“Truy thu 45% tài sản kê khai không trung thực là hoàn toàn không ổn”

VOV.VN - Đề xuất truy thu 45% giá trị tài sản kê khai không trung thực sẽ tạo tâm lý yên tâm cho những người đang và sắp tham nhũng.

Báo cáo giải trình, tiếp thu dự thảo luật Phòng chống tham nhũng (sửa đổi) tại phiên họp của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội sáng 5/3, Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái cho biết, đối với vấn đề xử lý tài sản, thu nhập kê khai không trung thực, không kê khai tài sản, thu nhập biến động mà không được giải trình một cách hợp lý, Chính phủ đề xuất phương án xử lý thông qua việc truy thu thuế thu nhập cá nhân và coi đây như khoản thu nhập vãng lai phát sinh.

“Áp dụng tương tự pháp luật về thuế thu nhập cá nhân hiện hành thì mức thuế áp dụng để truy thu thuế có thể ở mức 45% giá trị tài sản, thu nhập kê khai không trung thực, không được giải trình một cách hợp lý tại thời điểm xác minh”, ông Khái cho biết.

Phóng viên VOV phỏng vấn ông Hoàng Ngọc Giao - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách, Pháp luật và Phát triển (trực thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam) về vấn đề này.

Ông Hoàng Ngọc Giao - Ảnh: Tuổi Trẻ
Đánh thuế 45% tài sản bất minh không chứng minh được là không ổn

PV: Thưa ông, đề xuất trên có phải là một giải pháp khả thi?

Ông Hoàng Ngọc Giao: Theo tôi, đề xuất của Thanh tra Chính phủ về việc đánh thuế 45% đối với tài sản bất minh sẽ làm giảm hiệu quả phòng, chống tham nhũng rất nhiều.

Cụ thể, nếu chúng ta đưa quy định, tài sản bất minh do hành vi tham nhũng có được mà không lý giải được bởi người có hành vi tham nhũng thì đánh thuế 45%, sau đó người đó vẫn được hưởng số tài sản còn lại? Đây là một quy định “động viên” những người chưa tham nhũng để họ yên tâm cứ tham nhũng đi, sẽ vẫn còn 55%. Như vậy sẽ tạo tâm lý yên tâm cho những người đang và sắp tham nhũng, thì làm sao phòng ngừa tham nhũng được?

Thứ hai, vận dụng điều khoản này để xử lý những người tham nhũng đã bị lộ thì liệu có hiệu quả? Điều luật áp dụng chống hành vi tham nhũng có 2 ý nghĩa: Trừng trị những kẻ vi phạm pháp luật có hành vi tham nhũng; thu hồi tài sản do hành vi tham nhũng mà có.

Về mặt thực chất, tài sản do hành vi tham nhũng mà có đó là tài sản ăn cắp của nhân dân, của ngân sách Nhà nước. Đã là tài sản biển thủ, ăn cắp của Nhà nước, của xã hội mà chỉ đánh thuế 45%, số còn lại kẻ phạm tội được hưởng thì chắc chắn điều này không đạt được mục đích về hiệu quả chống tham nhũng, cũng như thiệt thòi cho ngân sách Nhà nước, cho tài sản xã hội. Từ 2 góc nhìn trên thấy rằng, quy định đánh thuế 45% số tài sản bất minh mà không chứng minh được do hành vi có tham nhũng là hoàn toàn không ổn.

PV: Xung quanh con số 45% này, theo ông có đúng với bản chất của Luật thuế thu nhập cá nhân?

Ông Hoàng Ngọc Giao: Tài sản không chứng minh được thì không thể gọi đó là thu nhập ngoài luồng. Thu nhập ở đây là thu nhập chính thức, phù hợp với những quy định của pháp luật thì phải nộp thuế theo khung quy định.

Còn thu nhập bất chính, anh không chứng minh được thì rõ ràng không thể là của anh được.

Tuy nhiên, chúng ta cũng không nhất thiết đổ đồng tài sản bất minh, hay chứng minh nguồn gốc tài sản để áp dụng một cách rộng rãi, bởi vì ở đây đang nói đến Luật phòng, chống tham nhũng và tài sản có được do hành vi tham nhũng. Nếu mở rộng đại trà, công dân nào cũng phải chứng minh tài sản của mình, như thế sẽ vi phạm quyền tài sản của người dân, như vậy là không ổn.

Theo đó, nghĩa vụ chứng minh tài sản phải thuộc về những người có hành vi phạm tội tham nhũng.

PV: Nếu như cán bộ kê khai không trung thực thì số tiền này sẽ áp dụng theo điều khoản nào của Luật để áp dụng thu thuế, trong khi các cơ quan chức năng chưa xác định chính xác nguồn tài sản này, thưa ông?

