Doanh nghiệp nào đề xuất hoàn thiện cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 1 bằng vốn PPP?

VOV.VN - Hiện có 5 đoạn tuyến cao tốc Bắc - Nam phia Đông giai đoạn 2017 - 2020 sử dụng vốn ngân sách Nhà nước với chiều dài 356 km cần sớm hoàn thiện từ quy mô 4 làn xe hạn chế lên quy mô quy hoạch 6 làn xe. Đề xuất kết nối doanh nghiệp trong nước cùng thực hiện, trong đó lựa chọn một số đoạn tuyến đầu tư theo phương thức PPP.

Ngân sách Nhà nước giảm gánh nặng khi kết hợp đầu tư PPP

Tập đoàn Đèo Cả vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ về việc cùng các doanh nghiệp trong nước hợp lực triển khai mở rộng các đoạn tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông theo phương thức đối tác công - tư (PPP).

Theo Tập đoàn Đèo Cả, tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông từ Hữu Nghị (Lạng Sơn) đến điểm cuối tại TP Cà Mau được phân kỳ đầu tư với quy mô từ 2. 4 làn xe đã thực hiện 1.375km.

Trong đó, có 654km thuộc giai đoạn 1 (2017 - 2020) đã hoàn thành đưa vào sử dụng. Hiện, 721km thuộc dự án giai đoạn 2 (2021 - 2025) đang được khẩn trương hoàn thành trong năm 2025 - 2026.

Tập đoàn Đèo Cả cho biết, chỉ tính riêng việc đầu tư mở rộng 5 đoạn cao tốc đang được khai thác nhưng chưa thu phí (Mai Sơn - Quốc lộ 45, Quốc lộ 45 - Nghi Sơn, Nghi Sơn - Diễn Châu, Vĩnh Hảo - Phan Thiết và Phan Thiết - Dầu Giây) theo phương thức PPP (không sử dụng ngân sách nhà nước) sẽ giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước hơn 37.000 tỷ đồng.

"Trong trường hợp đầu tư mở rộng toàn bộ tuyến cao tốc Bắc - Nam (hơn 1.100km) theo phương thức PPP sẽ tiết giảm 152.000 tỷ đồng cho ngân sách nhà nước.

Mặc dù vậy, nhằm rút ngắn thời gian triển khai, cơ quan có thẩm quyền cần xem xét kết hợp giữa đầu tư công và đầu tư PPP", doanh nghiệp nêu quan điểm.

Trên cơ sở phân tích, Tập đoàn Đèo Cả đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét, giao Tập đoàn Đèo Cả thống nhất với Bộ Xây dựng nghiên cứu chọn đoạn tuyến để đề xuất dự án mở rộng tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 1 đầu tư theo phương thức PPP trên nguyên tắc doanh nghiệp chủ động thu xếp tài chính từ các nguồn vốn hợp pháp trong nước, không sử dụng ngân sách nhà nước.

Doanh nghiệp cũng kiến nghị người đứng đầu Chính phủ xem xét, giao Bộ Xây dựng chủ trì cùng Bộ Tài chính làm việc với Tập đoàn Đèo Cả xem xét chủ trương đầu tư công kết hợp đầu tư PPP trong giai đoạn mở rộng tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông. Tập đoàn Đèo Cả sẽ chủ trì nghiên cứu lập đề xuất dự án kết nối các doanh nghiệp trong nước cùng thực hiện.

"Khi được chỉ định làm nhà đầu tư thực hiện dự án, Tập đoàn Đèo Cả đứng đầu liên danh cam kết sẽ khẩn trương thực hiện các thủ tục để khởi công dự án nhằm chào mừng kỷ niệm 79 năm Ngày Toàn quốc kháng chiến (19/12/1946 - 19/12/2025) và chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV", doanh nghiệp khẳng định.

Cụ thể hoá chủ trương về phát triển kinh tế tư nhân theo Nghị quyết 68

Ông Nguyễn Quang Huy, Tổng giám đốc Tập đoàn Đèo Cả cho biết, với tinh thần, trách nhiệm thực hiện Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân, Đèo Cả nhận thức rõ, doanh nghiệp không thể chỉ đứng đợi tháo gỡ xong các rào cản, hạn chế mà phải đồng hành ngay từ đầu, góp phần tạo nên thành công của một chủ trương lớn, chưa từng có tiền lệ của Đảng, Nhà nước.

"Đề xuất của Đèo Cả dựa trên việc đánh giá năng lực của các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình thực hiện phát triển hệ thống hạ tầng đất nước.

Thực tế, ngay từ khi các chính ngay từ khi các chính sách, pháp luật về mô hình PPP còn nhiều hạn chế và bất cập, Tập đoàn Đèo Cả đã chủ động, sáng tạo, hợp lực nhiều doanh nghiệp khác trong nước đưa ra các giải pháp để đầu tư hạ tầng giao thông quan trọng của đất nước theo phương thức PPP, từng bước khẳng định vị thế dẫn đầu trong lĩnh vực này với các dự án quy mô lớn, đảm bảo tiến độ, chất lượng bằng công nghệ, kỹ thuật hiện đại", ông Huy nói.

