Cạnh tranh không lành mạnh ngày càng tinh vi

(VOV)-Để chiếm lĩnh thị trường, không ít doanh nghiệp sẵn sàng cạnh tranh không lành mạnh, thậm chí kinh doanh trái pháp luật…

Số liệu thống kê của Tổng cục Thuế cho thấy, hiện cả nước có hơn 9.000 doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam. Trong số này, có nhiều doanh nghiệp hoạt động tích cực và hiệu quả, đóng góp đáng kể vào sự phát triển của nền kinh tế đất nước.

Tuy nhiên, những năm gần đây, thực trạng cạnh tranh thiếu lành mạnh ở nhiều doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài diễn ra ngày càng nhiều với các hình thức chuyển giá như: nâng giá trị mua bán nguyên vật liệu đầu vào, bán thành phẩm, dịch vụ... tạo nên tình trạng lỗ giả lãi thật, gây thất thu ngân sách, khiến nhiều doanh nghiệp Việt Nam phải rút khỏi liên doanh, doanh nghiệp trở thành 100% vốn đầu tư nước ngoài.

Thực trạng này không chỉ làm thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp mà còn tạo ra tình trạng cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường, ảnh hưởng đến hoạt động của nhiều doanh  nghiệp Việt Nam.

Ông Nguyễn Văn Việt, Chủ tịch Hiệp hội Bia-rượu-nước giải khát Việt Nam cho rằng, nền kinh tế thị trường không thể thiếu cạnh tranh. Tuy nhiên, chỉ có cạnh tranh lành mạnh mới giúp các doanh nghiệp hỗ trợ lẫn nhau và cùng nhau phát triển. Ngược lại, các hành vi cạnh tranh thiếu lành mạnh sẽ khiến doanh nghiệp tẩy chay  nhau, làm mất uy tín của thương hiệu và giảm lòng tin với người tiêu dùng.

“Trong cạnh tranh không lành mạnh sẽ xảy ra việc xâm phạm quyền lợi của người tiêu dùng. Người tiêu dùng phải có sự lựa chọn, phân biệt được những sản phẩm có ích lợi cho người tiêu dùng và cho xã hội. Những sản phẩm chân chính đóng góp cho ngân sách, sẽ tạo ra chất lượng tốt, giá cả tương đương”- ông Việt cho biết.

Theo ông Lương Văn Tự, nguyên Thứ trưởng Bộ Thương mại, phần lớn các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài hoạt động hiệu quả, tuân thủ pháp luật của Việt Nam và được Việt Nam đối xử công bằng như các doanh nghiệp trong nước. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng xuất hiện tình trạng, một số nhà đầu tư lại dùng thủ thuật chuyển giá, báo lỗ và không thực hiện đầy đủ chính sách thuế của Nhà nước. Để đảm bảo cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp thì cần hoàn chỉnh các hàng rào kỹ thuật phù hợp với cam kết quốc tế để bảo vệ sản xuất. Thay vì chạy theo mục tiêu lợi nhuận, các doanh nghiệp Việt Nam cần tôn trọng người tiêu dùng, chiếm lĩnh lòng tin của người tiêu dùng đối với hàng hóa Việt.

Ông Tự cho rằng, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là một trong những cách thức để duy trì và bảo vệ môi trường kinh doanh lành mạnh của các doanh nghiệp trong nước: “Cạnh tranh là một quy luật cho xã hội hàng hóa phát triển. Cần phải có biện pháp để ngăn chặn cạnh tranh không đúng mức, gây rối thị trường và không lành mạnh. Để đảm bảo cạnh tranh lành mạnh đã có Luật Cạnh tranh, còn với người tiêu dùng cũng đã có Luật về người tiêu dùng. Các doanh nghiệp cần đăng ký thương hiệu của mình và quảng bá thương hiệu để người tiêu dùng hiểu về sản phẩm và chọn sản phẩm”.

Theo ông Trần Anh Sơn, Phó Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công Thương, hành vi cạnh tranh không lành mạnh diễn ra ngày càng phức tạp và tinh vi. Do vậy, để tồn tại và phát triển, doanh nghiệp cần hiểu rõ luật và phương thức cạnh tranh để đối phó với những hành vi vi phạm Luật cạnh tranh. Đó là những hành vi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh, áp đặt giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý, gây thiệt hại cho khách hàng.

Để hạn chế tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, ông Trần Anh Sơn cho rằng,  doanh nghiệp, người tiêu dùng và cơ quan chức năng phải liên kết chặt chẽ: “Cái thiếu nhất của doanh nghiệp là các thông tin cụ thể. Những thông tin này nhiều khi phát sinh từ bản thân các doanh nghiệp, họ e ngại trong việc cung cấp. Không ít doanh nghiệp ngại cung cấp thông tin chính xác cho chúng tôi để giúp xử lý kịp thời. Chúng tôi rất cần sự hỗ trợ của cộng đồng doanh nghiệp, phát hiện và cung cấp kịp thời những thông tin có dấu hiệu vi phạm về pháp luật cạnh tranh không lành mạnh để phối hợp xử lý nghiêm minh”.

