ĐBQH: Các sự cố tràn dầu “không rõ nguyên nhân” diễn ra ngày càng nhiều

VOV.VN - Theo đại biểu Quốc hội, vấn đề môi trường lớn nhất trong hoạt động dầu khí là sự cố tràn dầu. Các sự cố tràn dầu “không rõ nguyên nhân” diễn ra ngày càng nhiều, gây thiệt hại lớn về kinh tế và để lại hậu quả lâu dài đối với môi trường biển.

Tiếp theo kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XV, sáng 15/6, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Dầu khí (sửa đổi).

Tham gia thảo luận, đại biểu Nguyễn Văn An (đoàn Thái Bình) cho biết, đối với vấn đề bảo vệ môi trường trong các hoạt động dầu khí, quy định tại dự thảo Luật còn chưa thật cụ thể. Việc này dẫn đến khó để đảm bảo triển khai trong thực tiễn, chưa gắn được trách nhiệm nếu xảy ra sự cố về môi trường.

“Đề nghị bổ sung quy định cụ thể về việc kiểm tra, giám sát hợp đồng dầu khí và các hoạt động dầu khí. Các quy định này giao cho Chính phủ quy định chi tiết, vì hầu như các mỏ đều nằm ở ngoài biển xa và muốn tới đó để kiểm tra, khảo sát tình hình sinh thái, môi trường biển quanh mỏ rất khó khăn”, đại biểu đoàn Thái Bình nêu ý kiến.

Bên cạnh đó, đại biểu cũng cho biết, về vấn đề trung nguồn, hạ nguồn dầu khí, Chính phủ đã có báo cáo tiếp thu, giải trình, tuy nhiên, cần phải làm rõ, cụ thể hơn. Ví dụ, đang thực hiện theo các văn bản quy phạm pháp luật nào và sắp tới có kiến nghị gì?

Nếu các nội dung này quá rộng so với phạm vi dự án luật thì phải xem xét, có báo cáo chuyên đề riêng gửi tới đại biểu Quốc hội, vì những vấn đề thực tế trong cuộc sống, liên quan đến quốc kế, dân sinh như giá xăng dầu đang được nhân dân, cử tri đang hết sức quan tâm.

Ngoài ra, đại biểu cũng đóng góp một số ý kiến về vấn đề chuyển giao công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực trong ngành dầu khí, vai trò của Bộ Khoa học và Công nghệ trong các hoạt động dầu khí.

Theo đại biểu Tạ Đình Thi (đoàn Hà Nội), Luật Dầu khí (sửa đổi) cần nâng cao hiệu quả khai thác các tài nguyên khoáng sản biển gắn với chế biến sâu; kết hợp hài hoà giữa khai thác, chế biến với bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học biển.

Bên cạnh đó, công tác điều tra cơ bản về dầu khí và hoạt động dầu khí phải được phát triển trên cơ sở nguồn nhân lực chất lượng cao, công nghệ tiên tiến, hiện đại, huy động được nguồn lực từ bên ngoài và nội tại của đất nước. Đồng thời, khai thác tài nguyên dầu khí một cách hiệu quả, không bỏ phí tài nguyên dầu khí, đảm bảo an toàn môi trường.

Đại biểu đề nghị ưu tiên thu hút các nhà đầu tư chiến lược hàng đầu thế giới có công nghệ nguồn, trình độ quản lý tiên tiến trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.

Mặt khác, cần có cơ chế để kết hợp các hoạt động điều tra cơ bản về dầu khí và về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo. Chia sẻ, sử dụng chung cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân lực của các cơ quan, chia sẻ thông tin, dữ liệu, kết quả điều tra để tránh lãng phí, nâng cao hiệu quả, chất lượng điều tra biển.

Theo đại biểu Thi, vấn đề môi trường lớn nhất trong hoạt động dầu khí là sự cố tràn dầu. Các sự cố tràn dầu “không rõ nguyên nhân” diễn ra ngày càng nhiều, gây thiệt hại lớn về kinh tế và để lại hậu quả lâu dài đối với môi trường biển.

