Ban Tiếp công dân TƯ chỉ nhận được đơn khiếu nại liên quan ứng cử viên HĐND

VOV.VN - Theo ông Nguyễn Hồng Điệp, Trưởng Ban Tiếp công dân Trung ương, chỉ có khoảng 10 đơn liên quan đến nhân sự của bầu cử Hội đồng Nhân dân các cấp.

Chưa đầy 10 ngày nữa sẽ diễn ra cuộc bầu cử Quốc hội khóa XV và HĐND các cấp  nhiệm kỳ 2021-2026. Trước khi bầu cử diễn ra, các cơ quan chức năng phải hoàn tất việc xác minh, giải quyết dứt điểm những khiếu nại, tố cáo của người dân đối với các ứng cử viên. Theo thông tin từ Ban Tiếp dân Trung ương thì số lượng đơn thư, tố cáo liên quan đến các ứng viên trong cuộc bầu cử này đã giảm rõ rệt. Phóng viên VOV.VN đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Hồng Điệp, Trưởng Ban Tiếp công dân Trung ương, Thanh tra Chính phủ về vấn đề này.

PV: Kỳ bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 sắp diễn ra, xin ông đánh giá về tình hình đơn thư, khiếu nại tố cáo thời gian gần đây?

Ông Nguyễn Hồng Điệp: Theo thống kê của Ban Tiếp công dân Trung ương thì tình hình khiếu nại tố cáo trong phạm vi toàn quốc giảm rõ rệt. Việc giải quyết khiếu nại tố cáo trong những năm vừa qua đã được giải quyết một cách bài bản, nghiêm túc. Nhiều vụ việc khiếu nại, tố cáo đã được giải quyết thỏa đáng, ít phát sinh vụ việc mới.

Thủ tướng đã thành lập Tổ công tác đặc biệt do Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình làm tổ trưởng, giải quyết 221 vụ việc trên toàn quốc, có 35 vụ việc trực tiếp do tổ công tác của Phó Thủ tướng làm việc để có chỉ đạo phương án giải quyết.

Chúng ta đã có Chỉ thị 35 của Bộ Chính trị về trách nhiệm của người đứng đầu. Nhờ đó, toàn hệ thống chính trị đã vào cuộc quyết liệt, tham gia vào công tác giải quyết khiếu nại tố cáo, tránh các vụ việc khiếu nại tố cáo đông người, phức tạp. Công tác tiếp công dân đã gắn với công tác tuyên truyền, vận động người dân thực hiện chính quyền, ủng hộ chính quyền.

Một mặt khác, trong công tác giải quyết khiếu nại tố cáo đã quan tâm hơn đến quyền lợi chính đáng của người dân. Không chỉ giải quyết về mặt pháp luật mà các chính sách về an sinh, hỗ trợ người dân đã được quan tâm hơn. Nhiều vụ việc đã được đối thoại nhiều lần, được giải quyết một cách cụ thể. Để làm được điều đó, chúng ta đã có sự thống nhất giữa Trung ương với địa phương, tìm ra được biện pháp tốt nhất để giải quyết vụ việc, quyền và lợi ích của người dân và Nhà nước được đảm bảo.

PV: Đơn thư khiếu nại các ứng cử viên giảm, theo ông, nguyên nhân vì sao? 

Ông Nguyễn Hồng Điệp: Những khiếu nại tố cáo liên quan đến nhân sự bầu cử kỳ này giảm một cách rõ rệt. Chỉ có khoảng 10 đơn liên quan đến nhân sự của bầu cử Hội đồng Nhân dân các cấp. Chúng tôi đã xử lý nội dung các đơn theo thẩm quyền. Tới đây thì sẽ tiếp tục xử lý.

Cả nhiệm kỳ vừa qua, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và công tác tiếp dân có sự vào cuộc tích cực, bằng trách nhiệm chứ không phải bằng chỉ đạo, tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan giải quyết. Từ đó, những nội dung khiếu nại, tố cáo liên quan đến công tác nhân sự, liên quan đến các lĩnh vực đã được đảm bảo và không phát sinh những khiếu nại, tố cáo mới. Công dân, cử tri không gửi nhiều đơn tới Trung ương như trước đây.

Chúng tôi đánh giá 3 năm gần đây, công tác này đã đi vào nền nếp và có kết quả rất tích cực. Rất nhiều các vụ việc khiếu nại, tố cáo mới không phát sinh. Các vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người, phức tạp dần dần từng bước được giải quyết; có những vụ việc đã giải quyết xong; có những vụ việc đang tiếp tục được giải quyết nhưng sự bức xúc của người dân, kéo các đoàn đông người đến các cơ quan Trung ương giảm đi rõ rệt, kể cả việc tập trung khiếu kiện đông người tại trụ sở của các địa phương cũng giảm rõ rệt.

Theo đánh giá của các địa phương, tỷ lệ giải quyết khiếu nại, tố cáo đảm bảo theo quy định pháp luật đạt tới 85%.

 

 

PV: Kỳ bầu cử đại biểu sắp tới, ông có gửi gắm gì đến những người sẽ đắc cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng Nhân dân?

