Rào cản trên đường đến 1.000 tỷ USD của kinh tế số Đông Nam Á

Kinh tế số Đông Nam Á có nhiều thuận lợi để phát triển như dân số trẻ, thành thạo công nghệ. Tuy nhiên, vẫn tồn tại khoảng cách kỹ thuật số giữa các quốc gia cũng như trong cùng một nước.

Theo báo cáo e-Conomy SEA 2022 của Google, Temasek và Bain & Company phát hành tháng 10/2022, kinh tế số của 6 nước ASEAN, bao gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam, dự đoán tăng trưởng 6% mỗi năm. Báo cáo chỉ ra kinh tế số trong khu vực có thể đạt 1.000 tỷ USD năm 2030.

Dù vậy, hành trình “nghìn tỷ” này tồn tại nhiều thách thức kìm hãm tăng trưởng, từ khoảng cách nông thôn – thành thị đến “xóa mù kỹ thuật số” còn thấp. Đây là nhận định của Anthony Toh, nhà nghiên cứu tại Trường Nghiên cứu quốc tế S. Rajaratnam (Singapore). Theo ông Toh, Singapore là quốc gia ASEAN số hóa nhiều nhất.

Báo cáo Chỉ số hội nhập kỹ thuật số ASEAN chỉ ra các chỉ số hội nhập kỹ thuật số của Singapore và Malaysia khá tốt, còn Brunei, Indonesia, Thái Lan, Philippines và Việt Nam thiếu một hoặc vài chỉ số.

Các chỉ số trong báo cáo bao gồm bảo vệ dữ liệu và an ninh mạng, thanh toán số, kỹ năng số, đổi mới, doanh nhân, khả năng sẵn sàng về hạ tầng. Campuchia, Lào và Myanmar đạt điểm dưới trung bình ở tất cả chỉ số.

Để tham gia vào kinh tế số, khuôn khổ quy định căn bản là điều rất quan trọng, theo Kenddrick Chan, chuyên gia tại Viện nghiên cứu Portulans Institute (Mỹ). Ông cho biết, lý do đằng sau sự phát triển không đồng đều này là phân phối lợi ích kinh tế số không đồng đều. Mỗi quốc gia đang ở các giai đoạn phát triển khung pháp lý khác nhau.

ASEAN đã đưa ra các chính sách và khuôn khổ quan trọng như Kế hoạch tổng thể kỹ thuật số ASEAN 2025 và Kế hoạch tổng thể về kết nối ASEAN 2025, phác thảo các hành động nhằm hướng dẫn phối hợp giữa các chính phủ. Dù vậy, các mục tiêu này cần nghiên cứu chi tiết, hoạch định chính sách nhìn xa trông rộng và sự ủng hộ đáng kể từ các bên liên quan trong khu vực. Ít nhất, họ phải có chung ý tưởng hoặc quy định đối với chuyển dữ liệu xuyên biên giới, theo ông Chan.

Chẳng hạn, Singapore có các luật bảo đảm quyền riêng tư người dùng, chuyển thông tin tài chính an toàn xuyên biên giới, nhưng Campuchia không có. Quy định thường đi sau các đổi mới công nghệ và phải có luật mới, hiệu quả trong các lĩnh vực như bảo vệ dữ liệu, quyền riêng tư khi thị trường phát triển, theo James Tan, đối tác quản lý tại hãng đầu tư mạo hiểm Quest Ventures (Singapore).

Bên cạnh đó, còn có khoảng cách số giữa nông thôn và thành thị trong một nước. Theo ước tính của Ngân hàng thế giới năm 2021, ngoại trừ Singapore, Malaysia, Brunei, các nước Đông Nam Á khác đều có hơn 40% dân số sinh sống tại nông thôn.

Dù Indonesia ghi nhận tốc độ sử dụng Internet tăng nhanh mỗi năm, sự chênh lệch giữa hai khu vực vẫn rất lớn, tăng nguy cơ bỏ lại cộng đồng vùng sâu vùng xa ở phía sau. Trước dịch Covid-19, khoảng cách số giữa nông thôn – thành thị Indonesia là 24,8% và giảm xuống 22,5% hậu Covid.