Nguy hiểm hơn, khó phát hiện hơn và gây hậu quả lâu dài là hiện tượng dầu âm thầm rò rỉ, thoát ra biển do các hoạt động dầu khí như: xử lý không tốt các lỗ khoan thăm dò và lỗ khoan sau khai thác, khi triển khai hoạt động khai thác, thu dọn công trình dầu khí…

“Ban soạn thảo dự án Luật cần làm rõ và bổ sung vào trong dự thảo Luật các quy định về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động dầu khí và cơ quan quản lý trong việc xây dựng, trình duyệt và kiểm tra. Giám sát việc thực hiện kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường”, đại biểu Tạ Đình Thi đề nghị./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

"Chính phủ cần sớm trình Quốc hội phương án giảm thuế với xăng dầu"
"Chính phủ cần sớm trình Quốc hội phương án giảm thuế với xăng dầu"

VOV.VN - Theo ĐBQH, việc tăng giá xăng dầu mang tính toàn cầu nhưng Việt Nam cần thực hiện các giải pháp tổng thể để giảm thiểu tối đa tác động, rủi ro của việc tăng giá xăng đến đời sống nhân dân và sự phát triển chung của nền kinh tế.

"Chính phủ cần sớm trình Quốc hội phương án giảm thuế với xăng dầu"

"Chính phủ cần sớm trình Quốc hội phương án giảm thuế với xăng dầu"

VOV.VN - Theo ĐBQH, việc tăng giá xăng dầu mang tính toàn cầu nhưng Việt Nam cần thực hiện các giải pháp tổng thể để giảm thiểu tối đa tác động, rủi ro của việc tăng giá xăng đến đời sống nhân dân và sự phát triển chung của nền kinh tế.

Đại biểu Quốc hội lý giải lý do giá xăng dầu Malaysia thấp hơn Việt Nam
Đại biểu Quốc hội lý giải lý do giá xăng dầu Malaysia thấp hơn Việt Nam

VOV.VN - Theo đại biểu Quốc hội, hiện nay, tại các nước có khai thác dầu mỏ, có rất nhiều cơ chế chính sách hỗ trợ cho việc khai thác dầu khí. Cụ thể, Malaysia có rất nhiều chính sách hỗ trợ nên giá xăng dầu của Malaysia hiện nay rất thấp so với giá tại Việt Nam.

Đại biểu Quốc hội lý giải lý do giá xăng dầu Malaysia thấp hơn Việt Nam

Đại biểu Quốc hội lý giải lý do giá xăng dầu Malaysia thấp hơn Việt Nam

VOV.VN - Theo đại biểu Quốc hội, hiện nay, tại các nước có khai thác dầu mỏ, có rất nhiều cơ chế chính sách hỗ trợ cho việc khai thác dầu khí. Cụ thể, Malaysia có rất nhiều chính sách hỗ trợ nên giá xăng dầu của Malaysia hiện nay rất thấp so với giá tại Việt Nam.

Bộ trưởng Bộ Tài chính: “Giảm tiếp thuế để kìm giá có thể dẫn tới buôn lậu xăng dầu”
Bộ trưởng Bộ Tài chính: “Giảm tiếp thuế để kìm giá có thể dẫn tới buôn lậu xăng dầu”

VOV.VN - Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết sẽ đề xuất giảm tiếp thuế nhưng ông lưu ý, giảm thuế để hạ giá xăng có thể dẫn tới tình trạng thẩm lậu xăng dầu khi giá trong nước thấp hơn các nước trong khu vực như: Lào, Campuchia, Thái Lan…

Bộ trưởng Bộ Tài chính: “Giảm tiếp thuế để kìm giá có thể dẫn tới buôn lậu xăng dầu”

Bộ trưởng Bộ Tài chính: “Giảm tiếp thuế để kìm giá có thể dẫn tới buôn lậu xăng dầu”

VOV.VN - Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết sẽ đề xuất giảm tiếp thuế nhưng ông lưu ý, giảm thuế để hạ giá xăng có thể dẫn tới tình trạng thẩm lậu xăng dầu khi giá trong nước thấp hơn các nước trong khu vực như: Lào, Campuchia, Thái Lan…