Hiệu quả Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS Gia Lai

VOV.VN - Nhờ nguồn vốn từ Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, chất lượng cuộc sống người dân và hạ tầng ở vùng dân tộc thiểu số ở nhiều địa phương trong tỉnh Gia Lai đã có bước đầu thay đổi.

Bà Huỳnh Thị Tư, Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Phú Thiện cho biết, những năm qua, từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, địa phương đã triển khai đào tạo nghề, phối hợp với Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Gia Lai kết nối lao động với doanh nghiệp có nhu cầu, tổ chức xuất khẩu lao động đi nước ngoài. 

Từ nguồn vốn này, tại xã Chư A Thai, từ đầu năm 2023 đến nay, xã có 14 lao động đi làm việc ở Đài Loan với mức thu nhập 18 - 20 triệu đồng/tháng. Cùng với đó, có hàng chục lao động cũng được kết nối làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài huyện với mức thu nhập hàng tháng từ 5 đến 9 triệu đồng.

Từ nay tới 2030, mỗi năm, tỉnh phấn đấu giải quyết việc làm mới cho 7.000 - 8.000 lao động, trong đó có 1.500 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng. Bởi giải quyết việc làm cho người lao động, đặc biệt ở vùng dân tộc thiểu số là giải pháp quan trọng giúp giảm nghèo bền vững.

Cùng với tạo việc làm, nguồn vốn từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 cũng giúp hạ tầng giao thông tại vùng dân tộc thiểu số được đầu tư, nâng cấp. Theo Ban Dân tộc tỉnh Gia Lai, riêng đối với Dự án đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, tỉnh được phân bổ nguồn kinh phí hơn 160,7 tỷ đồng, tỉnh Gia Lai đã giải ngân gần 109,3 tỷ đồng, đạt 67,99% kế hoạch. Trong đó, tỉnh đã ưu tiên đầu tư xây dựng các công trình giao thông nông thôn phục vụ sản xuất, kinh doanh và dân sinh, nhà sinh hoạt cộng đồng; trường, lớp đạt chuẩn, các công trình hạ tầng quy mô nhỏ khác do cộng đồng đề xuất; cứng hoá đường liên xã.

Từ nguồn vốn này, năm 2023, huyện nghèo Chư Păh được phân bổ vốn 11 tỷ đồng, làm tuyến đường lên xã Đắk Tơ Ve đi xã Hà Tây, với chiều dài 10 km, rộng 5,5 m. Ông Cao Phi Văn, Chủ tịch UBND xã Đăk Tơ Ve, huyện Chư Păh cho biết: "Bà con xã Đăk Tơ Ve vô cùng phấn khởi vì nhờ đường xá thuận lợi mà việc vận chuyển nông sản và giao lưu kinh tế - xã hội của người dân vùng sâu được thuận lợi hơn". 

Còn tại huyện Krông Pa, để tạo thuận lợi cho người dân buôn Ia Sóa (xã Krông Năng) đi vào khu sản xuất tập trung, năm 2022, huyện đầu tư hơn 1,48 tỷ đồng làm con đường giao thông nội đồng với chiều dài hơn 1 km. Năm 2023, huyện tiếp tục bố trí kinh phí hơn 1,6 tỷ đồng đầu tư làm thêm một tuyến đường khác vào khu sản xuất tập trung của người dân buôn Ia Sóa.

Tỉnh Gia Lai hiện có 44 dân tộc cùng sinh sống, trong đó đồng bào DTTS chiếm hơn 46% dân số. Toàn tỉnh có 176/220 xã, phường, thị trấn thuộc vùng đồng bào DTTS và miền núi, cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế, đời sống bà con còn nhiều khó khăn. Vì vậy, triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, tỉnh đã chú trọng đến việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện cho các địa phương thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Theo đó, Chương trình thực hiện tại tỉnh tỉnh bao gồm 27 nhiệm vụ với 3 dự án, 8 tiểu dự án và 16 nội dung. Tuy nhiên, tỷ lệ giải ngân của chương trình vẫn chưa đạt kết quả như mong đợi.

