Tránh ngộ độc thực phẩm tập thể: Phải có người quản lý, giám sát từ đầu đến cuối

VOV.VN - Tình trạng ngộ độc thực phẩm và nhiễm độc thực phẩm đang ngày càng gia tăng về số lượng và mức độ nghiêm trọng, thậm chí đã có nhiều trường hợp tử vong vì sử dụng thực phẩm không bảo đảm an toàn. Điều này một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo trong vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm.

Thời gian qua, liên tiếp nhiều vụ ngộ độc thực phẩm đã xảy ra ở một số địa phương trên cả nước khiến dư luận lo lắng. Qua đó có thể thấy, an toàn vệ sinh thực phẩm không phải là vấn đề mới nhưng vẫn luôn là câu chuyện nhức nhối và diễn biến phức tạp.

Một trong những vụ ngộ độc thực phẩm gây xôn xao dư luận là vụ hơn 300 người bị do ngộ độc phải nhập viện điều trị sau khi ăn bánh mì Phượng ở thành phố Hội An (Quảng Nam). Cơ sở này đã vi phạm các điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm; khu vực sơ chế chưa đảm bảo vệ sinh, chưa phân biệt giữa khu vực bảo quản nguyên liệu, thực phẩm, khu vực sơ chế, chế biến và khu vực khác; không có dụng cụ thu gom, chứa đựng rác thải, chất thải đảm bảo vệ sinh. Các dụng cụ sơ chế, chế biến chưa đảm bảo vệ sinh.

Thức ăn nghi ngờ ngộ độc là bánh mì gồm: pa tê, thịt xíu, xíu mại, rau răm, rau húng, hành, xà lách, sốt trứng gà tươi, dưa leo, đu đủ chua, chả heo…

Mới đây nhất, là vụ ngộ độc hàng loạt xảy ra đêm 29/9 do ăn bánh ngọt trong tiệc liên hoan trung thu tại một chung cư ở TP.HCM. Hậu quả khiến 1 em nhỏ tử vong.

Trước đó, từ ngày 25/8 đến 9/9, trên địa bàn tỉnh Điện Biên liên tục xảy ra 5 vụ ngộ độc thực phẩm với 46 ca mắc và 1 ca mắc đơn lẻ, xảy ra tại các huyện: Điện Biên Đông, Tủa Chùa, Điện Biên và thành phố Điện Biên Phủ. Nguyên nhân vụ ngộ độc được kết luận là do những người này đã ăn bún có nhiễm vi sinh vật.

Tương tự, chiều 16/9, 9 học sinh tại điểm trường khu B, trường Mầm non Quảng Thịnh (Hải Hà, Quảng Ninh) nhập viện với triệu chứng sốt kèm nôn và đi ngoài. Các bác sĩ chẩn đoán, các cháu bị nhiễm khuẩn đường ruột.

Một loạt nguyên nhân được các chuyên gia y tế chỉ ra là do quá trình sản xuất, chế biến và bảo quản thực phẩm không bảo đảm. Nhiều nhà hàng, quán ăn, cơ sở kinh doanh thực phẩm không tuân thủ đúng quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm; không giữ vệ sinh sạch sẽ, an toàn trong quá trình sản xuất và bảo quản thực phẩm.

Đáng lo ngại, một số cơ sở sản xuất, kinh doanh dù biết rõ sản phẩm không bảo đảm về chất lượng nhưng vì lợi nhuận đã bất chấp tất cả để đưa ra thị trường những loại “thực phẩm bẩn”. Những yếu tố trên là nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc, làm nguy hại tới sức khỏe người tiêu dùng.

Theo cảnh báo của Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), hầu hết các vụ ngộ độc thức ăn tại các bữa cỗ, bếp ăn tập thể đều xuất phát từ nguyên nhân lựa chọn nguyên liệu thực phẩm, quá trình chế biến, che đậy, bảo quản thực phẩm sau chế biến khiến thực phẩm bị nhiễm độc, thực phẩm không bảo đảm chất lượng...

Những lưu ý để phòng, tránh ngộ độc

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên giảng viên Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội, ngộ độc thực phẩm rất dễ xảy ra, đặc biệt là các bếp ăn phục vụ đông người.

Đây là vấn đề muôn thuở, xảy ra từ gia đình, nhà trường và ngoài xã hội. Các vụ ngộ độc tập thể, ngộ độc ở trường học luôn là tâm điểm gây xôn xao dư luận và gây bức xúc cho xã hội.

