Bình Thuận đầu tư cho liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa hữu cơ

VOV.VN - Mô hình trồng lúa chất lượng cao gắn với tiêu thụ sản phẩm đã giúp nông dân tỉnh Bình Thuận an tâm đầu tư vào sản xuất theo hướng an toàn, chất lượng, thay đổi tập quán canh tác lạc hậu, nâng cao sức cạnh tranh, giảm chi phí sản xuất, đồng thời không bị thương lái ép giá.

Làm lúa hữu cơ để canh tác bền vững

Ông Phạm Chí Dũng, ngụ ở thị trấn Đức Tài, huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận là một trong những nông dân quen trồng lúa theo kiểu truyền thống. Sau khi chứng kiến hiệu quả mang lại từ mô hình trồng lúa hữu cơ gắn với tiêu thụ sản phẩm, ông Dũng đã đồng tình tham gia vào Hợp tác xã nông nghiệp Công Thành- Đức Linh, sản xuất gần 5ha lúa nếp theo hướng hữu cơ.

“Hồi xưa làm nhỏ lẻ, theo hướng thị trường. Còn khi tham gia HTX với mô hình trồng lúa nếp và làm theo đúng kỹ thuật của anh em đưa ra thì năng suất cao hơn. Thường mọi khi làm 1ha đạt khoảng 17-18 tấn/năm, còn bây giờ khoảng 20 tấn/ha/năm. Lợi nhuận cũng được, giá cả thị trường chuẩn hơn thương buôn ở ngoài”, ông Phạm Chí Dũng nói.

Tham gia vào hợp tác xã, nông dân được đầu tư sản xuất và bao tiêu sản phẩm. Cụ thể, Hợp tác xã nông nghiệp Công Thành - Đức Linh đầu tư toàn bộ giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và hỗ trợ kỹ thuật cho nông dân sản xuất theo quy trình sản xuất của mình. Đồng thời, ký kết hợp đồng thu mua toàn bộ sản phẩm cho nông dân với giá ổn định, cao hơn thị trường từ 100 - 200 đồng/kg. Tính đến nay, Hợp tác xã này đã họp tác với nông dân để sản xuất 2.000 ha với sản lượng gần 15.000 tấn lúa/vụ.

Ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp Công Thành - Đức Linh cho biết, sản phẩm của HTX chủ yếu xuất khẩu, nên rất chú trọng thực hiện quy trình đồng bộ, an toàn, chất lượng, sản xuất theo hướng tập trung hàng hóa để nâng cao sức cạnh tranh.

“Lúc mới thành lập bà con rất bỡ ngỡ, khi làm thí điểm thấy nó đạt, năng suất cao, giá cũng được, bà con không còn bỡ ngỡ nữa. Theo mô hình này, bà con lợi nhuận cao nên liên kết vối mình ngày càng nhiều. Về phía địa phương cũng tạo điều kiện rất nhiều cho HTX”, ông Nguyễn Trọng Nghĩa cho biết.

Còn tại huyện Tánh Linh, từ năm 2015, sau khi quy hoạch 3.000 ha vùng lúa chất lượng cao, huyện đã thí điểm mô hình cánh đồng mẫu lớn. Đến nay, huyện đã xây dựng xong lộ trình sản xuất lúa chất lượng cao với quy mô mỗi cánh đồng là 50 ha. Huyện Tánh Linh có sản phẩm gạo được sản xuất theo quy chuẩn cánh đồng lớn, sản phẩm được đóng nhãn hiệu “Gạo Tánh Linh” hiện đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp chứng nhận.

Ông Nguyễn Tám, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bình Thuận cho biết, vấn đề tiêu thụ sản phẩm làm ra của bà con nông dân là vấn đề nan giải trong thời gian qua. Bước đầu, việc tập trung sản xuất lớn, hữu cơ, liên kết tiêu thụ sản phẩm ổn định đưa sản xuất nông nghiệp của tỉnh phát triển.

“Hiện nay, chúng tôi đang triển khai gần 20 ha trên địa bàn Tánh Linh. Chúng tôi ký kết hợp đồng có doanh nghiệp để thu mua sản phẩm. Làm sao đó, sản lượng bà con làm ra doanh nghiệp thu mua hết. Chúng tôi hỗ trợ giống, phân bón và hỗ trợ về kỹ thuật. Lúa hiện nay có một số HTX làm theo hướng hữu cơ trên nền VietGap. Ví dụ như HTX Đức Bình có gạo Đức Lan”, ông Nguyễn Tám thông tin.

Có chiến lược cho cây lúa hàng hóa

Việc tham gia vào HTX và sản xuất theo cánh đồng mẫu lớn không chỉ giúp nông dân tìm được đầu ra cho sản phẩm mà còn thay đổi tập quán sản xuất.