Với kinh nghiệm đầu tư hơn 300km đường cao tốc theo phương thức PPP và tham gia xây dựng hơn 500km đường cao tốc, ông Huy cho biết, Tập đoàn Đèo Cả đã kiến nghị Thủ tướng chỉ định doanh nghiệp thực hiện dự án bằng phương thức PPP theo chủ trương tại phần III mục 6 của Nghị quyết 68-NQ/TW và các quy định tại Luật PPP, Luật Đường bộ.

Để rút ngắn tiến độ thực hiện, phát huy hiệu quả đầu tư, Đèo Cả cũng đề xuất dự án được áp dụng các cơ chế, chính sách đặc thù về công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; Bãi đổ thải và khai thác khoáng sản làm vật liệu; Người quyết định đầu tư được áp dụng hình thức chỉ định nhà đầu tư; Chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác và tạm sử dụng rừng.

"Trong quá trình triển khai dự án, nhà đầu tư sẽ tiếp nhận toàn bộ công trình hiện hữu để quản lý khai thác, tổ chức thu phí để triển khai thi công mở rộng tuyến đường để đảm bảo giao thông an toàn, thông suốt liên tục", lãnh đạo Tập đoàn Đèo Cả khẳng định.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tin liên quan

Lý do phải mở rộng ngay hơn 1.100km cao tốc Bắc - Nam lên 6 làn xe
Lý do phải mở rộng ngay hơn 1.100km cao tốc Bắc - Nam lên 6 làn xe

VOV.VN - Bộ Xây dựng đề xuất Chính phủ ưu tiên xem xét đầu tư mở rộng hơn 1.100km cao tốc Bắc - Nam phía Đông từ Hà Nội đến TP.HCM với tổng mức đầu tư sơ bộ hơn 152.000 tỷ đồng. Vì các tuyến đường hiện có đoạn 2 làn và 4 làn xe, hạn chế xe lưu thông và không đáp ứng nhu cầu  phát triển kinh tế-xã hội. 

Lý do phải mở rộng ngay hơn 1.100km cao tốc Bắc - Nam lên 6 làn xe

Lý do phải mở rộng ngay hơn 1.100km cao tốc Bắc - Nam lên 6 làn xe

VOV.VN - Bộ Xây dựng đề xuất Chính phủ ưu tiên xem xét đầu tư mở rộng hơn 1.100km cao tốc Bắc - Nam phía Đông từ Hà Nội đến TP.HCM với tổng mức đầu tư sơ bộ hơn 152.000 tỷ đồng. Vì các tuyến đường hiện có đoạn 2 làn và 4 làn xe, hạn chế xe lưu thông và không đáp ứng nhu cầu  phát triển kinh tế-xã hội. 

Mở rộng cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận theo phương thức PPP
Mở rộng cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận theo phương thức PPP

VOV.VN - Bộ Xây dựng vừa có văn bản gửi UBND tỉnh Tiền Giang liên quan đến thực hiện dự án đầu tư mở rộng đường bộ cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận theo phương thức PPP.

Mở rộng cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận theo phương thức PPP

Mở rộng cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận theo phương thức PPP

VOV.VN - Bộ Xây dựng vừa có văn bản gửi UBND tỉnh Tiền Giang liên quan đến thực hiện dự án đầu tư mở rộng đường bộ cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận theo phương thức PPP.

Đề xuất giao Bộ GTVT thực hiện mở rộng cao tốc TP.HCM - Trung Lương
Đề xuất giao Bộ GTVT thực hiện mở rộng cao tốc TP.HCM - Trung Lương

VOV.VN - Bộ GTVT vừa có văn bản gửi Thủ tướng và Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà về nghiên cứu đầu tư mở rộng cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận theo phương thức PPP.

Đề xuất giao Bộ GTVT thực hiện mở rộng cao tốc TP.HCM - Trung Lương

Đề xuất giao Bộ GTVT thực hiện mở rộng cao tốc TP.HCM - Trung Lương

VOV.VN - Bộ GTVT vừa có văn bản gửi Thủ tướng và Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà về nghiên cứu đầu tư mở rộng cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận theo phương thức PPP.

Cần hơn 15.300 tỷ đồng mở rộng cao tốc đoạn TP.HCM - Long Thành
Cần hơn 15.300 tỷ đồng mở rộng cao tốc đoạn TP.HCM - Long Thành

VOV.VN - Tuyến cao tốc đoạn TP.HCM - Long Thành được đề xuất đầu tư mở rộng quy mô 8 - 10 làn xe, tổng mức đầu tư dự kiến khoảng hơn 15.300 tỷ đồng. Sau khi mở rộng sẽ đáp ứng nhu cầu kết nối với các địa phương lận cận với TP. Hồ Chí Minh.

Cần hơn 15.300 tỷ đồng mở rộng cao tốc đoạn TP.HCM - Long Thành

Cần hơn 15.300 tỷ đồng mở rộng cao tốc đoạn TP.HCM - Long Thành

VOV.VN - Tuyến cao tốc đoạn TP.HCM - Long Thành được đề xuất đầu tư mở rộng quy mô 8 - 10 làn xe, tổng mức đầu tư dự kiến khoảng hơn 15.300 tỷ đồng. Sau khi mở rộng sẽ đáp ứng nhu cầu kết nối với các địa phương lận cận với TP. Hồ Chí Minh.