TS. Nguyễn Duy Thịnh cho hay, vi khuẩn gây ra chất độc luôn có trong môi trường sống xung quanh chúng ta và có nhiều yếu tố gây tổn hại đến sức khỏe. Với những bữa ăn tập thể, những bếp ăn đông người, hầu hết thức ăn được nhà cung cấp mua về dự trữ trong kho để cung cấp cho các bếp ăn. Vì mua sẵn với số lượng lớn nên mua ồ ạt, không chọn lọc, cùng với thời gian bảo quản kéo dài nên nguy cơ nhiễm khuẩn thực phẩm là rất lớn.

Ông Thịnh phân tích, độc tố gây ngộ độc có những loại sau: Ecoli là vi khuẩn đường ruột dễ gây tiêu chảy; Botulinum là độc tố cực mạnh, vi khuẩn phát triển trong thực phẩm và sinh ra độc tố botulinum. Thành phần này đun sôi cũng không chết, không hỏng. Độc tố không mất đi và sẽ gây ngộ độc ở các mức độ khác nhau. Điều này dễ xảy ra tại các bếp ăn tập thể. Hiện tượng ngộ độc gây tiêu chảy là chính.

Thực phẩm có nhiều nguồn nhiễm độc khác nhau. Ngay sau khi ăn xong mà bị đau bụng, nôn mửa là đã nhiễm độc tố của vi sinh vật do quá trình bảo quản thực phẩm.

“Bếp ăn càng đông người thì lượng thực phẩm cần mua và dự trữ càng lớn. Trong quá trình dự trữ có 2 giai đoạn, dự trữ của người cung cấp thực phẩm và dự trữ của cơ sở nấu ăn. Nếu không bảo quản đúng cách, đúng tiêu chuẩn thì nguy cơ thực phẩm bị nhiễm độc là rất lớn, đặc biệt là các thực phẩm giàu protein như thịt, cá. Ngoài ra, càng nhiều món ăn thì số người tham gia chuẩn bị càng lớn, vì vậy không loại trừ khả năng chính bản thân người nấu ăn ấy gây nhiễm bẩn cho thực phẩm, thức ăn, từ đó làm tăng nguy cơ ngộ độc”, ông Nguyễn Duy Thịnh nói.

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh khuyến cáo, với các bữa ăn đông người cần lưu ý các khâu: lựa chọn thực phẩm, nhà cung ứng sản phẩm; công tác vệ sinh trong tiêu dùng; người tham gia bếp ăn phải bảo đảm các điều kiện an toàn vệ sinh, bảo quản thực phẩm, dụng cụ chế biến…

Các bếp ăn tập thể thì phải có người chủ trò đứng ra tổ chức, phải có ban tổ chức và chịu trách nhiệm quản lý từ đầu đến cuối, kiểm tra từng khâu một. Bếp ăn tập thể đã có quy định của Bộ Y tế và cụ thể là của Cục an toàn vệ sinh thực phẩm, quy định tiêu chuẩn của bếp ăn tập thể như thế nào, cách làm như thế nào để đạt quy chuẩn của Bộ… Bên cạnh đó, phải có bếp trưởng đứng ra nấu nướng, làm nhiệm vụ tổ chức bữa ăn, phải có trách nhiệm trước cơ quan chức năng, kiểm tra chi tiết quá trình nấu ăn, tuyển chọn nguyên liệu, tránh để xảy ra những sự việc đáng tiếc, ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Các chuyên gia y tế cũng đưa ra lời khuyên, sau khi người bệnh ăn thực phẩm hoặc đồ uống bị ô nhiễm, có thể mất vài giờ hoặc vài ngày trước khi xuất hiện các triệu chứng. Nếu gặp các triệu chứng ngộ độc thực phẩm như tiêu chảy hoặc nôn mửa, hãy uống nhiều nước để tránh mất nước. Lưu ý, không tự ý sử dụng thuốc cầm tiêu chảy, thuốc chống nôn, thuốc kháng sinh khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Việc cần làm trước tiên là bù nước và điện giải cho người bệnh.

Đối với các trường hợp ngộ độc nặng có triệu chứng như đau bụng, ói mửa, tiêu chảy, sốt… cần được nhập viện để điều trị và theo dõi. Bệnh có thể gây nguy hại đến sức khỏe con người nếu không được điều trị kịp thời.