Ngoài Singapore, kỹ năng sử dụng công nghệ số của các nước ASEAN khác còn nghèo nàn. Tỷ lệ tiếp cận Internet cao (hơn 70%) và hầu hết sở hữu smartphone không đồng nghĩa với hiểu biết kỹ thuật số.

Ông Chan nhận xét: “Đông Nam Á không thiếu điện thoại di động. Với họ, Internet chính là điện thoại di động. Song, vấn đề chính là chúng bị mạng xã hội chi phối. Có lẽ họ còn không dùng trình duyệt web. Cách họ sử dụng Internet luôn là qua Facebook, Instagram, TikTok. Vì thế, đưa họ vào kinh tế số nói chung cần nhiều kiến thức hơn”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chuyển đổi số lĩnh vực nông nghiệp giúp kinh tế Lào Cai phát triển kinh tế
Chuyển đổi số lĩnh vực nông nghiệp giúp kinh tế Lào Cai phát triển kinh tế

VOV.VN - Thời gian qua, tỉnh Lào Cai đã triển khai hiệu quả chương trình chuyển đổi số trong nhiều lĩnh vực. Đáng chú ý, việc ứng dụng chuyển đổi số vào sản xuất, phát triển kinh tế nông thôn đã đem lại hiệu quả rõ rệt.

Chuyển đổi số lĩnh vực nông nghiệp giúp kinh tế Lào Cai phát triển kinh tế

Chuyển đổi số lĩnh vực nông nghiệp giúp kinh tế Lào Cai phát triển kinh tế

VOV.VN - Thời gian qua, tỉnh Lào Cai đã triển khai hiệu quả chương trình chuyển đổi số trong nhiều lĩnh vực. Đáng chú ý, việc ứng dụng chuyển đổi số vào sản xuất, phát triển kinh tế nông thôn đã đem lại hiệu quả rõ rệt.

Kinh tế số chiếm 17,5% trong cơ cấu GRDP Đà Nẵng
Kinh tế số chiếm 17,5% trong cơ cấu GRDP Đà Nẵng

VOV.VN - Kinh tế số tại Đà Nẵng đóng góp đáng kể trong cơ cấu GRDP thành phố với tỷ lệ 17,5%. Đây là thông tin đưa ra tại Hội thảo “Dữ liệu số: Thách thức và Định hướng”, do UBND thành phố Đà Nẵng tổ chức chiều nay (26/5). Hội thảo có sự tham gia của đông đảo các chuyên gia, diễn giả và lãnh đạo các cơ quan, đơn vị, các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn thành phố.

Kinh tế số chiếm 17,5% trong cơ cấu GRDP Đà Nẵng

Kinh tế số chiếm 17,5% trong cơ cấu GRDP Đà Nẵng

VOV.VN - Kinh tế số tại Đà Nẵng đóng góp đáng kể trong cơ cấu GRDP thành phố với tỷ lệ 17,5%. Đây là thông tin đưa ra tại Hội thảo “Dữ liệu số: Thách thức và Định hướng”, do UBND thành phố Đà Nẵng tổ chức chiều nay (26/5). Hội thảo có sự tham gia của đông đảo các chuyên gia, diễn giả và lãnh đạo các cơ quan, đơn vị, các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn thành phố.

"Kinh tế số là định hướng phát triển chiến lược của Việt Nam"
"Kinh tế số là định hướng phát triển chiến lược của Việt Nam"

VOV.VN - Ngày 24/5, gần 600 đại biểu từ 34 tỉnh thành trên cả nước và đại biểu từ 12 quốc gia, nền kinh tế đã dự lễ khai mac Diễn đàn cấp cao Chuyển đổi số Việt Nam-châu Á 2023.

"Kinh tế số là định hướng phát triển chiến lược của Việt Nam"

"Kinh tế số là định hướng phát triển chiến lược của Việt Nam"

VOV.VN - Ngày 24/5, gần 600 đại biểu từ 34 tỉnh thành trên cả nước và đại biểu từ 12 quốc gia, nền kinh tế đã dự lễ khai mac Diễn đàn cấp cao Chuyển đổi số Việt Nam-châu Á 2023.