Bảo đảm an toàn hàng hải theo hướng hiện đại hóa

VOV.VN - Hỗ trợ phương tiện biển và giảm thiểu số vụ tai nạn xảy ra là yêu cầu cấp thiết đặt ra cho toàn bộ ngành hàng hải.

Trong số 20 tuyến luồng hàng hải với chiều dài trên 600 km từ phía nam tỉnh Quảng Ngãi đến hết địa phận tỉnh Kiên Giang, bao gồm cả vùng biển Trường Sa do Tổng Công ty bảo đảm an toàn hàng hải Miền Nam quản lý, vận hành hiện nay, thì 9 tuyến luồng quan trọng nhất tập trung vào khu vực miền Đông Nam Bộ.

Sự gia tăng hoạt động hàng hải  trong khu vực trọng điểm này cũng  tiềm ẩn  nguy cơ tai nạn trên biển. Thời gian gần đây đã xảy ra nhiều vụ đâm va hay sự cố chìm tàu, chết người, gây thiệt hại lớn về hàng hóa xuất nhập khẩu. Làm gì để hỗ trợ tốt nhất cho các phương tiện biển và giảm thiểu thấp nhất số vụ tai nạn xảy ra trên các tuyến luồng huyết mạch trong khu vực là yêu cầu cấp thiết đặt ra cho ngành hàng hải nói chung, Tổng Công ty bảo đảm an toàn hàng hải miền Nam nói riêng.

Vịnh Gành Rái - Ngã sáu hàng hải

Số lượt tàu ra vào cảng biển khu vực Đông Nam Bộ hiện nay thấp hơn trước,  khoảng 50 lượt tàu biển/ngày, tuy nhiên, trọng tải tàu và lượng hàng hóa thông qua cảng lại lớn hơn. Do vậy mặc dù số vụ tai nạn hàng hải xảy ra tuy ít hơn nhưng mức độ thiệt hại lại nghiêm trọng hơn.

Hải đăng trên đảo Trường Sa lớn do Tổng công ty bảo đảm an toàn hàng hải miền Nam lắp đặt (góc bên trái)

Điển hình là vụ tàu Heung A Dragon quốc tịch Hàn quốc  bị  tàu  Eleni (quốc tịch Marshal Islands) đâm chìm cách đây hơn 5 tháng tại Vịnh Gành Rái - ngã sáu hàng hải, khiến 700 container trên tàu chìm xuống biển... Gọi vịnh Gành Rái là ngã sáu hàng hải  vì đây là cửa ngõ từ đại dương ra vào các sông lớn như Sài Gòn; Thị Vải; Soài Rạp... Dòng chảy phức tạp cùng sự  giao cắt của các hành trình hàng hải lẫn thủy nội địa  ở đây khiến sóng gió, tai ương luôn chực chờ gây  mối nguy hiểm bất thường cho tàu thuyền. Tàu thuyền nào lơ là rất dễ đâm va hay làm mồi cho hà bá .

Ông Trần Đại Nghĩa:

“Với sự gia tăng hoạt động hàng hải, khu vực này sẽ rất phức tạp, vì một số  ngư dân hiện nay chưa chấp hành tốt báo hiệu hàng hải, các thuyền trưởng còn nhiều chủ quan do hoạt động hàng hải nên đôi khi còn xảy ra sự cố hàng hải;  đó là cảnh báo mà tôi nghĩ  là những người tham gia hàng hải cần nâng cao việc cảnh giới trong quá trình hoạt động  ở khu vực này.”, ông Trần Đại Nghĩa, Giám đốc Công ty Bảo đảm an toàn hàng hải Đông nam Bộ cho biết. 

Các luồng tàu xuất  phát từ Gành Rái vào sâu nội địa như nói trên cũng rất phức tạp  vì sự quanh co, khúc khuỷu của dòng chảy dài hàng chục km. Để bảo đảm an toàn cho chạy tàu, 7 cây đèn biển và 400 báo hiệu hàng hải được giăng trên 500km  luồng làm nhiệm vụ  vẽ đường chỉ lối cho tàu biển. Hơn nữa, luồng Vũng Tàu – Sài Gòn còn phải bảo đảm điều kiện chạy đêm cho các con tàu.

Hướng đến môi trường hàng hải điện tử

Mặc dù vẫn đủ sức làm nhiệm vụ, nhưng  trước yêu cầu của tình hình mới, hệ thống đèn biển, báo hiệu hàng hải hiện hữu hàng chục năm nay cũng rất cần được hiện đại hóa. Theo đó, hệ thống này phải đủ năng lực điều khiển, giám sát từ xa, bổ sung, tăng cường các công cụ hỗ  trợ hành hải cho người đi biển, như hệ thống AIS tự động nhận dạng, hệ thống VTS quản lý  tàu biển, hải đồ điện tử ENC nâng cao khả  năng  quản lý và giảm thiểu  rủi ro các thiết bị  hàng hải... tiến tới thiết lập môi trường hành hải điện tử.

