng Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Dương, bày tỏ: "Khi sáp nhập 3 tỉnh, thành thì công việc nhiều hơn nên chúng ta phải thay đổi để thích ứng với công việc càng ngày càng nhiều và áp lực. Do đó, mỗi người cán bộ công chức phải nỗ lực nhiều hơn gấp 2, 3 lần mới đáp ứng được công việc. Chúng tôi quyết tâm sẽ thay đổi, tiếp cận nhanh, sớm phù hợp với cơ quan mới".

Không chỉ là vấn đề cá nhân, việc sắp xếp chỗ làm việc ổn định còn ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả công tác của các đơn vị. Khi cán bộ chưa có chỗ ngồi cố định, chưa được bố trí đầy đủ trang thiết bị cần thiết, hoặc phải làm việc trong môi trường tạm bợ, năng suất và chất lượng công việc khó có thể đạt mức tối ưu.

Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh TP.HCM mới đang trong giai đoạn đầu vận hành, cần sự thông suốt và hiệu quả cao nhất từ bộ máy hành chính.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tin liên quan

TP.HCM thông qua nghị quyết hợp nhất Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu
TP.HCM thông qua nghị quyết hợp nhất Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu

VOV.VN - HĐND TP.HCM tán thành việc thành lập TP.HCM sau sắp xếp là thành phố trực thuộc trung ương trên cơ sở hợp nhất 3 đơn vị hành chính cấp tỉnh gồm TP.HCM, tỉnh Bình Dương và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

TP.HCM thông qua nghị quyết hợp nhất Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu

TP.HCM thông qua nghị quyết hợp nhất Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu

VOV.VN - HĐND TP.HCM tán thành việc thành lập TP.HCM sau sắp xếp là thành phố trực thuộc trung ương trên cơ sở hợp nhất 3 đơn vị hành chính cấp tỉnh gồm TP.HCM, tỉnh Bình Dương và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

"Siêu phường Bình Dương” tiên phong đô thị thông minh của TP.HCM mới
"Siêu phường Bình Dương” tiên phong đô thị thông minh của TP.HCM mới

VOV.VN - Ngày 30/6, Lễ công bố các Quyết định, Nghị quyết của Tỉnh ủy và HĐND tỉnh về sáp nhập đơn vị hành chính đã diễn ra tại phường Bình Dương mới. Với diện tích hơn 58km² và dân số gần 108.000 người, "siêu phường" này được kỳ vọng sẽ là đô thị tiên phong, kiểu mẫu về đô thị thông minh của TP.HCM trong tương lai.

"Siêu phường Bình Dương” tiên phong đô thị thông minh của TP.HCM mới

"Siêu phường Bình Dương” tiên phong đô thị thông minh của TP.HCM mới

VOV.VN - Ngày 30/6, Lễ công bố các Quyết định, Nghị quyết của Tỉnh ủy và HĐND tỉnh về sáp nhập đơn vị hành chính đã diễn ra tại phường Bình Dương mới. Với diện tích hơn 58km² và dân số gần 108.000 người, "siêu phường" này được kỳ vọng sẽ là đô thị tiên phong, kiểu mẫu về đô thị thông minh của TP.HCM trong tương lai.

Bình Dương có hơn 600 cán bộ nghỉ hưu trước tuổi khi sắp xếp chính quyền 2 cấp
Bình Dương có hơn 600 cán bộ nghỉ hưu trước tuổi khi sắp xếp chính quyền 2 cấp

VOV.VN - Tỉnh ủy Bình Dương vừa tổ chức Hội nghị quan trọng về sắp xếp tổ chức bộ máy và xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp, chuẩn bị cho quá trình sáp nhập về TPHCM.

Bình Dương có hơn 600 cán bộ nghỉ hưu trước tuổi khi sắp xếp chính quyền 2 cấp

Bình Dương có hơn 600 cán bộ nghỉ hưu trước tuổi khi sắp xếp chính quyền 2 cấp

VOV.VN - Tỉnh ủy Bình Dương vừa tổ chức Hội nghị quan trọng về sắp xếp tổ chức bộ máy và xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp, chuẩn bị cho quá trình sáp nhập về TPHCM.