Để phòng ngộ độc thực phẩm, cần cẩn thận trong khâu chọn lựa và chế biến thực phẩm; Chọn mua những thực phẩm tươi sống, còn hạn sử dụng, có xuất xứ rõ ràng.

Bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ phù hợp, không để lẫn thực phẩm sống với thức ăn chín; Ăn uống hợp vệ sinh (không ăn thức ăn sống, hay nấu chưa kỹ, không ăn thức ăn để qua đêm; Đảm bảo dụng cụ chế biến thức ăn cũng như nơi chế biến thức ăn sạch sẽ.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Vì sao bánh su kem dễ gây ngộ độc thực phẩm?
Vì sao bánh su kem dễ gây ngộ độc thực phẩm?

VOV.VN - Trứng, sữa là loại thực phẩm dễ bị nhiễm vi khuẩn Salmonella. Quá trình chế biến gia công không thể tiêu diệt được vi khuẩn. Mà trứng và sữa là 2 thành phần chính tạo nên bánh su kem. Đó là lý do bánh dễ gây ngộ độc thực phẩm cho người sử dụng.

Vì sao bánh su kem dễ gây ngộ độc thực phẩm?

Vì sao bánh su kem dễ gây ngộ độc thực phẩm?

VOV.VN - Trứng, sữa là loại thực phẩm dễ bị nhiễm vi khuẩn Salmonella. Quá trình chế biến gia công không thể tiêu diệt được vi khuẩn. Mà trứng và sữa là 2 thành phần chính tạo nên bánh su kem. Đó là lý do bánh dễ gây ngộ độc thực phẩm cho người sử dụng.

9 trẻ em nghi ngộ độc thực phẩm ở Quảng Ninh sức khỏe đã ổn định
9 trẻ em nghi ngộ độc thực phẩm ở Quảng Ninh sức khỏe đã ổn định

VOV.VN - UBND xã Quảng Thịnh, huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh cho biết, 9 trẻ em mầm non nghi ngộ độc thực phẩm hiện đã ổn định sức khỏe.

9 trẻ em nghi ngộ độc thực phẩm ở Quảng Ninh sức khỏe đã ổn định

9 trẻ em nghi ngộ độc thực phẩm ở Quảng Ninh sức khỏe đã ổn định

VOV.VN - UBND xã Quảng Thịnh, huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh cho biết, 9 trẻ em mầm non nghi ngộ độc thực phẩm hiện đã ổn định sức khỏe.

11 người ngộ độc thực phẩm sau cỗ đám tang ở vùng cao Lào Cai
11 người ngộ độc thực phẩm sau cỗ đám tang ở vùng cao Lào Cai

VOV.VN - 11 người ngộ độc phải nhập viện cấp cứu do ngộ độc thực phẩm tập thể vừa xảy ra sau đám tang ở thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai, khiến

11 người ngộ độc thực phẩm sau cỗ đám tang ở vùng cao Lào Cai

11 người ngộ độc thực phẩm sau cỗ đám tang ở vùng cao Lào Cai

VOV.VN - 11 người ngộ độc phải nhập viện cấp cứu do ngộ độc thực phẩm tập thể vừa xảy ra sau đám tang ở thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai, khiến

Bánh mì Phượng  bị phạt 110 triệu, đình chỉ hoạt động từ 3-5 tháng
Bánh mì Phượng bị phạt 110 triệu, đình chỉ hoạt động từ 3-5 tháng

VOV.VN - Liên quan vụ ngộ độc thực phẩm bánh mì Phượng, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam làm 313 người nhập viện, điều trị, Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm Quảng Nam vừa có thông báo kết luận về hành vi vi phạm và các hình thức xử phạt. Tiệm bánh mì Phượng bị xử phạt hơn 110 triệu đồng và đình chỉ hoạt động từ 3 đến 5 tháng.

Bánh mì Phượng  bị phạt 110 triệu, đình chỉ hoạt động từ 3-5 tháng

Bánh mì Phượng bị phạt 110 triệu, đình chỉ hoạt động từ 3-5 tháng

VOV.VN - Liên quan vụ ngộ độc thực phẩm bánh mì Phượng, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam làm 313 người nhập viện, điều trị, Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm Quảng Nam vừa có thông báo kết luận về hành vi vi phạm và các hình thức xử phạt. Tiệm bánh mì Phượng bị xử phạt hơn 110 triệu đồng và đình chỉ hoạt động từ 3 đến 5 tháng.