Ông Hoàng Ngọc Giao: Kê khai không trung thực là cán bộ đã không trung thực theo Luật kê khai tài sản thì có thể xử lý kỷ luật hành chính. Còn tài sản bất minh do hành vi phạm tội, từ kê khai không trung thực, người ta có thể điều tra tài sản đó từ đâu mà có. Nếu như xác định được những tài sản đó do tham nhũng thì đương nhiên Nhà nước sẽ thu hồi.

Pháp luật, các văn bản dưới luật đã chồng chéo và phức tạp, chưa kể việc lạm quyền trong việc ban hành văn bản hành chính ở các cấp trái pháp luật và không ít sự việc đã được chứng minh quan chức ở các ngành, địa phương ban hành văn bản trái luật có yếu tố vụ lợi ở đó.

Việc các quan chức dựa vào các văn bản pháp quy và dựa vào Luật, cũng như cơ chế để tham nhũng có thể nói là không ít. Khi tiến hành điều tra các vụ việc, thường thấy đúng quy trình, quy định pháp luật, nên việc tìm ra vi phạm pháp luật để tham nhũng, xác định tài sản tham nhũng vi phạm luật nào là rất khó. Có thể vì thế các nhà làm luật né tránh câu chuyện, nên đánh đồng, và phải nộp thuế. Theo tôi, đó là cách tiếp cận sai.

Quan chức phải có trách nhiệm kê khai tài sản

PV: Thực tế, việc kê khai tài sản hiện nay chưa thực sự là phương pháp hữu hiệu bởi việc kê khai rất nhiều, nhưng số bị phát hiện như “muối bỏ biển”. Theo ông, kẽ hở luật pháp trong tình tình thực tế này như thế nào?

Ông Hoàng Ngọc Giao: Theo tôi, cách thức kê khai, cũng như kiểm soát kê khai không minh bạch, công khai, không khách quan.

Theo Luật phòng chống tham nhũng (cũ), thông tin về kê khai tài sản chỉ dùng để đưa vào bộ phận quản lý cán bộ và dựa trên sự tự giác. Chính điều đó là không minh bạch và không ai kiểm soát được.

Còn nhớ khi ông Lê Khả Phiêu làm Tổng Bí thư khi nói về tài sản của quan chức cho biết: Cứ hỏi nhân dân là biết ông này, ông kia có bao nhiêu cái nhà, những người dân sống xung quanh đều biết.

Chính thông điệp cho chúng ta biết, nếu việc kê khai tài sản không bị kiểm tra, giám sát, không có thông tin minh bạch một cách khách quan thì nó không thể nào thực hiện một cách hiệu quả như mong muốn được.

Cũng có ý kiến cho rằng, thông tin về kê khai tài sản đôi khi có hại ngay trong hệ thống hành chính, bởi lẽ nó có thể được sử dụng như một công cụ để đấu tranh nội bộ trong cơ quan với nhau. Đó là vấn đề rất bất cập.

PV: Trong việc kê khai tài sản, kinh nghiệm ở các nước cho thấy, có hai yếu tố làm nên hiệu quả của việc kê khai tài sản, kiểm soát thu nhập đó là: tính minh bạch và trách nhiệm giải trình; lòng tin vào sự liêm chính của các công chức. Ở nước ta, quyền được biết của người dân về những thông tin mà các cơ quan nhà nước đang nắm giữ dường như còn hạn chế. Theo ông, đây có phải là một bất cập trong công tác phòng, chống tham nhũng?

Ông Hoàng Ngọc Giao: Đây là công tác rất bất cập và giải pháp cũng không thiếu. Ví dụ, việc đăng ký bất động sản, các giao dịch về chứng khoán… đều phải được thực thi minh bạch; thông tin về ngân hàng, các tổ chức tín dụng cũng phải cung cấp cho cơ quan chức năng về những cá nhân cụ thể, nhân thân cụ thể của các quan chức. Ở đây cũng lưu ý có thể có sự mâu thuẫn giữa quyền bí mật đời tư, bí mật tài sản, quyền tài sản công dân với việc công khai tài sản của quan chức thì phải có giải pháp làm sao hài hòa được câu chuyện này.

Tài sản của người dân không nhất thiết phải công khai, nhưng đối với quan chức, đặc biệt là quan chức làm ở lĩnh vực có khả năng tham nhũng cao thì đây phải là một trách nhiệm. Trước khi được bổ nhiệm, trong quá trình thực hiện chức quyền, cán bộ phải được đặt dưới sự kiểm soát của các cơ quan chức năng liên quan cũng như minh bạch thông qua hệ thống thông tin ngân hàng, tài chính chứng khoán, cũng như ở một mức độ nhất định công khai cho cư dân, hoặc cán bộ công chức ở đơn vị người đó làm việc được biết.

Theo tôi, nên thu hẹp đối tượng phải kê khai và kiểm soát tài sản chứ không nên đại trà. Trước hết phải là những đối tượng liên quan đến dự án, đến vấn đề phân bổ ngân sách, định đoạt về việc sử dụng nguồn lực tài nguyên, tài chính… của đất nước. Những lĩnh vực đó cần xác định có nguy cơ cao về tham nhũng, để áp dụng những biện pháp phòng chống tham nhũng thích hợp với các vị quan chức, không nên giàn trải quá mức sẽ gây tốn kém về mặt thực hiện cũng như phức tạp về mặt kiểm tra, giám sát.

PV: Xin cảm ơn ông./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

“Không thu hồi được tài sản có nghĩa chống tham nhũng không hiệu quả“
“Không thu hồi được tài sản có nghĩa chống tham nhũng không hiệu quả“

VOV.VN - GS.TS Lê Hồng Hạnh cho rằng, khi xử lý tham nhũng mà không thu hồi được tài sản thì có nghĩa cuộc đấu tranh chống tham nhũng không có hiệu quả.

“Không thu hồi được tài sản có nghĩa chống tham nhũng không hiệu quả“

“Không thu hồi được tài sản có nghĩa chống tham nhũng không hiệu quả“

VOV.VN - GS.TS Lê Hồng Hạnh cho rằng, khi xử lý tham nhũng mà không thu hồi được tài sản thì có nghĩa cuộc đấu tranh chống tham nhũng không có hiệu quả.

Vợ chưa chắc biết tài sản của chồng, có cán bộ giàu nhưng không lộ
Vợ chưa chắc biết tài sản của chồng, có cán bộ giàu nhưng không lộ

VOV.VN - “Nhiều ý kiến nói rằng nhà cửa chứ có phải cái kim sợi chỉ đâu mà giấu được! Nhưng thực tế không phải thế, vợ chưa chắc biết chồng có gì!”

Vợ chưa chắc biết tài sản của chồng, có cán bộ giàu nhưng không lộ

Vợ chưa chắc biết tài sản của chồng, có cán bộ giàu nhưng không lộ

VOV.VN - “Nhiều ý kiến nói rằng nhà cửa chứ có phải cái kim sợi chỉ đâu mà giấu được! Nhưng thực tế không phải thế, vợ chưa chắc biết chồng có gì!”

Sửa Luật chống tham nhũng: Khó khăn trong xác định tài sản bất minh
Sửa Luật chống tham nhũng: Khó khăn trong xác định tài sản bất minh

VOV.VN - Một số đại biểu cho rằng, việc phát hiện, chứng minh và thu hồi tài sản bất minh của cán bộ, quan chức còn khó khăn.

Sửa Luật chống tham nhũng: Khó khăn trong xác định tài sản bất minh

Sửa Luật chống tham nhũng: Khó khăn trong xác định tài sản bất minh

VOV.VN - Một số đại biểu cho rằng, việc phát hiện, chứng minh và thu hồi tài sản bất minh của cán bộ, quan chức còn khó khăn.

Đề nghị truy thu đến 45% giá trị tài sản bất thường của cán bộ
Đề nghị truy thu đến 45% giá trị tài sản bất thường của cán bộ

VOV.VN - Tài sản, thu nhập kê khai không trung thực, không kê khai; tài sản, thu nhập biến động mà không được giải trình một cách hợp lý sẽ bị truy thu thuế.

Đề nghị truy thu đến 45% giá trị tài sản bất thường của cán bộ

Đề nghị truy thu đến 45% giá trị tài sản bất thường của cán bộ

VOV.VN - Tài sản, thu nhập kê khai không trung thực, không kê khai; tài sản, thu nhập biến động mà không được giải trình một cách hợp lý sẽ bị truy thu thuế.

“Tài sản tham nhũng đâu phải là cây kim, sợi chỉ mà không biết”
“Tài sản tham nhũng đâu phải là cây kim, sợi chỉ mà không biết”

VOV.VN - Theo ông Lê Như Tiến, tài sản do tham nhũng mà có đâu phải là cây kim, sợi chỉ mà không biết, đôi khi đó là biệt thự, những mảnh đất vàng.

“Tài sản tham nhũng đâu phải là cây kim, sợi chỉ mà không biết”

“Tài sản tham nhũng đâu phải là cây kim, sợi chỉ mà không biết”

VOV.VN - Theo ông Lê Như Tiến, tài sản do tham nhũng mà có đâu phải là cây kim, sợi chỉ mà không biết, đôi khi đó là biệt thự, những mảnh đất vàng.