Bài toán khó về xuất xứ nguyên liệu trong ngành dệt may

VOV.VN - Để tháo gỡ khó khăn cho ngành dệt may về nguyên phụ liệu, ngoài nỗ lực của các doanh nghiệp dệt may, rất cần có sự hỗ trợ của Nhà nước.

Dệt may là một trong những ngành chịu nhiều tác động nhất sau khi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Hiệp định thương mại tự do có hiệu lực.  Để tận dụng được ưu đãi mà các Hiệp định thương mại tự do mang lại, các doanh nghiệp xuất khẩu trong ngành dệt may của Việt Nam phải đáp ứng đầy đủ các quy định chung, trong đó, quy định về xuất xứ nguyên liệu là thách thức lớn nhất của các doanh nghiệp dệt may hiện nay.

Theo các chuyên gia kinh tế, quy tắc xuất xứ là yếu tố quan trọng nhất trong các Hiệp định thương mại tự do. Đây là công cụ để xác định hàng hóa nhập khẩu có được hưởng thuế quan ưu đãi hay không, giúp duy trì sự cân bằng hợp lý giữa thuận lợi hóa thương mại và phòng tránh gian lận thương mại, đo mức độ tận dụng ưu đãi từ các Hiệp định thương mại tự do của các nền kinh tế thành viên.

Khi Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương và các Hiệp định thương mại tự do của Việt Nam chính thức có hiệu lực, khoảng 80% hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam tới Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu, Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ được hưởng ưu đãi thuế quan, tạo lợi thế đáng kể so với các quốc gia xuất khẩu dệt may khác.

Dây chuyền sản xuất tại Công ty Cổ phần May 10

Tuy nhiên, để được hưởng lợi từ các Hiệp định thương mại tự do, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam sẽ phải đối mặt với những thách thức không nhỏ. Trong đó, thách thức lớn nhất là phải đáp ứng quy tắc về xuất xứ nguyên liệu. Nếu như trong hiệp định ASEAN với các nước, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU đều có quy tắc xuất xứ từ vải, thì với Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương, quy tắc xuất xứ lại là sợi. 

Thực tế hiện nay, phần lớn nguyên liệu sợi, vải phục vụ ngành dệt may Việt Nam phải nhập từ Trung Quốc (nước không phải là thành viên của TPP). Do đó, nếu không sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước hoặc các nước thành viên trong Hiệp định TPP thì doanh nghiệp dệt may Việt Nam khó có thể được hưởng ưu đãi về thuế quan khi xuất khẩu hàng sang Mỹ và các nước trong khối.

Ông Võ Phan Sơn, Giám đốc Công ty cổ phần sản xuất phụ liệu ngành may Kim Hoa KFK cho biết, trong ngành nguyên phụ liệu áp lực về dệt nhuộm là rất lớn. Đối với phụ liệu, tuy phụ liệu đầu tư không nhỏ nhưng phụ liệu này không phụ thuộc quá nhiều vào nhân công mà chỉ phụ thuộc chủ yếu vào máy móc và công nghệ. Nếu công ty nào nắm bắt được yếu tố đó hoặc là làm chủ được yếu tố đó thì giá thành rất cạnh tranh.

“Bản thân công ty chúng tôi chính sách về giá đưa ra nếu một doanh nghiệp may đang mua nhãn của nước ngoài tức các nhãn mác phụ liệu nói chung của nước ngoài thì công ty chúng tôi sẵn sàng phục vụ với chất lượng tương đương với đầy đủ các loại chứng chỉ cần thiết và với giá thấp hơn từ 15-20%,” ông Sơn chia sẻ.

Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, năm ngoái, doanh thu xuất khẩu dệt may của toàn ngành đạt 24 tỷ USD, dự báo năm nay sẽ là 28 tỷ USD. Mặc dù tăng trưởng ấn tượng nhưng tỷ lệ nguyên liệu và phụ liệu nội địa còn rất khiêm tốn, chỉ đạt 55%.

Trước thực tế này, bà Đặng Phương Dung, Tổng thư ký Hiệp hội dệt may Việt Nam cho biết, để tận dụng tối đa cơ hội từ các định thương mại tự do mang lại, Hiệp hội dệt may sẽ nỗ lực kêu gọi các doanh nghiệp kể cả nước ngoài cũng như trong nước đầu tư vào những điểm yếu và hạn chế của ngành dệt may. Tiếp đó sẽ tăng cường mối liên kết trong ngành giữa các nhà sản xuất may với các nhà sản xuất nguyên phụ liệu, phụ trợ để làm sao tận dụng được các thành phẩm của nhau để làm nguyên liệu sản xuất cho ngành dệt may.

