Đề xuất thông báo không thi hành hình phạt tử hình đối với người bị yêu cầu dẫn độ

VOV.VN - Dự thảo Luật Dẫn độ vừa trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến quy định về thông báo không thi hành hình phạt tử hình đối với người bị yêu cầu dẫn độ.

Trình bày Tờ trình tại Phiên họp 44 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội chiều 15/4, Thứ trưởng Bộ Công an Lê Văn Tuyến cho biết, mục đích của việc xây dựng Luật Dẫn độ là hoàn thiện pháp luật về dẫn độ theo hướng đồng bộ, hiện đại, bảo đảm chặt chẽ, khả thi, phù hợp với pháp luật và thông lệ quốc tế.

Cùng với đó thúc đẩy hợp tác quốc tế về dẫn độ, nâng cao hiệu quả truy bắt các đối tượng thực hiện hành vi phạm tội bỏ trốn ra nước ngoài; bảo vệ sự tôn nghiêm của pháp luật, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân cũng như góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả và bảo đảm mục tiêu quản lý nhà nước trong lĩnh vực dẫn độ; tạo nền tảng cho việc ký kết và thực hiện các điều ước quốc tế về dẫn độ.

Thông báo không thi hành hình phạt tử hình đối với người bị yêu cầu dẫn độ

Thứ trưởng Bộ Công an Lê Văn Tuyến cho biết, dự thảo luật quy định trường hợp nước ngoài yêu cầu Việt Nam không thi hành hình phạt tử hình đối với người bị yêu cầu dẫn độ, Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan có liên quan báo cáo Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Căn cứ ý kiến của Chủ tịch nước, Bộ Công an hoặc Bộ Ngoại giao thông báo cho nước ngoài về việc không thi hành hình phạt tử hình.

Trường hợp Việt Nam yêu cầu nước ngoài không thi hành hình phạt tử hình đối với người bị yêu cầu dẫn độ, Bộ Công an đề nghị nước ngoài đưa ra cam kết bằng văn bản về nội dung này.

Luật giao Bộ trưởng Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và thủ trưởng các cơ quan khác có liên quan hướng dẫn chi tiết điều này.  

Thẩm tra, Chủ nhiệm Hoàng Thanh Tùng cho biết, Ủy ban Pháp luật – Tư pháp tán thành với quy định này của dự thảo luật và nhận thấy đây là vấn đề mới, quan trọng.

Việc bổ sung quy định này nhằm bảo đảm thực hiện các điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên, xử lý những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn thi hành.

Bên cạnh đó, còn có trường hợp phía nước ngoài yêu cầu Việt Nam đưa ra cam kết không áp dụng hình phạt tử hình. Tuy nhiên, dự thảo luật chưa có quy định để xử lý trường hợp này. Vì vậy, cơ quan thẩm tra đề nghị quy định cụ thể phương án xử lý trường hợp phía nước ngoài yêu cầu Việt Nam cam kết không áp dụng hình phạt tử hình.

Ngoài ra, có ý kiến đề nghị cân nhắc nội dung quy định trên vì sẽ ảnh hưởng nhất định đến tính độc lập của tòa án.

Đồng thời, việc dự thảo luật quy định thẩm quyền này cho Chủ tịch nước thì cần tiếp tục nghiên cứu kỹ để bảo đảm phù hợp với vị thế của người đứng đầu Nhà nước trong một vấn đề cụ thể của hoạt động dẫn độ.

Bắt người trong trường hợp khẩn cấp để dẫn độ

Theo Thứ trưởng Lê Văn Tuyến, dự thảo Luật quy định trường hợp nước ngoài yêu cầu Việt Nam bắt người trong trường hợp khẩn cấp để dẫn độ theo quy định tại các điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước đó là thành viên thì thực hiện theo quy định tại Điều 113 BLTTHS, nếu nước yêu cầu cung cấp đủ thông tin và cam kết thực hiện đầy đủ các nội dung cam kết.

Ngoài ra, dự thảo luật cũng bổ sung quy định “Trường hợp nước ngoài chưa ký kết điều ước quốc tế về dẫn độ với Việt Nam yêu cầu Việt Nam bắt người trong trường hợp khẩn cấp để dẫn độ thì trình tự, thủ tục bắt khẩn cấp để dẫn độ được thực hiện theo quy định pháp luật Việt Nam”.

Liên quan vấn đề này, Ủy ban Pháp luật – Tư pháp nhận thấy, đây là quy định mới nhằm nội luật hóa cam kết của Việt Nam khi tham gia các điều ước quốc tế về dẫn độ, phù hợp với thông lệ quốc tế, giải quyết các vướng mắc, khó khăn trên thực tế, do đó, cơ bản tán thành với nội dung nêu trên của dự thảo.