Năm 2023, từ nguồn vốn đầu tư của Chương trình, Gia Lai phấn đấu 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã được bê tông hóa hoặc nhựa hóa; 86,6% số trường, lớp học được xây dựng kiên cố; 92% người đồng bào DTTS được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh...; ưu tiên đầu tư cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo tại địa bàn các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới để tăng khả năng tiếp cận với các nhu cầu xã hội cơ bản, giảm tỷ lệ các hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh.

Cũng như các địa phương, việc thực hiện chương trình tại Gia Lai cũng gặp nhiều khó khăn, vì nhiều lý do chủ quan và khách quan. Tại hội nghị chuyên đề đánh giá việc triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Trương Hải Long yêu cầu UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường kiểm tra, giám sát, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân nguồn vốn; kịp thời tháo gỡ khó khăn và chịu trách nhiệm về kết quả giải ngân của từng dự án; yêu cầu UBND các huyện, thị xã, thành phố khẩn trương hỗ trợ nhà ở cho dân; bố trí ngân sách địa phương thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ được hỗ trợ nhằm đảm bảo đời sống cho người dân.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Uỷ ban Dân tộc gặp mặt 143 học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số tiêu biểu
Uỷ ban Dân tộc gặp mặt 143 học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số tiêu biểu

VOV.VN - Chiều nay (25/12), tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc tổ chức gặp mặt đoàn học sinh, sinh viên, thanh niên dân tộc thiểu số xuất sắc, tiêu biểu năm 2023. Đây là một trong những hoạt động trong khuôn khổ lễ tuyên dương năm 2023 do Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức trong 2 ngày hôm nay và ngày mai (26/12).

Uỷ ban Dân tộc gặp mặt 143 học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số tiêu biểu

Uỷ ban Dân tộc gặp mặt 143 học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số tiêu biểu

VOV.VN - Chiều nay (25/12), tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc tổ chức gặp mặt đoàn học sinh, sinh viên, thanh niên dân tộc thiểu số xuất sắc, tiêu biểu năm 2023. Đây là một trong những hoạt động trong khuôn khổ lễ tuyên dương năm 2023 do Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức trong 2 ngày hôm nay và ngày mai (26/12).

Thừa Thiên Huế bảo tồn văn hóa truyền thống vùng dân tộc thiểu số
Thừa Thiên Huế bảo tồn văn hóa truyền thống vùng dân tộc thiểu số

VOV.VN - Huyện vùng cao A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế là vùng đất giàu truyền thống cách mạng với nhiều di tích lịch sử văn hóa, di tích chiến tranh cách mạng tiêu biểu. Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, huyện A Lưới đã có nhiều nỗ lực bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp.

Thừa Thiên Huế bảo tồn văn hóa truyền thống vùng dân tộc thiểu số

Thừa Thiên Huế bảo tồn văn hóa truyền thống vùng dân tộc thiểu số

VOV.VN - Huyện vùng cao A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế là vùng đất giàu truyền thống cách mạng với nhiều di tích lịch sử văn hóa, di tích chiến tranh cách mạng tiêu biểu. Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, huyện A Lưới đã có nhiều nỗ lực bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp.

Người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số ở Bình Thuận nói hay, làm giỏi
Người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số ở Bình Thuận nói hay, làm giỏi

VOV.VN - Sáng 22/12, tại TP. Phan Thiết, diễn ra Hội nghị biểu dương, tôn vinh điển hình tiến tiến là người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Bình Thuận năm 2023. Có 87 đại biểu là người có uy tín tiêu biểu đại diện cho trên 100.000 đồng bào dân tộc thiểu số trong cộng đồng 35 dân tộc anh em trong toàn tỉnh Bình Thuận về dự hội nghị. 

Người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số ở Bình Thuận nói hay, làm giỏi

Người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số ở Bình Thuận nói hay, làm giỏi

VOV.VN - Sáng 22/12, tại TP. Phan Thiết, diễn ra Hội nghị biểu dương, tôn vinh điển hình tiến tiến là người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Bình Thuận năm 2023. Có 87 đại biểu là người có uy tín tiêu biểu đại diện cho trên 100.000 đồng bào dân tộc thiểu số trong cộng đồng 35 dân tộc anh em trong toàn tỉnh Bình Thuận về dự hội nghị.