Để tháo gỡ khó khăn cho ngành dệt may về nguyên phụ liệu, ngoài nỗ lực của các doanh nghiệp dệt may, rất cần có sự hỗ trợ của Nhà nước trong việc đầu tư cho khâu dệt, nhuộm, nhằm làm tăng  sức cạnh tranh và tận dụng các lợi ích do Hiệp định thương mại tự do mang lại.

Bên cạnh đó, Nhà nước cần khuyến khích các nhà đầu tư chọn đầu tư vào các lĩnh vực mà Việt Nam còn thiếu và yếu, nhằm hoàn thiện chuỗi cung ứng giá trị sản xuất tại Việt Nam. Điều này không chỉ giúp các doanh nghiệp dệt may đáp ứng được các quy tắc xuất xứ, hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu hàng hóa tới các nước thành viên trong các Hiệp định, mà còn tạo thêm nhiều việc làm cho lao động Việt Nam./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hiệp định TPP sẽ giúp dệt may và xuất khẩu nông sản thu lợi
Hiệp định TPP sẽ giúp dệt may và xuất khẩu nông sản thu lợi

VOV.VN - Đại diện nhiều doanh nghiệp cho rằng, Hiệp định TPP mở ra cơ hội lớn cho doanh nghiệp xuất khẩu của TP HCM.

Hiệp định TPP sẽ giúp dệt may và xuất khẩu nông sản thu lợi

Hiệp định TPP sẽ giúp dệt may và xuất khẩu nông sản thu lợi

VOV.VN - Đại diện nhiều doanh nghiệp cho rằng, Hiệp định TPP mở ra cơ hội lớn cho doanh nghiệp xuất khẩu của TP HCM.

Dệt may đối mặt với nhiều thách thức khi gia nhập TPP
Dệt may đối mặt với nhiều thách thức khi gia nhập TPP

VOV.VN -Doanh nghiệp dệt may lo lắng về nguồn nguyên phụ liệu phục vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu đang là rào cản cho việc hội nhập TPP.

Dệt may đối mặt với nhiều thách thức khi gia nhập TPP

Dệt may đối mặt với nhiều thách thức khi gia nhập TPP

VOV.VN -Doanh nghiệp dệt may lo lắng về nguồn nguyên phụ liệu phục vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu đang là rào cản cho việc hội nhập TPP.

Dệt may Việt Nam tham vọng tiến sâu vào thị trường châu Âu
Dệt may Việt Nam tham vọng tiến sâu vào thị trường châu Âu

VOV.VN - Nhiều doanh nghiệp dệt may Việt Nam vừa tham gia hội chợ tại Pháp để tìm kiếm cơ hội thâm nhập sâu vào thị trường châu Âu.

Dệt may Việt Nam tham vọng tiến sâu vào thị trường châu Âu

Dệt may Việt Nam tham vọng tiến sâu vào thị trường châu Âu

VOV.VN - Nhiều doanh nghiệp dệt may Việt Nam vừa tham gia hội chợ tại Pháp để tìm kiếm cơ hội thâm nhập sâu vào thị trường châu Âu.

Nhiều nhà đầu tư “ngóng” cơ hội từ ngành dệt may Việt Nam
Nhiều nhà đầu tư “ngóng” cơ hội từ ngành dệt may Việt Nam

VOV.VN -Theo Channelnewsasia, nhiều nhà đầu tư đang mong chờ cơ hội lớn từ ngành dệt may Việt Nam sau khi hiệp định TPP được ký kết.

Nhiều nhà đầu tư “ngóng” cơ hội từ ngành dệt may Việt Nam

Nhiều nhà đầu tư “ngóng” cơ hội từ ngành dệt may Việt Nam

VOV.VN -Theo Channelnewsasia, nhiều nhà đầu tư đang mong chờ cơ hội lớn từ ngành dệt may Việt Nam sau khi hiệp định TPP được ký kết.

Dệt may Việt Nam đã sẵn sàng đón đầu hội nhập TPP
Dệt may Việt Nam đã sẵn sàng đón đầu hội nhập TPP

VOV.VN - Để sẵn sàng tận dụng tốt những cơ hội mà TPP mang lại, các doanh nghiệp dệt may sẽ phải vượt qua không ít thách thức.

Dệt may Việt Nam đã sẵn sàng đón đầu hội nhập TPP

Dệt may Việt Nam đã sẵn sàng đón đầu hội nhập TPP

VOV.VN - Để sẵn sàng tận dụng tốt những cơ hội mà TPP mang lại, các doanh nghiệp dệt may sẽ phải vượt qua không ít thách thức.