Bảo trì báo hiệu hàng hải đảo Song Tử Tây

Đây là giải pháp ưu tiên số một trong tổng số 13 giải pháp  nhằm  bảo đảm an toàn  hàng hải của Tổng Công ty bảo đảm an toàn hàng hải Miền Nam hiện nay. Tuy nhiên, việc này đòi hỏi vốn đầu tư  lớn do giá thiết bị rất cao, nếu trang bị hệ thống  AIS cho 600 báo hiệu hàng hải, 50 cây đèn biển hiện nay phải tốn đến hàng triệu USD.

Ông Trần Tiểu Long

Ông Trần Tiểu Long, Phó phòng Hợp tác quốc tế Tổng Công ty bảo đảm an toàn hàng hải Miền Nam cho biết: “Khó khăn trong vấn đề triền khai đại trà hệ thống là giá nhập thiết bị  rất cao,nhưng chúng tôi cũng có giải pháp nội địa  hóa, tự nghiên cứu, sản xuất, hướng tới  đảm bảo tính năng kỹ thuật tương tự quốc tế, tiếp tục năm 2015 nghiên cứu hệ thống động lực học, sau đó 2-3 năm triển khai hệ thống đó, và tiếp tục chuyển  giao cho các đơn vị thành viên”. 

Song song đó, việc nâng cao chất lượng khâu khảo sát đo sâu, phục vụ công tác nạo vét luồng, đảm bảo độ sâu luồng cho các con tàu hàng vạn tấn ra vào cảng biển an toàn là giải pháp mang tính bền vững. Đến nay, Tổng công ty đã hoàn thành 39 hạng mục công trình, khảo sát 579 km2 trên 18 tuyến luồng hàng hải, cung cấp thông tin tin cậy cho các cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực hàng hải.  

Sửa chữa báo hiệu hàng hải luồng Vũng Tàu-Thị Vải

Ông Phạm Quốc Súy, Tổng giám đốc Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Nam cho biết, để nâng cao an toàn hàng hải, cần phải có các giải pháp đồng bộ về công tác quản lý nhà nước về hàng hải, sự phối hợp giữa bảo đảm an toàn  hàng hải, cảng vụ hàng hải và các đơn vị liên quan trong công tác quản lý luồng hàng hải và cảng biển, nâng cao ý thức trách nhiệm cho người hoa tiêu và chủ phương tiện.

Ông Phạm Quốc Súy:

“Ngoài  việc quản lý, vận hành hệ thống  báo hiệu hàng hải cho tốt đảm bảo theo tiêu chí chuẩn mực mà mình đã công bố  hàng hải, thì công tác  khảo sát đo sâu cũng sẽ được thực hiện kịp thời và  công bồ để hướng dẫn  cộng đồng đi biển  được sử dụng dịch vụ tốt nhất do đó  giảm thiều tình trạng mất an toàn  an ninh. Đối với khu ngã sáu hàng hải, vịnh Gành Rái- khu vực  phát triển kinh tế cần phải có giải pháp phân luồng , phân tuyến và qui định chặt chẽ hơn, cho các phương tiện hành trình ở đây,  nhất là với các phương tiện thủy nội địa để an toàn hàng hải ngày càng nâng cao”, ông Phạm Quốc Súy cho biết.

Hy vọng với các giải pháp đồng bộ nêu trên, trong năm nay, Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Nam không chỉ hỗ trợ tàu biển lưu thông luồng an toàn mà  còn làm  tốt việc  dẫn tàu ra vào các cảng, khai thác hiệu quả các tuyến luồng, góp phần tạo ra môi trường an toàn  hàng hải cho ngành kinh tế biển của Việt Nam phát triển./. 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tăng hệ số lương cho Cục Hàng hải Việt Nam
Tăng hệ số lương cho Cục Hàng hải Việt Nam

VOV.VN - Cán bộ, công chức, viên chức thuộc Cục Hàng hải được áp dụng hệ số tiền lương 1,8 lần so với quy định.

Tăng hệ số lương cho Cục Hàng hải Việt Nam

Tăng hệ số lương cho Cục Hàng hải Việt Nam

VOV.VN - Cán bộ, công chức, viên chức thuộc Cục Hàng hải được áp dụng hệ số tiền lương 1,8 lần so với quy định.

Không đánh thuế GTGT đối với dịch vụ hàng không, hàng hải quốc tế
Không đánh thuế GTGT đối với dịch vụ hàng không, hàng hải quốc tế

Việc giảm mức thuế GTGT nhằm thu hút, khuyến khích du khách quốc tế và nội địa, kích cầu vận tải, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp kinh doanh.

Không đánh thuế GTGT đối với dịch vụ hàng không, hàng hải quốc tế

Không đánh thuế GTGT đối với dịch vụ hàng không, hàng hải quốc tế

Việc giảm mức thuế GTGT nhằm thu hút, khuyến khích du khách quốc tế và nội địa, kích cầu vận tải, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp kinh doanh.

Phạt đến 100 triệu đồng nếu vi phạm giao thông hàng hải
Phạt đến 100 triệu đồng nếu vi phạm giao thông hàng hải

VOV.VN - Quy định mới trong xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông hàng hải, đường thủy nội địa.

Phạt đến 100 triệu đồng nếu vi phạm giao thông hàng hải

Phạt đến 100 triệu đồng nếu vi phạm giao thông hàng hải

VOV.VN - Quy định mới trong xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông hàng hải, đường thủy nội địa.