Các chuyên gia kinh tế cho rằng, để hạn chế tình trạng cạnh tranh không lành mạnh cần phải hoàn chỉnh các hàng rào kỹ thuật phù hợp với cam kết quốc tế để bảo vệ sản xuất; tăng cường năng lực của các cơ quản lý để kiểm tra, kiểm soát và xử lý nghiêm những doanh nghiệp vi phạm Luật Cạnh tranh, bán phá giá, làm hàng nhái, chuyển giá và chuyển thuế. Các doanh nghiệp cần phối hợp cung cấp thông tin về tình trạng cạnh tranh không lành mạnh với cơ quan chức năng để từ đó có chế tài xử lý nghiêm minh, nhằm bảo vệ uy tín của doanh nghiệp và quyền lợi của người tiêu dùng./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Doanh nghiệp Nhật Bản không sợ cạnh tranh ở Việt Nam
Doanh nghiệp Nhật Bản không sợ cạnh tranh ở Việt Nam

(VOV) -Theo khảo sát của JETRO, vấn đề về đối thủ cạnh tranh chưa đáng chú ý đối với các DN Nhật Bản.

Doanh nghiệp Nhật Bản không sợ cạnh tranh ở Việt Nam

Doanh nghiệp Nhật Bản không sợ cạnh tranh ở Việt Nam

(VOV) -Theo khảo sát của JETRO, vấn đề về đối thủ cạnh tranh chưa đáng chú ý đối với các DN Nhật Bản.

Pinaco bị tố vi phạm Luật cạnh tranh
Pinaco bị tố vi phạm Luật cạnh tranh

(VOV)TGĐ Công ty PINACO xác nhận có ban hành văn bản nội bội gửi tới các nhà phân phối, đại lý của công ty không nhận hàng của Enimac.

Pinaco bị tố vi phạm Luật cạnh tranh

Pinaco bị tố vi phạm Luật cạnh tranh

(VOV)TGĐ Công ty PINACO xác nhận có ban hành văn bản nội bội gửi tới các nhà phân phối, đại lý của công ty không nhận hàng của Enimac.

Hà Nội gần “đội sổ” trong xếp hạng năng lực cạnh tranh
Hà Nội gần “đội sổ” trong xếp hạng năng lực cạnh tranh

(VOV) - Hà Nội đứng ở vị trí thứ 51 và TP HCM đứng vị trí thứ 13 trong xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 2012.

Hà Nội gần “đội sổ” trong xếp hạng năng lực cạnh tranh

Hà Nội gần “đội sổ” trong xếp hạng năng lực cạnh tranh

(VOV) - Hà Nội đứng ở vị trí thứ 51 và TP HCM đứng vị trí thứ 13 trong xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 2012.

Ý kiến Luật sư về vụ PINACO bị tố vi phạm Luật Cạnh tranh
Ý kiến Luật sư về vụ PINACO bị tố vi phạm Luật Cạnh tranh

(VOV) -Theo Luật sư Lê Trung Hiếu (Văn phòng Luật sư Thành Vinh), Công ty PINACO đã vi phạm Điều 4 và Điều 8 của Luật Cạnh tranh.

Ý kiến Luật sư về vụ PINACO bị tố vi phạm Luật Cạnh tranh

Ý kiến Luật sư về vụ PINACO bị tố vi phạm Luật Cạnh tranh

(VOV) -Theo Luật sư Lê Trung Hiếu (Văn phòng Luật sư Thành Vinh), Công ty PINACO đã vi phạm Điều 4 và Điều 8 của Luật Cạnh tranh.

PINACO phản hồi về cáo buộc vi phạm Luật cạnh tranh
PINACO phản hồi về cáo buộc vi phạm Luật cạnh tranh

(VOV) -PINACO xin rút kinh nghiệm để sản xuất kinh doanh ngày càng hiệu quả, cạnh tranh lành mạnh và tuân thủ đúng pháp luật.

PINACO phản hồi về cáo buộc vi phạm Luật cạnh tranh

PINACO phản hồi về cáo buộc vi phạm Luật cạnh tranh

(VOV) -PINACO xin rút kinh nghiệm để sản xuất kinh doanh ngày càng hiệu quả, cạnh tranh lành mạnh và tuân thủ đúng pháp luật.

Nóng bỏng cạnh tranh mía nguyện liệu ở Gia Lai
Nóng bỏng cạnh tranh mía nguyện liệu ở Gia Lai

(VOV) -Nông dân vừa phải đối phó việc mía cháy diễn ra phức tạp vừa gặp rất nhiều khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm.

Nóng bỏng cạnh tranh mía nguyện liệu ở Gia Lai

Nóng bỏng cạnh tranh mía nguyện liệu ở Gia Lai

(VOV) -Nông dân vừa phải đối phó việc mía cháy diễn ra phức tạp vừa gặp rất nhiều khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm.