Vĩnh Phúc xem xét lại phương án đặt tên xã, phường theo số thứ tự

VOV.VN - Ngày 23/4, UBND tỉnh Vĩnh Phúc phát đi công văn số 3095 về việc nghiên cứu, đề xuất triển khai lấy ý kiến nhân dân về đặt lại tên xã, phường sau sáp nhập.

Theo đó, Nghị quyết số 43-NQ/TU của Tỉnh ủy Vĩnh Phúc nêu rõ Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh thống nhất sắp xếp 121 xã, phường, thị trấn hiện nay thành 36 đơn vị hành chính cấp xã mới (32 xã, 4 phường).

Trong đó, 13 phường, xã mới được đặt tên gọi gắn với lịch sử, truyền thống văn hóa địa phương gồm: Phường Vĩnh Phúc, Vĩnh Yên, Phúc Yên và các xã Sông Lô, Lập Thạch, Sơn Đông, Tam Đảo, Tam Dương, Vĩnh Tường, Thổ Tang, Yên Lạc, Tề Lỗ, Bình Xuyên.

Tuy nhiên, qua theo dõi tình hình lấy ý kiến cử tri tại một số địa phương có mong muốn và đề xuất cấp có thẩm quyền nghiên cứu, đặt lại tên cho 23 xã, phường mới có tên dự kiến gắn với số thứ tự theo hướng gắn với yếu tố lịch sử, văn hóa của địa phương.

Trước đó, Nghị quyết số 43-NQ/TU của Tỉnh ủy Vĩnh Phúc nêu rõ tỉnh này sắp xếp 121 xã, phường, thị trấn hiện nay thành 36 đơn vị hành chính cấp xã mới (32 xã, 4 phường), giảm 85 đơn vị hành chính cấp xã, tương ứng trên 70%.

Theo phương án dự kiến tên gọi đơn vị sau sắp xếp, các đơn vị hành chính cấp xã được đánh số thứ tự. Ví như tại huyện Sông Lô sẽ thành lập các xã Sông Lô, Sông Lô 1, Sông Lô 2, Sông Lô 3; Huyện Lập Thạch sẽ thành lập các xã Lập Thạch 1, Lập Thạch 2, Lập Thạch 3, Lập Thạch 4... Các huyện Tam Đảo, Tam Dương, Vĩnh Tường, Yên Lạc, Bình Xuyên... cũng thực hiện việc đánh số thứ tự khi đặt tên các xã.

 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tin liên quan

Chi tiết 39 xã, phường của Ninh Bình sau sắp xếp, 2 huyện đặt tên theo số thứ tự
Chi tiết 39 xã, phường của Ninh Bình sau sắp xếp, 2 huyện đặt tên theo số thứ tự

VOV.VN - Sau khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, tỉnh Ninh Bình sẽ còn 39 đơn vị (gồm 8 phường và 31 xã), giảm 86 đơn vị so với hiện tại. Tên gọi dự kiến của 39 xã, phường tại Ninh Bình sau khi hoàn thành sắp xếp như sau: 

Chi tiết 39 xã, phường của Ninh Bình sau sắp xếp, 2 huyện đặt tên theo số thứ tự

Chi tiết 39 xã, phường của Ninh Bình sau sắp xếp, 2 huyện đặt tên theo số thứ tự

VOV.VN - Sau khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, tỉnh Ninh Bình sẽ còn 39 đơn vị (gồm 8 phường và 31 xã), giảm 86 đơn vị so với hiện tại. Tên gọi dự kiến của 39 xã, phường tại Ninh Bình sau khi hoàn thành sắp xếp như sau: 

Hà Tĩnh không gắn số thứ tự đặt tên cho 69 phường, xã mới
Hà Tĩnh không gắn số thứ tự đặt tên cho 69 phường, xã mới

VOV.VN - Tỉnh Hà Tĩnh dự kiến chỉ còn 69 phường, xã, giảm 140 đơn vị. Việc đặt tên xã, phường mới dựa trên tiêu chí có bề dày lịch sử, truyền thống văn hóa, là địa danh lâu đời gắn với sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước hoặc đời sống văn hóa - xã hội của người dân qua các thời kỳ lịch sử.

Hà Tĩnh không gắn số thứ tự đặt tên cho 69 phường, xã mới

Hà Tĩnh không gắn số thứ tự đặt tên cho 69 phường, xã mới

VOV.VN - Tỉnh Hà Tĩnh dự kiến chỉ còn 69 phường, xã, giảm 140 đơn vị. Việc đặt tên xã, phường mới dựa trên tiêu chí có bề dày lịch sử, truyền thống văn hóa, là địa danh lâu đời gắn với sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước hoặc đời sống văn hóa - xã hội của người dân qua các thời kỳ lịch sử.

Dự kiến tên 34 xã, phường ở Phú Yên, hầu hết không đánh số thứ tự
Dự kiến tên 34 xã, phường ở Phú Yên, hầu hết không đánh số thứ tự

VOV.VN - Tỉnh Phú Yên dự kiến sẽ sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp xã, giảm từ 106 xã, phường hiện nay còn 34 đơn vị, gồm 27 xã và 7 phường. Việc đặt tên các xã, phường sau sắp xếp được thực hiện trên nguyên tắc gắn với địa danh hoặc giữ lại tên gọi cũ, đảm bảo tính kế thừa và ổn định lâu dài.

Dự kiến tên 34 xã, phường ở Phú Yên, hầu hết không đánh số thứ tự

Dự kiến tên 34 xã, phường ở Phú Yên, hầu hết không đánh số thứ tự

VOV.VN - Tỉnh Phú Yên dự kiến sẽ sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp xã, giảm từ 106 xã, phường hiện nay còn 34 đơn vị, gồm 27 xã và 7 phường. Việc đặt tên các xã, phường sau sắp xếp được thực hiện trên nguyên tắc gắn với địa danh hoặc giữ lại tên gọi cũ, đảm bảo tính kế thừa và ổn định lâu dài.