Ông Trương Quang Đến, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đức Linh cho biết, huyện đã có 21 HTX nông nghiệp, trong đó có 7 HTX chuyên về sản xuất lúa. Lâu nay, nông dân Đức Linh ít khi sử dụng các loại phân bón hữu cơ để trồng lúa mà chủ yếu sử dụng phân vô cơ. Hai năm trở lại đây, giá các loại phân bón vô cơ liên tục tăng cao khiến nhiều nông dân khó khăn. Việc trồng lúa theo hướng hữu cơ vì vậy không chỉ giúp nông dân giảm nỗi lo chi phí sản xuất mà còn nâng cao chất lượng và giá thành hạt gạo.

“Chúng tôi cũng xác định làm sao để từng bước đưa nông nghiệp hữu cơ và nông nghiệp an toàn, dần dần chuyển sang sản xuất nông nghiệp theo hướng tuần hoàn để nâng cao tính cạnh tranh sản phẩm, cuối cùng đêm lại tính hiệu quả trên một đơn vị diện tích đất cũng như tăng thu nhập cho người nông dân”, ông Trương Quang Đến cho hay.

Các huyện Đức Linh, Tánh Linh có lợi thế về trồng lúa. Ông Phan Văn Tấn – Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Thuận cho biết, ngành nông nghiệp của tỉnh đang làm việc với các huyện này để xây dựng bản đồ sản xuất lúa hữu cơ, lúa chất lượng cao, lúa thương phẩm.

“Các đơn vị liên quan của ngành Nông nghiệp sẽ phối hợp với địa phương và các đơn vị cung ứng giống lúa chất lượng cao, lúa thương phẩm... để triển khai thực hiện vừa làm mô hình vừa nhân rộng, gắn với tiêu thụ sản phẩm để nâng cao giá trị đối với cây lúa, tăng thu nhập cho bà con trong thời gian tới”, ông Phan Văn Tấn thông tin thêm.

Ngoài việc xây dựng vùng trồng, các địa phương cũng có những cơ chế, chính sách tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, HTX thu mua lúa gạo trên địa bàn xây dựng các nhà máy chế biến các sản phẩm từ hạt gạo. Những giải pháp và định hướng chiến lược đó hứa hẹn sẽ tạo nên động lực mới cho nông nghiệp, nông thôn ở Bình Thuận./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Vật tư tăng giá, Lâm Đồng chuyển hướng sản xuất nông nghiệp hữu cơ
Vật tư tăng giá, Lâm Đồng chuyển hướng sản xuất nông nghiệp hữu cơ

VOV.VN - Tỉnh Lâm Đồng đang tích cực đẩy mạnh việc triển khai thực hiện đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ để giảm chi phí đầu vào, tăng doanh thu và mang lại nền sản xuất nông nghiệp bền vững theo xu thế của thị trường. 

Vật tư tăng giá, Lâm Đồng chuyển hướng sản xuất nông nghiệp hữu cơ

Vật tư tăng giá, Lâm Đồng chuyển hướng sản xuất nông nghiệp hữu cơ

VOV.VN - Tỉnh Lâm Đồng đang tích cực đẩy mạnh việc triển khai thực hiện đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ để giảm chi phí đầu vào, tăng doanh thu và mang lại nền sản xuất nông nghiệp bền vững theo xu thế của thị trường. 

Nông nghiệp hữu cơ: Xu hướng mới gia tăng giá trị nông sản
Nông nghiệp hữu cơ: Xu hướng mới gia tăng giá trị nông sản

VOV.VN - Việc nhân rộng các mô hình sử dụng phân bón hữu cơ không những nâng cao sản lượng, giúp nông dân tiết kiệm chi phí mà còn giúp cải tạo đất, bảo vệ môi trường.

Nông nghiệp hữu cơ: Xu hướng mới gia tăng giá trị nông sản

Nông nghiệp hữu cơ: Xu hướng mới gia tăng giá trị nông sản

VOV.VN - Việc nhân rộng các mô hình sử dụng phân bón hữu cơ không những nâng cao sản lượng, giúp nông dân tiết kiệm chi phí mà còn giúp cải tạo đất, bảo vệ môi trường.

Khởi nghiệp thành công nhờ chế biến nông sản hữu cơ
Khởi nghiệp thành công nhờ chế biến nông sản hữu cơ

VOV.VN - Bằng việc liên kết với nông dân tạo ra những sản phẩm chất lượng, ngày càng nhiều thanh niên ở tỉnh Đắk Nông đã khởi nghiệp thành công, vươn lên làm giàu cho bản thân và cộng đồng.

Khởi nghiệp thành công nhờ chế biến nông sản hữu cơ

Khởi nghiệp thành công nhờ chế biến nông sản hữu cơ

VOV.VN - Bằng việc liên kết với nông dân tạo ra những sản phẩm chất lượng, ngày càng nhiều thanh niên ở tỉnh Đắk Nông đã khởi nghiệp thành công, vươn lên làm giàu cho bản thân và cộng đồng.