Bên cạnh đó, Luật Tương trợ tư pháp hiện hành không quy định bắt người trong trường hợp khẩn cấp khi nước ngoài chưa có yêu cầu chính thức. Bộ luật Tố tụng hình sự chỉ quy định về bắt khẩn cấp để dẫn độ khi tòa án đã có quyết định xem xét yêu cầu dẫn độ đối với người đó hoặc quyết định dẫn độ đối với người đó đã có hiệu lực pháp luật.

Do đó, để bảo đảm tính thống nhất và thực hiện quy định của Luật Điều ước quốc tế, cơ quan thẩm tra đề nghị sửa đổi, bổ sung nội dung có liên quan của Bộ luật Tố tụng hình sự.

Theo Chủ nhiệm Hoàng Thanh Tùng, có ý kiến đề nghị quy định cụ thể ngay trong luật này về thẩm quyền, trình tự, thủ tục bắt người trong trường hợp khẩn cấp để dẫn độ mà không cần thiết sửa đổi Bộ luật Tố tụng hình sự.

Ngoài ra, dự luật cơ bản kế thừa quy định từ Luật TTTP, đồng thời bổ sung một số trường hợp bắt buộc từ chối dẫn độ như: Người bị yêu cầu dẫn độ có khả năng bị truy bức, tra tấn ở nước yêu cầu dẫn độ do có sự phân biệt về chủng tộc, tôn giáo, giới tính, quốc tịch, dân tộc, thành phần xã hội hoặc quan điểm chính trị hoặc vì lý do khác; Hành vi mà người bị yêu cầu dẫn độ không phải là tội phạm theo quy định của BLHS; bổ sung trường hợp có thể từ chối dẫn độ, bao gồm tội phạm bị yêu cầu dẫn độ là tội phạm liên quan đến chính trị, quân sự.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tin liên quan

Chủ tịch Quốc hội: “Nhà khoa học loay hoay hóa đơn chứng từ thì còn làm được gì”
Chủ tịch Quốc hội: “Nhà khoa học loay hoay hóa đơn chứng từ thì còn làm được gì”

VOV.VN - “Luật có giữ được như tinh thần Nghị quyết 193 của Quốc hội hay không, để nhà khoa học tập trung nghiên cứu, sáng tạo, còn loay hoay thanh toán hóa đơn chứng từ thì không làm gì được hết!” – Chủ tịch Quốc hội đặt vấn đề khi cho ý kiến về Dự thảo Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Chủ tịch Quốc hội: “Nhà khoa học loay hoay hóa đơn chứng từ thì còn làm được gì”

Chủ tịch Quốc hội: “Nhà khoa học loay hoay hóa đơn chứng từ thì còn làm được gì”

VOV.VN - “Luật có giữ được như tinh thần Nghị quyết 193 của Quốc hội hay không, để nhà khoa học tập trung nghiên cứu, sáng tạo, còn loay hoay thanh toán hóa đơn chứng từ thì không làm gì được hết!” – Chủ tịch Quốc hội đặt vấn đề khi cho ý kiến về Dự thảo Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Quốc hội sẽ xem xét miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
Quốc hội sẽ xem xét miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030

VOV.VN - Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất sẽ trình Quốc hội xem xét quyết định kéo dài thời hạn miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến 31/12/2030.

Quốc hội sẽ xem xét miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030

Quốc hội sẽ xem xét miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030

VOV.VN - Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất sẽ trình Quốc hội xem xét quyết định kéo dài thời hạn miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến 31/12/2030.

Thống nhất tách vụ án hình sự có người chưa thành niên phạm tội
Thống nhất tách vụ án hình sự có người chưa thành niên phạm tội

VOV.VN - Quốc hội thống nhất quy định tách vụ án hình sự trong trường hợp vụ án có bị can là người chưa thành niên và bị can là người trưởng thành nhằm bảo đảm thực thi đầy đủ các chính sách nhân văn, tiến bộ đối với người chưa thành niên.

Thống nhất tách vụ án hình sự có người chưa thành niên phạm tội

Thống nhất tách vụ án hình sự có người chưa thành niên phạm tội

VOV.VN - Quốc hội thống nhất quy định tách vụ án hình sự trong trường hợp vụ án có bị can là người chưa thành niên và bị can là người trưởng thành nhằm bảo đảm thực thi đầy đủ các chính sách nhân văn, tiến bộ đối với người chưa thành niên.