Ông Nguyễn Hồng Điệp: Ngoài trình độ, vấn đề trước hết là thái độ của đại biểu với người dân. Tôi cho rằng thái độ của cán bộ trước nhân dân phải cầu thị, thực sự vì dân. Họ phải có cái tầm, cái tâm, dám nói, dám nghĩ, dám làm nhưng phải phục vụ cho người dân chứ không phải dám nói, dám nghĩ, dám làm vì mình. Và người dân sẽ đánh giá được, kể cả với các đại biểu Quốc hội và Hội đồng Nhân dân.

Bên cạnh người dân giám sát việc thực hiện lời hứa, giám sát việc thực hiện chương trình hành động của các đại biểu, theo tôi, cần phải phát huy các cơ chế giám sát của các cơ quan, đoàn thể. Đặc biệt đối với Mặt trận Tổ quốc, là cơ quan tổ chức hiệp thương cần phải tăng cường giám sát việc thực hiện lời lứa, chương trình hành động của đại biểu.

Chất lượng đại biểu phụ thuộc vào lá phiếu. Với cá nhân tôi cho rằng, người dân có thể chưa nắm rõ quy định pháp luật, nhưng thái độ của cán bộ với họ thì họ nắm rất rõ. Đặc biệt là cán bộ cấp cơ sở, là những người thay mặt người dân để giải quyết các vấn đề cho dân. Không phải là cai trị, mà phải là chính quyền phục vụ.

Kể cả đại biểu Quốc hội, dù họp Trung ương nhưng một năm phải tiếp xúc cử tri, người dân sẽ đánh giá được. Ở hội trường, những phát biểu nào có chất lượng, vì nhân dân, vì lợi ích chung thì người dân cũng đánh giá được.

Ngoài việc tuyên truyền, vận động bầu cử ra, điều qua trọng là anh có thực sự đến với người dân hay không. Lời hứa đôi khi chỉ để bầu cử thôi, còn việc làm của anh thực sự sau bầu cử như thế nào thì người dân, cơ quan hiệp thương sẽ giám sát.

PV: Vâng, xin cảm ơn ông./.

Tại hội nghị phát lệnh ra quân bảo đảm an ninh, trật tự Ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 ngày 12/5, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, trong cuộc bầu cử lần này, số đơn từ khiếu nại, tố cáo với người ứng cử giảm so với nhiệm kỳ trước. Trong đó, đơn từ khiếu nại, tố cáo chủ yếu tập trung ở cấp xã và cấp huyện. Hội đồng Bầu cử quốc gia đã quán triệt với Ủy ban Bầu cử các cấp tổ chức giải quyết thật tốt khiếu nại, tố cáo; tránh trường hợp phải xử lý đơn từ khiếu nại, tố cáo khi đã bầu cử xong.

 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Giải quyết khiếu nại, tố cáo về bầu cử như thế nào?
Giải quyết khiếu nại, tố cáo về bầu cử như thế nào?

VOV.VN - Mọi công dân đều có quyền tố cáo nếu người ứng cử đại biểu Quốc hội, HĐND có sai phạm, nhưng không được phép tố cáo nặc danh.

Giải quyết khiếu nại, tố cáo về bầu cử như thế nào?

Giải quyết khiếu nại, tố cáo về bầu cử như thế nào?

VOV.VN - Mọi công dân đều có quyền tố cáo nếu người ứng cử đại biểu Quốc hội, HĐND có sai phạm, nhưng không được phép tố cáo nặc danh.

Đắk Lắk: Giải quyết khiếu nại tố cáo góp phần làm tốt công tác nhân sự bầu cử năm 2021
Đắk Lắk: Giải quyết khiếu nại tố cáo góp phần làm tốt công tác nhân sự bầu cử năm 2021

VOV.VN - Năm 2021, Ban thường vụ Tỉnh uỷ Đắk Lắk yêu cầu cấp uỷ các cấp không ngừng đổi mới nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng

Đắk Lắk: Giải quyết khiếu nại tố cáo góp phần làm tốt công tác nhân sự bầu cử năm 2021

Đắk Lắk: Giải quyết khiếu nại tố cáo góp phần làm tốt công tác nhân sự bầu cử năm 2021

VOV.VN - Năm 2021, Ban thường vụ Tỉnh uỷ Đắk Lắk yêu cầu cấp uỷ các cấp không ngừng đổi mới nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng

Trên 60% khiếu nại, tố cáo liên quan đất đai nhưng vẫn phải chờ sửa luật?
Trên 60% khiếu nại, tố cáo liên quan đất đai nhưng vẫn phải chờ sửa luật?

VOV.VN - Hiện nay, trên 60% khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai, chiếm tỉ lệ cao nhất. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho rằng, giải quyết vấn đề này lâu dài là sửa đổi Luật Đất đai.

Trên 60% khiếu nại, tố cáo liên quan đất đai nhưng vẫn phải chờ sửa luật?

Trên 60% khiếu nại, tố cáo liên quan đất đai nhưng vẫn phải chờ sửa luật?

VOV.VN - Hiện nay, trên 60% khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai, chiếm tỉ lệ cao nhất. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho rằng, giải quyết vấn đề này lâu dài là sửa đổi Luật Đất đai.